Thuế khoán hộ kinh doanh: Mức đóng và cách tính chi tiết

2024/07/19

ThuếGTGT ThuếTNCN ThuếTNDN

Thuế khoán là tiền thuế và các khoản thu thuộc ngân sách nhà nước mà hộ kinh doanh phải nộp theo phương pháp khoán. Vậy mức thuế khoán hộ kinh doanh bao nhiêu? Cách tính thuế khoán hộ kinh doanh như thế nào? Xem ngày bài viết sau để biết chi tiết.

I. Khi nào hộ kinh doanh phải nộp thuế khoán?

Căn cứ theo Khoản 1 Điều 7 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì các hộ kinh doanh không thuộc trường hợp nộp thuế theo phương pháp kê khai và không thuộc trường hợp nộp thuế theo từng lần phát sinh theo hướng dẫn tại Điều 5, Điều 6 Thông tư 40/2021/TT-BTC thì sẽ nộp thuế theo phương pháp khoán.
Căn cứ tại điều 8 Nghị định 126/2020/NĐ-CP tại Bộ luật Quản lý thuế, hộ kinh doanh cá thể cần phải nộp các loại thuế là thuế môn bài, thuế giá trị gia tăng (GTGT) và thuế thu nhập cá nhân (TNCN).

II. Mức đóng thuế khoán hộ kinh doanh

1. Đối với thuế môn bài

Theo Thông tư 65/2020/TT-BTC thì mức thuế đối với hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân kinh doanh như sau:
  • Hộ kinh doanh có mức doanh thu bình quân trên 500 triệu đồng/năm thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 1.000.000 đồng/năm.
  • Hộ kinh doanh có mức doanh thu bình quân trên 300 triệu đồng/năm thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 500.000 đồng/năm.
  • Hộ kinh doanh có mức doanh thu bình quân trên 100 đến 300 triệu đồng/năm thì mức thuế khoán môn bài cả năm là 300.000 đồng/năm.
* Lưu ý: Một số trường hợp được miễn phí thuế môn bài gồm: 
  • Các cá nhân, hộ gia đình kinh doanh không có địa điểm kinh doanh cố định; không hoạt động thường xuyên theo Bộ Tài chính.
  • Hộ gia đình, cá nhân, nhóm cá nhân, có doanh thu dưới 100 triệu đồng/năm.
  • Cá nhân. các cá nhân, hộ gia đình, sản xuất muối và tổ chức nuôi trồng, đánh bắt thủy hải sản, dịch vụ hậu cần nghề cá.
  • Miễn lệ phí môn bài đối với cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình lần đầu thành lập hoặc ra hoạt động kinh doanh, sản xuất.

2. Đối với thuế GTGT và thuế TNCN

Mức mức thuế khoán hộ kinh doanh sẽ được căn cứ vào doanh thu. Cụ thể sẽ được tính theo công thức sau:

Số thuế GTGT phải nộp = Doanh thu tính thuế GTGT x Tỷ lệ thuế GTGT
Số thuế TNCN phải nộp = Doanh thu tính thuế TNCN x Tỷ lệ thuế TNCN
Dưới đây là bảng tỷ lệ % tính thuế khoán cho từng ngành nghề bạn có thể tham khảo:

TT

Danh mục ngành nghề

Thuế suất thuế GTGT

Thuế suất thuế TNCN

1

Phân phối, cung cấp hàng hóa

 

 

– Hoạt động bán buôn, bán lẻ các loại hàng hóa (trừ giá trị hàng hóa đại lý bán đúng giá hưởng hoa hồng);

1%

0,5%

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán;

– Hoạt động phân phối, cung cấp hàng hóa không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

0,5%

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại, chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền cho hộ khoán gắn với mua hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

2

Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu

 

 

– Dịch vụ lưu trú gồm: Hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú ngắn hạn cho khách du lịch, khách vãng lai khác; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú dài hạn không phải là căn hộ cho sinh viên, công nhân và những đối tượng tương tự; hoạt động cung cấp cơ sở lưu trú cùng dịch vụ ăn uống hoặc các phương tiện giải trí;

5%

2%

– Dịch vụ bốc xếp hàng hóa và hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải như kinh doanh bến bãi, bán vé, trông giữ phương tiện;

– Dịch vụ bưu chính, chuyển phát thư tín và bưu kiện;

– Dịch vụ môi giới, đấu giá và hoa hồng đại lý;

– Dịch vụ tư vấn pháp luật, tư vấn tài chính, kế toán, kiểm toán; dịch vụ làm thủ tục hành chính thuế, hải quan;

– Dịch vụ xử lý dữ liệu, cho thuê cổng thông tin, thiết bị công nghệ thông tin, viễn thông; quảng cáo trên sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số;

– Dịch vụ hỗ trợ văn phòng và các dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác;

– Dịch vụ tắm hơi, massage, karaoke, vũ trường, bi-a, internet, game;

– Dịch vụ may đo, giặt là; cắt tóc, làm đầu, gội đầu;

– Dịch vụ sửa chữa khác bao gồm: sửa chữa máy vi tính và các đồ dùng gia đình;

– Dịch vụ tư vấn, thiết kế, giám sát thi công xây dựng cơ bản;

– Các dịch vụ khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

– Xây dựng, lắp đặt không bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

– Hoạt động cung cấp dịch vụ không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

2%

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định;

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác;

– Cho thuê tài sản gồm:

5%

5%

+ Cho thuê nhà, đất, cửa hàng, nhà xưởng, kho bãi trừ dịch vụ lưu trú;

+ Cho thuê phương tiện vận tải, máy móc thiết bị không kèm theo người điều khiển;

+ Cho thuê tài sản khác không kèm theo dịch vụ;

– Làm đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, bán hàng đa cấp;

5%

– Khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác.

3

Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu

 

 

– Sản xuất, gia công, chế biến sản phẩm hàng hóa;

3%

1,5%

– Khai thác, chế biến khoáng sản;

– Vận tải hàng hóa, vận tải hành khách;

– Dịch vụ kèm theo bán hàng hóa như dịch vụ đào tạo, bảo dưỡng, chuyển giao công nghệ kèm theo bán sản phẩm;

– Dịch vụ ăn uống;

– Dịch vụ sửa chữa và bảo dưỡng máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, ô tô, mô tô, xe máy và xe có động cơ khác;

– Xây dựng, lắp đặt có bao thầu nguyên vật liệu (bao gồm cả lắp đặt máy móc, thiết bị công nghiệp);

– Hoạt động khác thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 10%;

– Hoạt động không chịu thuế GTGT, không phải khai thuế GTGT, thuộc diện chịu thuế GTGT 0% theo pháp luật về thuế GTGT;

1,5%

– Hoạt động hợp tác kinh doanh với tổ chức thuộc nhóm ngành nghề này mà tổ chức có trách nhiệm khai thuế GTGT đối với toàn bộ doanh thu của hoạt động hợp tác kinh doanh theo quy định.

4

Hoạt động kinh doanh khác

 

 

– Hoạt động sản xuất các sản phẩm thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;

2%

1%

– Hoạt động cung cấp các dịch vụ thuộc đối tượng tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ với mức thuế suất thuế GTGT 5%;

– Hoạt động khác chưa được liệt kê ở các nhóm 1, 2, 3 nêu trên;

III. Hướng dẫn hộ kinh doanh kê khai nộp thuế khoán

Việc kê khai nộp thuế khoán hộ kinh doanh phải thức hiện từ ngày 20/11 đến ngày 05/12 hàng năm. Cụ thể, các bước thực hiện như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ
  • Hồ sơ kê khai thuế cho từng lần phát sinh bao gồm:Tờ khai thuế theo mẫu số 01/CNKD ban hành kèm theo Thông tư 40/2021/TT-BTC.
  • Bản sao hợp đồng kinh doanh cung cấp hàng hóa, dịch vụ cùng nghề với hoạt động kinh doanh của hộ khoán.
  • Bản sao của biên bản nghiệm thu và thanh lý hợp đồng.
  • Bảng kê hàng hóa trao đổi, mua bán của cư dân biên giới nếu là hàng cư dân biên giới nhập khẩu; Bảng kê thu mua hàng nông sản nếu là hàng hóa nông sản trong nước; cá nhân kinh doanh trong nước; tài liệu liên quan để minh chứng là hàng hóa do cá nhân tự cung cấp, sản xuất.
  • Tìm hiểu thêm:[Cập nhật] Hướng dẫn cách xuất hóa đơn cho hộ kinh doanh cá thể hiện nay
Bước 2: Nộp hồ sơ khai thuế
  • Hộ kinh doanh thực hiện nộp hồ sơ kê khai thuế khoán tại:UBND xã, phường, thị trấn: Đối với hộ kinh doanh thực hiện kê khai theo phương pháp khoán và nộp trước 05/12 hàng năm
  • Đội thuế LXP hoặc bộ phận một cửa: Trong trường hợp hộ kinh doanh mới bắt đầu kinh doanh hoặc thay đổi phương pháp kê khai và nộp trước ngày thứ 10 kể từ ngày bắt đầu kinh doanh hoặc từ ngày thay đổi
  • Lưu ý khi kê khai nộp thuế đối với hộ khoán

Một số lưu ý khi hộ kinh doanh thực hiện kê khai thuế khoán:

  • Thực hiện kê khai ngành nghề kinh doanh theo Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam được quy định tại Quyết định 27/2018/QĐ-TTG
  • Hộ khoán có nhu cầu sử dụng hóa đơn cho khách hàng thì cần cơ yêu cầu cơ quan thuế cấp hóa đơn cho từng lần giao dịch. Đồng thời, phải lưu trữ, xuất trình cho cơ quan thuế các hóa đơn, chứng từ, hợp đồng và hồ sơ chứng minh về hàng hoá, dịch vụ hợp pháp khi yêu cầu cấp hóa đơn theo từng lần giao dịch. Trường hợp kinh doanh tại các chợ biên giới, cửa khẩu, hoặc khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam, hộ kinh doanh phải lưu trữ và xuất trình các tài liệu khi cơ quan quản lý nhà nước yêu cầu.
  • Doanh thu và mức thuế khoán của hộ kinh doanh sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế cấp theo từng lần giao dịch sẽ không được tính vào doanh thu và mức thuế khoán được xác định từ đầu năm.

IV. Những câu hỏi liên quan trong việc nộp thuế khoán cho hộ kinh doanh

1. Có được thay đổi mức thuế khoán của hộ kinh doanh hay không?

Có thể thay đổi được. Tuy nhiên, đối với cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh nộp thuế khoán có sự thay đổi hoạt động kinh doanh trong năm thì phải khai điều chỉnh, bổ sung để cơ quan thuế có cơ sở xác định lại mức thuế khoán, doanh thu khoán và các nội dung, thông tin khác về cá nhân kinh doanh, hộ kinh doanh cho thời gian còn lại của năm tính thuế.

2. Nếu nộp chậm hồ sơ khai thuế có bị phạt hay không?

Khi có hành vi nộp chậm hồ sơ khai thuế thì tùy thuộc vào thời gian quá hạn là bao lâu mà người nộp thuế sẽ bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng.

Trên đây là những thông tin về cách tính thuế khoán cho hộ kinh doanh mà AGS chia sẻ tới bạn đọc. Hy vọng những thông tin này sẽ góp phần giúp bạn khi cần tính các loại thuế của hộ kinh doanh. Bên cạnh đó, bạn có thể truy cập vào AGS để tìm hiểu thêm nhiều thông tin liên quan khác.

*Thông tin khác

Thông tin ứng tuyển và Hướng dẫn

Nguồn: https://www.meinvoice.vn/tin-tuc/17722/cach-tinh-thue-khoan-ho-kinh-doanh/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ