Sao y và công chứng khác nhau như thế nào?

2024/05/20

LuậtKhác

 
 Sao y và công chứng là hai khái niệm khác nhau trong thủ tục giấy tờ pháp lý. Do đó, cần phân biệt rõ chúng để tránh làm sai giấy tờ, ảnh hưởng đến các thủ tục pháp lý liên quan.

Sao y là gì?

Sao y là việc chủ thể thẩm quyền thực hiện việc tạo ra một hoặc nhiều bản sao có nội dung đầy đủ và chính xác như bản gốc hoặc bản chính; tuân theo thể thức và kỹ thuật quy định. Tại khoản 10 Điều 3 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định bản sao y như sau: Trong Nghị định này, những từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

10. Bản sao y là bản sao đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản, được trình bày theo thể thức và kỹ thuật quy định.”

Căn cứ Khoản 10 Điều 3; khoản 1 Điều 25 Nghị định 30/2020/NĐ-CP, sao y bao gồm các hình thức: 

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản giấy; được thực hiện bằng việc chụp từ bản gốc/bản chính văn bản giấy sang giấy.

- Sao y từ văn bản điện tử sang văn bản giấy; được thực hiện bằng việc in từ bản gốc văn bản điện tử ra giấy.

- Sao y từ văn bản giấy sang văn bản điện tử; được thực hiện bằng việc số hóa văn bản giấy và ký số của cơ quan, tổ chức.

Khách hàng có thể cần bản sao y với mục đích xác nhận thông tin đúng và hợp pháp. Hay phục hồi thông tin nếu bản gốc bị mất hoặc hỏng. Hoặc để cung cấp bằng chứng pháp lý khi cần thiết.

Từ mục đích của việc sao y bản chính có thể thấy được có rất nhiều trường hợp cần sao y. Khách hàng có thể cần sao y khi nộp hồ sơ xin việc, học tập, kết hôn… Hay mua bán hoặc chuyển nhượng bất động sản; ký kết các hợp đồng và thỏa thuận pháp lý.

Và cũng có thể là xác nhận quyền thừa kế tài sản.

Tùy từng yêu cầu, các trường hợp cần sao y bản chính cũng sẽ khác nhau và đa dạng.

Công chứng là gì?

Theo Luật Công chứng 2014, “công chứng là việc công chứng viên xác nhận tính xác thực và hợp pháp của các văn bản như hợp đồng, giao dịch dân sự, hay đảm bảo tính chính xác, không vi phạm pháp luật và không vi phạm chuẩn mực đạo đức xã hội của các văn bản dịch thuật tiếng nước ngoài sang tiếng Việt hoặc ngược lại” .

Trong đó: Công chứng viên là những người có đủ tiêu chuẩn để đảm nhiệm vị trí tại tổ chức hành nghề công chứng;

Tổ chức hành nghề công chứng được thành lập và hoạt động theo Luật Công chứng bao gồm: phòng công chứng và văn phòng công chứng. 
 

Việc công chứng giấy tờ, tài liệu có thể bắt buộc theo quy định của pháp luật hoặc theo yêu cầu của các cá nhân.

Ví dụ: Ông A bán một mảnh đất cho ông B. Ông A và ông B cần đến văn phòng công chứng để công chứng hợp đồng mua bán đất.

Như vậy, có thể phân biệt bản sao y và công chứng khác nhau như sau:

- Sao y là việc cơ quan, tổ chức có thẩm quyền căn cứ vào bản chính để chứng thực bản sao là đầy đủ, chính xác nội dung của bản gốc hoặc bản chính văn bản. Chẳng hạn như: sao y căn cước công dân, chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu,... Cho nên bản sao y là một bản sao có chứng thực.

- Công chứng là chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch dân sự khác bằng văn bản. Chẳng hạn như: công chứng di chúc, chuyển nhượng quyền sử dụng đất,... Cho nên bản công chứng là văn bản được công nhận tính xác thực.

Bản sao y và công chứng có giá trị như nhau không?

Bản sao y bản chính có giá trị sử dụng thay cho bản chính đã dùng để đối chiếu chứng thực trong các giao dịch. 

Bản công chứng có giá trị sử dụng thay cho bản chính trong một số giao dịch bắt buộc.
Tham khảo:https://thuvienphapluat.vn/hoi-dap-phap-luat/839D5D3-hd-ban-sao-y-va-cong-chung-khac-nhau-nhu-the-nao.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ