Điều kiện CIF trong Incoterm 2020 là gì? Cách sử dụng trong Xuất - Nhập khẩu

2024/05/23

ThuếLuậtHảiquan

Điều kiện CIF-Cost, Insurance and Freight (Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí) trong incoterm 2020 được sử dụng nhiều trong thương mại quốc tế. Vậy điều kiện CIF là gì, 2 bên mua bán cần lưu ý những gì khi sử dụng điều khoản CIF. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ về trách nhiệm, rủi ro, chi phí và lưu ý cần biết.

Câu hỏi tình huống: “Doanh nghiệp V ký hợp đồng mua hàng điều kiện CIF với công ty TNHH Maniko mặt hàng khí gas điều hòa, số lượng dự kiến 1cont * 40HC. Cảng bốc: Cảng Yokohama – Cảng dỡ: Hải Phòng. Với điều kiện ký kết trên hợp đồng CIF này trách nhiệm, rủi ro và chi phí của 2 bên mua bán cần lưu ý gồm những gì?”

Tình huống trên là vấn đề được nhiều doanh nghiệp quan tâm khi lựa chọn điều kiện thanh toán phù hợp trong mua bán ngoại thương. Để hiểu rõ điều kiện CIF là gì, bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ trên các phương diện sau.

1. Khái niệm điều kiện CIF (Cost-insurance and freight)

CIF – Cost, Insurance and Freight (Tiền hàng, Bảo hiểm và Cước phí) là điều kiện mà người bán giao hàng cho người mua trên tàu. Rủi ro mất mát hoặc hư hỏng được chuyển giao từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao lên tàu. Tuy nhiên, khác với CFR, trong điều kiện CIF, người bán hàng phải chịu chi phí thuê tàu, bảo hiểm đến cảng dỡ hàng.

Điều kiện CIF chỉ áp dụng với vận tải đường biển và thủy nội địa

CIF = FOB + F + I Hoặc CIF = CFR + I

Cách viết trên hợp đồng: CIF + [Cảng đến quy định]+ Phiên bản Incoterms sử dụng

Ví dụ: CIF, Haiphong Port Incoterms 2020 (Như vậy bạn sẽ hiểu cảng Hải Phòng tại cảng nhập khẩu.)

2. Phân tích chi tiết về các điều khoản CIF trong incoterm

2.1. Trách nhiệm của mỗi bên khi thực hiện điều kiện CIF

Quy trình vận tải một lô hàng từ kho người bán tới kho người mua cơ bản gồm những đầu việc cố định, 2 bên mua bán sẽ đàm phán lại về các đầu việc mỗi bên thực hiện cụ thể như sau:

Trách nhiệm thực hiện trong điều kiện CIF

Người bán 

Người mua 

Sản xuất đóng gói hàng hóa theo thỏa thuận ghi nhận trên hợp đồng ngoại thương

    √


Vận chuyển hàng hóa từ kho người bán tới cảng xuất tập kết chờ bốc hàng lên phương tiện vận chuyển

    √


Chuẩn bị giấy phép xuất khẩu, và những giấy phép khác theo yêu cầu của người mua

    √


Làm thủ tục thông quan xuất khẩu tại cảng xuất, phát hành bộ chứng từ gồm: hợp đồng, hóa đơn, phiếu đóng gói hàng hóa ….

    √


Thuê vận tải quốc tế trở hàng từ cảng bốc hàng (port of loading) – Cảng dỡ hàng (port of discharge)

    √


Mua bảo hiểm vận tải quốc tế từ cảng bốc tới cảng dỡ

    √


Chuẩn bị giấy phép làm thủ tục thông quan nhập khẩu


  √

Vận tải nội địa từ càng nhập về kho mở hàng


  √

Nhập kho tiêu thụ hàng hóa 


  √



2.2. Phân chia chi phí giữa các bên mua bán trong điều kiện giao nhận CIF

Trong điều kiện giao nhận CIF người bán và người mua sẽ phân chia chi phí tương ứng theo trách nhiệm 2 bên thực hiện như sau:

Chi phí vận chuyển cho lô hàng trong điều kiện CIF 

Người bán 

Người mua 

Sản xuất đóng gói hàng hóa 


Chi phí chuẩn bị bao bì, tem nhãn hàng hóa 


Chi phí thuê vận tải nội địa từ kho tới cảng xuất


Chi phí chuẩn bị giấy phép thông quan xuất khẩu theo thỏa thuận và chính sách mặt hàng 


Chi phí thuế xuất khẩu nếu có 


Chi phí bốc xếp hàng lên tàu tại cảng xuất 


Chi phí thuê vận tải quốc tế từ cảng xuất tới cảng nhập 


Chi phí mua bảo hiểm vận tải quốc tế (thường với mức thấp nhất)


Chi phí thông quan nhập khẩu tại cảng nhập 


Chi phí chuẩn bị giấy phép tại cảng nhập khẩu theo chính sách mặt hàng 


Chi phí thuế nhập khẩu 


Chi phí vận tải nội địa từ cảng nhập về kho 


√ 

Chi phí bốc xếp hàng tại kho ở cảng nhập khẩu 


Các chi phí liên quan tới việc nhập kho tiêu thụ hàng hóa 


2.3. Điểm chuyển giao rủi ro tại điều kiện CIF

Điểm chuyển giao rủi ro trong điều kiện CIF là thời điểm người bán kết thúc rủi ro người và người mua tiếp nhận rủi ro đó từ người bán. Tại CIF nơi chuyển giao rủi ro là khi hàng được giao thành công trên boong tàu của người bán tại cảng xuất.

Những rủi ro cần biết khi sử dụng điều kiện CIF trong vận tải quốc tế

Người mua tiếp nhận rủi ro về hàng hóa ngay khi hàng được bốc lên boong tàu tại cảng xuất điều này có nghĩa là mọi rủi ro về việc mất mát và hư tổn hàng hóa liên quan tới vận chuyển sẽ do người mua chịu. Người mua muốn hạn chế rủi ro này sẽ yêu cầu người bán mua bảo hiểm vận tải hàng hóa cho mình hưởng, mức độ cao thấp do 2 bên thỏa thuận.

Nếu không có quy định gì thêm trong hợp đồng ngoại thương, người bán có thể mua bảo hiểm với quyền lợi nhỏ nhất (Loại C).

Lưu ý:
  • Người bán chỉ mua bảo hiểm đường biển thay cho người mua, sau đó họ gửi đơn bảo hiểm cho người mua cùng toàn bộ.
  • Nếu người mua muốn người bán chịu toàn bộ rủi ro liên quan tới vận chuyển hàng hóa giao tới nơi nhận hàng được khuyên nên mua hàng với điều kiện nhóm D cụ thể là DAT hoặc DAP.

3. Những lưu ý khi sử dụng điều kiện CIF

Điều kiện CIF chỉ áp dụng cho phương thức giao hàng bằng đường biển và đường thủy nội địa.

Khi sử dụng nhiều hơn một phương thức vận tải, thường sẽ là trường hợp hàng hóa được bàn giao cho một hãng vận chuyển tại nhà ga container, trường hợp này nên sử dụng CIP thay vì CIF.

Trong CIF Incoterm 2020, hai cảng rất quan trọng
  • Cảng nơi hàng hóa được giao trên tàu
  • Cảng được thỏa thuận là điểm đến của hàng hóa.
Rủi ro chuyển từ người bán sang người mua khi hàng hóa được giao cho người mua bằng cách đặt chúng lên tàu tại cảng giao hàng. Tuy nhiên, người bán phải ký hợp đồng vận chuyển hàng hóa từ khi giao hàng đến điểm đến đã thỏa thuận. Các bên nên xác định chính xác nhất điểm tại cảng đích được đặt tên. Người bán phải lập một hợp đồng vận chuyển hàng hóa đến cảng giao hàng đã được thỏa thuận trong hợp đồng mua bán.

Ví dụ: Trong trường hợp, hàng hóa được vận chuyển thông qua một số hãng vận tải cho các chặng khác nhau. Đầu tiên, hàng hóa được trung chuyển từ Hồng Kong đến Thượng Hải, sau đó lên một tàu biển từ Thượng Hải đến Tokyo

Câu hỏi đặt ra: Liệu rủi ro chuyển từ người bán sang người mua tại Hồng Kong hay tại Thượng Hải: việc giao hàng diễn ra ở đâu?
  • Nếu 2 bên không có thỏa thuận riêng thì rủi rỏ được người bán chuyển giao cho người mua là sau khi giao hàng đã thông quan xuất khẩu lên boong tàu tại cửa khẩu xuất đầu tiên. Vậy nơi chuyển giao rủi ro chính là cảng Hong Kong.
  • Nếu các bên muốn rủi ro chuyển nhượng ở giai đoạn sau (Thượng Hải), các bên cần xác định rõ điều này trong hợp đồng mua bán. Người bán cũng phải ký hợp đồng mua bảo hiểm cho hàng hóa từ cảng giao hàng đến cảng đích. Điều này có thể gây khó khăn khi quốc gia đích yêu cầu mua bảo hiểm tại nước sở tại: trong trường hợp này, các bên nên xem xét mua bán theo CFR. Nếu người bán chịu chi phí theo hợp đồng vận chuyển liên quan đến việc dỡ hàng tại điểm quy định tại cảng đích, thì người bán không có quyền thu hồi các chi phí đó riêng biệt với người mua trừ khi có thỏa thuận khác giữa các bên.
CIF yêu cầu người bán làm thủ tục hải quan xuất khẩu, vậy nên họ không có nghĩa vụ phải làm thủ tục TQNK khi hàng tới cảng nhập hoặc quá cảnh qua nước thứ 3.

4. Khi nào nên mua bán hàng hóa với điều kiện CIF

Một số lưu ý khi sử dụng điều kiện mua bán nhóm CIF.

Người bán nên bán với điều kiện CIF trong trường hợp

  • Trường hợp người bán muốn hạn chế việc chịu rủi ro liên quan tới vận chuyển hàng tới cảng nhập do người mua chỉ định nhưng có thể mua được cước vận tải quốc tế với giá tốt sẽ được khuyên nên bán hàng với giá CIF giúp gia tăng tỉ suất lợi nhuận.
  • Khi bán hàng điều kiện CIF người bán sẽ chủ động trong việc thuê phương tiện cũng như thời gian vận chuyển
  • Trong các trường hợp mua bán 3 bên người bán dành quyền chủ động giao hàng với điều kiện CIF sẽ giúp người bán chủ động trogn việc giao nhận hàng hóa.
  • Bán hàng giá CIF giúp người bán gia tăng cạnh tranh về giá với những người bán khác.

Là người mua bạn không nên mua hàng giá CIF trong các trường hợp

  • Hàng hóa giá trị cao, cần sự bảo hiểm đặc biệt người mua muốn người bán chịu mọi rủi ro tới khi vận chuyển tại nơi giao hàng,trường hợp này nên chọn điều kiện DAT hoặc DAP thay thế.
  • Nếu nhận được chào giá CIF người mua thấy người bán làm giá cước biển chưa tốt bằng người mua làm, trong khi điểm chuyển giao rủi ro là tại cảng bốc hàng (cảng xuất) vậy người mua nên sử dụng điều kiện FOB thay vì CIF
  • Người mua muốn dành quyền chủ động thuê vận tải quốc tế
  • Nhiều trường hợp người mua là nhà phân phối nhập khẩu mua hàng từ người bán sau đó giao hàng cho nhiều người mua khác thì không nên dùng điều kiện CIF.
Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/dieu-kien-cif

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ