So sánh cách tính Thuế Doanh Nghiệp & Thuế Hộ Kinh doanh (Phần 1)

2024/06/07

ThuếTNDN

I. KHÁI NIỆM DOANH NGHIỆP, HỘ KINH DOANH

1. Công ty, doanh nghiệp là gì? 

  • Doanh nghiệp là mô hình kinh doanh do một hoặc nhiều cá nhân góp vốn để thành lập, có tư cách pháp nhân (trừ doanh nghiệp tư nhân) và hoạt động dưới sự quản lý của nhà nước. Trong đó:Đại diện pháp nhân của doanh nghiệp là người đại diện pháp luật của doanh nghiệp
  • Đại diện pháp lý của doanh nghiệp là con dấu của doanh nghiệp;
  • Mọi giao dịch của doanh nghiệp chỉ được xác nhận khi có chữ ký của người đại diện pháp luật và đóng dấu tròn của doanh nghiệp.

2. Hộ kinh doanh là gì? 

  • Hộ kinh doanh (HKD) là mô hình kinh doanh do một cá nhân hay các thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập, chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ và chịu trách nhiệm dưới sự quản lý của nhà nước.
  • Lưu ý:
  • Trường hợp các thành viên của hộ gia đình cùng đăng ký thành lập hộ kinh doanh thì cần ủy quyền cho một thành viên làm đại diện. Cá nhân đăng ký hộ kinh doanh hay người được các thành viên hộ gia đình bầu ra để ủy quyền làm đại diện cho hộ sẽ là chủ hộ kinh doanh.

II. QUY ĐỊNH VỀ ĐĂNG KÝ DOANH NGHIỆP, ĐĂNG KÝ HỘ KINH DOANH

1. Đăng ký doanh nghiệp

  • Doanh nghiệp hoặc người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính hợp pháp, chính xác và trung thực của các thông tin đã đăng ký trong hồ sơ cũng như các báo cáo của doanh nghiệp;
  • Những tranh chấp giữa các thành viên hoặc cổ đông cần được giải quyết xong trước khi nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh;
  • Không cần đóng dấu cho giấy đề nghị đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Tiến hành đóng dấu với các tài liệu khác theo quy định pháp luật có liên quan khi đăng ký doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp có thể được thành lập bởi cá nhân hoặc tổ chức và được nhà nước bảo hộ theo quy định của pháp luật;Căn cứ theo Nghị định 01/2021/ NĐ-CP, người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp có nghĩa vụ:
  • Thực hiện các hồ sơ đăng ký doanh nghiệp một cách đầy đủ và kịp thời;
  • Công khai các thông tin về việc thành lập và hoạt động của doanh nghiệp;
  • Công khai các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan.
  • Khi cá nhân, tổ chức đăng ký thành lập doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh và các cơ quan khác không được quyền gây trở ngại khi tiếp nhận hồ sơ, đồng thời phải giải quyết hồ sơ đăng ký cho doanh nghiệp.

2. Đăng ký hộ kinh doanhKhi được cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, hộ kinh doanh phải hoạt động theo đúng quy định tại Nghị định 01/2021/NĐ-CP.

  • Điều kiện để được cấp giấy chứng nhận đăng ký thành lập hộ kinh doanh gồm:
  • Ngành nghề đăng ký kinh doanh không thuộc nhóm ngành nghề bị cấm;
  • Tên hộ kinh doanh được đặt theo đúng quy định tại Điều 88 Nghị định 01/2021/NĐ-CP (*);
  • Nộp đủ lệ phí theo quy định khi đăng ký hộ kinh doanh.
    • (*) Tên hộ kinh doanh cần đảm bảo:
    • >> Bao gồm 2 thành tố theo thứ tự sau:
    • Thành tố thứ nhất là cụm từ “Hộ kinh doanh”;
    • Thành tố thứ 2 là tên riêng, được đặt theo các quy định sau:Được viết bằng những chữ cái trong bảng tiếng Việt, các chữ F, J, Z, W, có thể kèm theo chữ số hoặc ký hiệu;
    • Không được vi phạm truyền thống lịch sử, đạo đức, văn hóa, thuần phong mỹ tục của dân tộc Việt Nam.

III. CÁCH TÍNH THUẾ DOANH NGHIỆP VÀ THUẾ KHOÁN HỘ KINH DOANH

1. Cách tính thuế doanh nghiệp Về cơ bản, các loại thuế doanh nghiệp phải nộp bao gồm:

  • Thuế môn bài (lệ phí môn bài);
  • Thuế giá trị gia tăng (thuế GTGT);
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp (thuế TNDN);
  • Thuế thu nhập cá nhân (thuế TNCN).

1.1. Thuế môn bài Thuế môn bài của doanh nghiệp sẽ được đóng theo vốn điều lệ đã đăng ký khi thành lập công ty. Theo đó, tùy vào mức vốn mà doanh nghiệp tự xác định số tiền thuế môn bài cần phải đóng cho mỗi năm. 

  • Cụ thể:
    • Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp Mức lệ phí môn bài cần nộp
    • Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp từ 10 tỷ đồng trở xuống. 2.000.000 đồng/năm
    • Vốn điều lệ/vốn góp kinh doanh của doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng. 3.000.000 đồng/năm

1.2. Thuế giá trị gia tăng (GTGT) ➤ Trường hợp áp dụng phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên doanh thu:

  • Công thức tính thuế GTGT phải nộp:
  • Tiền thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
  • Dưới đây là thông tin về thuế suất thuế GTGT áp dụng cho ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp khi kê khai theo phương pháp trực tiếp:
  • STT Danh mục áp dụng cho ngành nghề kinh doanh Tỷ lệ % áp dụng tính thuế GTGT
  • Kinh doanh phân phối và cung cấp hàng hóa. 1%
  • Kinh doanh dịch vụ, xây dựng chưa bao thầu nguyên vật liệu. 5%
  • Kinh doanh sản xuất, vận tải, các dịch vụ bao gồm hàng hóa, xây dựng đã bao gồm bao thầu nguyên vật liệu. 3%
  • Các hoạt động kinh doanh khác. 2%
Ví dụ:
Trong quý 4/2023, công ty Anpha hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ như sau:
Bán buôn, bán lẻ bàn ghế - xuất 200 hóa đơn bán hàng. Tổng tiền của 200 hóa đơn là 400 triệu đồng;
Dịch vụ tư vấn thành lập doanh nghiệp - xuất 200 hóa đơn bán hàng. Tổng tiền của 200 hóa đơn là 800 triệu đồng.
→ Số thuế GTGT công ty Anpha phải nộp trong quý 4/2023 được xác định như sau:Đối với doanh thu bán bàn ghế: 400 triệu x 1% = 4 triệu đồng;
Đối với doanh thu dịch vụ tư vấn: 800 triệu x 5% = 40 triệu đồng.
➤ Trường hợp áp dụng phương pháp khấu trừ:
Công thức tính thuế GTGT phải nộp:
Tiền thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra x Thuế GTGT đầu vào (được khấu trừ)
Ví dụ:
Ngày 28/10/2023, công ty Anpha bán một bộ bàn ghế với giá chưa thuế là 20 triệu đồng, thuế GTGT ở mức 10% là 2 triệu đồng (20 triệu x 10%).
Ngày 30/10/2023, công ty Anpha xuất bán bộ bàn ghế khác cho khách hàng với giá bán chưa thuế là 22 triệu đồng, thuế GTGT ở mức 10% là 2.2 triệu đồng (22 triệu x 10%).
→ Tiền thuế GTGT cuối kỳ phải nộp = 2.2 triệu - 2 triệu = 200.000 đồng.

1.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) Trong năm, doanh nghiệp có phát sinh thu nhập thì thuế TNDN sẽ được tính trên khoản lợi nhuận sau khi đã trừ các chi phí phát sinh trong năm. Cụ thể như sau:

Tiền thuế TNDN phải nộp = Lợi nhuận x Thuế suất
Trong đó, lợi nhuận (phần thu nhập tính thuế TNDN) được xác định như sau:
Thu nhập tính thuế TNDN = Doanh thu kinh doanh - Giá vốn kinh doanh - Chi phí kinh doanh

Ví dụ:
Năm 2023, công ty Anpha có:
Doanh thu là 500 triệu đồng;
Giá vốn bán hàng là 150 triệu đồng;
Các loại chi phí khi phát sinh doanh thu (chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp) là 50 triệu đồng.→ Thuế TNDN phải nộp năm 2023 = (500 triệu - 150 triệu - 50 triệu ) x 20% = 60 triệu đồng.

1.4. Thuế thu nhập cá nhân (TNCN) Là loại thuế mà doanh nghiệp cần nộp thay cho người lao động khi họ làm việc tại công ty và có phát sinh thuế phải nộp.

Công thức tính thuế TNCN trong trường hợp này:
Tiền thuế TNCN phải nộp = Thu nhập tính thuế TNCN x Thuế suất
Trong đó:
Thu nhập tính thuế TNCN = Tổng thu nhập - Các khoản giảm trừ - Bảo hiểm bắt buộc
Các khoản giảm trừ và bảo hiểm bắt buộc của cá nhân thường bao gồm:
Giảm trừ gia cảnh bản thân và người phụ thuộc: Bản thân: 11 triệu đồng/người/tháng;
Người phụ thuộc: 4.4 triệu đồng/người/tháng.
Bảo hiểm bắt buộc: Bảo hiểm xã hôi, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp và bảo hiểm nghề nghiệp trong một số lĩnh vực đặc biệt.
https://ketoananpha.vn/thue-doanh-nghiep-va-thue-ho-kinh-doanh.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ