Current ratio - Tỷ số thanh toán hiện hành

2024/07/19

TintứcTàichính

1. Tỷ số thanh toán hiện hành (Current ratio) là gì?

Current ratio hay còn được biết đến là tỷ số thanh toán hiện hành, tỷ lệ thanh toán ngắn hạn. Đây là một chỉ số cho biết tỉ số giữa tài sản lưu động hiện có và nợ ngắn hạn, phản ánh khả năng hiện tại của doanh nghiệp trong việc thanh toán các khoản nợ ngắn hạn đó. 

2. Cách tính current ratio

Current Ratio = (Current Assets) / (Current Liabilities) ⇔ Tỷ số thanh toán hiện hành = Tài sản ngắn hạn/Nợ ngắn hạn

Trong đó: 

  • Các giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn sẽ dựa trên số liệu của trong bảng báo cáo tài chính trong một kỳ kế toán.
  • Tài sản ngắn hạn là các tài sản có thể chuyển đổi thành tiền mặt trong vòng 12 tháng, bao gồm tiền mặt, tiền gửi ngân hàng, các khoản phải thu, hàng tồn kho,... và các tài sản lưu động được dùng trong sản xuất (nguyên, nhiên, vật liệu, các sản phẩm dở dang,…)
  • Nợ ngắn hạn là các khoản nợ phải trả trong vòng 12 tháng, bao gồm các khoản vay ngắn hạn, các khoản phải trả người bán,...

3. Ý nghĩa của current ratio

Kết quả tính toán của Current ratio có giá trị quan trọng đối với doanh nghiệp, là một trong những chỉ số giúp các nhà quản trị có cái nhìn khách quan nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp qua các kỳ hoạt động, phản ánh khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp

Kết quả Current ratio sẽ cho biết số tài sản ngắn hạn hiện tại của công ty có đủ để chi trả cho các khoản nợ ngắn hạn hay không. Tỷ lệ này càng cao thì khả năng thanh toán các khoản nợ ngắn hạn của doanh nghiệp càng tốt. 

Thông thường, một current ratio từ 1,5 đến 2 được coi là lý tưởng. Điều này có nghĩa là doanh nghiệp có đủ tài sản lưu động để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn trong vòng 12 tháng với mức an toàn cao

4. Một số yếu tổ ảnh hưởng đến current ratio

Tuy nhiên, việc đánh giá chỉ số current ratio là cao hay thấp còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, chẳng hạn như:

Lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực sản xuất thường có current ratio thấp hơn các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại. 

Chu kỳ kinh doanh của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh ngắn thường có current ratio cao hơn các doanh nghiệp có chu kỳ kinh doanh dài. 

Chính sách quản lý tài chính của doanh nghiệp: Các doanh nghiệp có chính sách quản lý tài chính thận trọng thường có current ratio cao hơn các doanh nghiệp có chính sách quản lý tài chính mạo hiểm.

Nguồn: https://www.dsc.com.vn/kien-thuc/current-ratio-la-gi-cach-tinh-va-y-nghia-cua-he-so-nay

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ