Thần Kukunochi - Mộc thần - Gắn liền với quá trình tạo hóa của thiên nhiên

2024/07/30

NhậtBản-Vănhóa

1. Thần Kukunochi là vị thần như thế nào?

Cổ Sự Ký là cuốn sách cổ ghi chép lại những câu chuyện, giải thích một cách dễ hiểu về sự tồn tại và phát triển của thần thoại Nhật Bản. Trong Cổ Sự Ký có ghi chép rằng thần Kukunochi là một vị Mộc Thần được sinh ra bởi 2 vị thần là thần Izanakivà thần Izanami. Để hiểu rõ hơn về vị Mộc Thần này, chúng ta hãy cùng đi qua những trang lịch sử trong thần thoại Nhật Bản nhé! Kukunochi là sự kết hợp 2 ý nghĩa chính là cây cối và thần.

2. Tên và sức mạnh của thần Kukunochi

2.1 Tên của thần Kukunoshi

Trong sách Cổ Sự Ký: Thần Kukunotachi - 久久能智神(ククノチノカミ)

Trong Nhật Bản Thư kỷ: Thần Kukunochi - 句句廼馳(ククノチ)

Tên gọi khác:

  • Thần Kukunotachi - 久久能遅神(ククノチノカミ)
  • Thần Kinooya - 木祖神(キノオヤガミ)
  • Thần Yafune kukunochinomikoto  -  屋船久久遅命(ヤフネククノチノミコト)

Ngoải ra, theo lịch sử thì thần Kukunochi còn được gọi là thần cây, thần nước, thần rừng, thần khai hoang,...

2.2 Sức mạnh của thần Kukunochi

  • Giải hạn, giải trừ vận xấu
  • Khai mở đất nước và lãnh thổ
  • Bảo vệ khu rừng ở miền núi

3. Vị thần chi phối sức mạnh sinh mệnh của cây cối, thiên nhiên

Thần Kukunochi là vị thần của cây cối. Tuy nhiên, vị thần này không chỉ đơn giản là linh hồn của cây cối, mà còn là sự thần thánh hóa sức sống nguyên thủy của trái đất. Trong Cổ Sự Ký, thần Kukunochi là vị thần được sinh ra bởi 2 vị thần là thần Izanakivà thần Izanami. Sau khi thần Kukunochi được sinh ra, thì thần núi Oyamazumi và thần đồng cỏ Kayanohime cũng đã được sinh ra.

Thần Kukunochi là vị thần được sinh ra trước thần Oyamazuni và thần Kayanohime cho nên tương truyền rằng đây là vị thần ẩn chứa sức mạnh sinh mệnh bao gổm cả núi rằng thông qua màu xanh của lá cây. Chữ [Kuku] trong tên của thần Kukunochi là từ thể hiện cuống hay thân của cây đang ngày càng phát triển mạnh mẽ. Còn từ [Chi] là từ toát lên vẻ nam tính của thần. Nhờ vào sức mạnh sinh mệnh mạnh mẽ, từ đó thần Kukunochi phát huy sức mạnh tâm linh nuôi dưỡng cây cối phát triển.

Ở  Nhật Bản có nhiều ngôi đền thờ các vị thần cây và thần rừng. Từ thời xa xưa, cây cối được coi như vật thể trung gian để các vị thần trên trời giáng trần. Đây cũng là những cây cổ thụ ở đền thờ, ngoài ra cũng có nhiều loại cây được thờ phụng như là cây thiêng như cây tuyết tùng, cây long não, cây zelkova, cây hoa anh đào, cây sơn trà, cây sồi,... Theo quan niệm rằng thần Kukunochi là vị thần chi phối cây cối và được coi là nguồn sức sống cho những cây cổ thụ này.

Ngôi đền Tarumaeyama nằm ở thành phố Tomakomai, Hokkaido là ngôi đền được xây dựng trong thời kỳ sơ khai giai đoạn đầu Minh Trị, khi khai hoang vùng núi Tarumae và vùng đất hoang xung quanh. Ngôi đền này thờ 3 vị thần là thần Oyamazuni (vị thần cai quản núi non), thần Kayanohime no koto (vị thần cai quản vùng đất hoang) và thần Kukunochi (vị thần cai quản cây cối). Ly do xây dựng ngôi đền là để cầu mong sự yên bình và phát triển vùng đất nơi đây.

Vị thần Kukunochi là một vị thần với nguồn sức mạnh của mình làm vùng đất cây cối của Nhật Bản trở nên xanh tốt. Và được người dân tôn thờ là vị thận của rừng núi. 

4. Những ngôi đền thờ vị thần Kukunochi

  • Tarumaezan-Jinja Shrine - 6-49 Takaoka, Thành phố Tomakomai, Hokkaido
  • Kinomiya Shrine - 737 Watase, Kamikawa-cho, Kodama-gun, tỉnh Saitama
  • Sugihara Shrine - 3166 Kuroda, Yao-cho, Thành phố Toyama, Tỉnh Toyama
  • Shitomijinja Okouchi Shrine - 1-13 Tsujikuru, Thành phố Ise, Tỉnh Mie
  • Kuchi Shrine - 3-14-30 Shimoyamaguchi, Yamaguchi-cho, Thành phố Nishinomiya, Tỉnh Hyogo
Kinomiya Shrine

5. Những thông tin khác về vị thần Kukunochi

5.1 Có lẽ là một câu chuyện vĩ đại trong Cổ Sự Ký

Thực ra thì, bốn vị thần được sinh ra đều có câu chuyện trong cuốn Cổ Sự Ký. Vị thần gió (Phong Thần) đầu tiên là vị thần Shinatsuhiko - vị thần mang hơi thở của gió trong giai đoạn sau khi khai sinh ra đất nước Oyashima chẳng còn gì và giai đoạn chỉ có sương mù ban mai. Ngoài ra, thần cây (Mộc Thần) là vị thần Kukunochi, chính nhờ vị thần này đã cho mọi người biết đến Phong Thần qua những làn gió đung đưa qua những tán cây. Tiếp đến là thần núi (Sơn Thần) là vị thần Ohoyamatsumi, rừng núi, cây cối phát triển tốt, tượng trưng cho sự phát triển của đất nước chính là đặc trưng của Sơn Thần này. Cuối cùng là thần đất chính là thần Kamiyaomiu. Nơi đây là nơi trung tâm của 3 yếu tố tạo nên một đất nước: núi và thảo nguyên. 

Do đó, có sự ra đời của 4 vị thần tương đương 4 yếu tố chính tạo nên đất nước là gió, cây, rừng, đất.

5.2 Có sử dụng nền tảng trong Nhật Bản Thư Kỷ hay không?

Bối cảnh ra đời của Mộc thần Kukunochi cũng giống như phần đầu của chương số 6 trong cuốn Nhật Bản Thư Kỷ. Bố cục của Nhật Bản Thư Kỷ được sắp xếp theo trình tự như Cổ Sự Ký. Điểm chính ở đây, dù là vị thần nào đi chăng nữa, mỗi một vị thần đều góp vai trò cần thiết cho sự phát triển của nước Oyashima. Do đó, trong tương lai của đất nước Mizuho cũng cần những vị thần như thế này. Vai trò như thế cũng nêu bật lên trong giai đoan quan trọng của đất nước.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ