Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, nhiều người thường phải đối mặt
với quyết định quan trọng về hình thức tổ chức và phạm vi hoạt động của doanh
nghiệp. Một câu hỏi phổ biến mà nhiều chủ hộ kinh doanh đặt ra là liệu họ có thể
mở thêm chi nhánh hoặc thành lập doanh nghiệp tư nhân trong khi vẫn đứng tên hộ
kinh doanh hiện tại. Sự khác biệt giữa hộ kinh doanh và doanh nghiệp tư nhân,
cùng với những quy định pháp lý liên quan, có thể ảnh hưởng lớn đến khả năng mở
rộng và phát triển của hoạt động kinh doanh. Trong bài viết này công ty kế toán AGS sẽ
chia sẻ về chủ đề "Người đứng tên hộ kinh doanh có thể mở thêm chi nhánh hay thành lập
doanh nghiệp tư nhân không?". Bây giờ chúng ta cùng tìm hiểu rõ hơn về chủ
đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Người đứng tên hộ kinh doanh có thể mở thêm chi nhánh hay thành lập doanh nghiệp tư nhân không?
Theo khoản 2 và khoản 3 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều
80. Quyền thành lập hộ kinh doanh và nghĩa vụ đăng ký hộ kinh doanh
1. Cá
nhân, thành viên hộ gia đình là công dân Việt Nam có năng lực hành vi dân sự
đầy đủ theo quy định của Bộ luật Dân sự có quyền thành lập hộ kinh doanh theo
quy định tại Chương này, trừ các trường hợp sau đây:
a) Người chưa thành
niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi
dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang
bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù,
đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở
giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề
hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của
pháp luật có liên quan.
2. Cá nhân, thành viên hộ gia đình quy định tại
khoản 1 Điều này chỉ được đăng ký một hộ kinh doanh trong phạm vi toàn quốc và
được quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư
cách cá nhân.
3. Cá nhân, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công
ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn
lại."
Đối chiếu quy định trên, như vậy, trường hợp của bạn được quyền góp
vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp với tư cách cá nhân.
Nhưng
không được đồng thời là chủ doanh nghiệp tư nhân, thành viên hợp danh của công
ty hợp danh trừ trường hợp được sự nhất trí của các thành viên hợp danh còn
lại.
2. Chủ hộ kinh doanh đăng ký hộ kinh doanh có phải chịu trách nhiệm đối với các hoạt động kinh doanh của mình không?
Theo khoản 4 Điều 81 Nghị định 01/2021/NĐ - CP quy định như sau:
"Điều
81. Quyền và nghĩa vụ của chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình tham gia
đăng ký hộ kinh doanh
1. Chủ hộ kinh doanh thực hiện các nghĩa vụ về
thuế, các nghĩa vụ tài chính và các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh
theo quy định của pháp luật.
2. Chủ hộ kinh doanh đại diện cho hộ kinh
doanh với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn,
người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án và các quyền và
nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
3. Chủ hộ kinh doanh có thể
thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
Trong trường hợp này, chủ hộ kinh doanh, các thành viên hộ gia đình tham gia
đăng ký hộ kinh doanh vẫn chịu trách nhiệm đối với các khoản nợ và nghĩa vụ
tài sản khác phát sinh từ hoạt động kinh doanh.
4. Chủ hộ kinh doanh, các
thành viên hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với
các hoạt động kinh doanh của hộ kinh doanh.
5. Các quyền, nghĩa vụ khác
theo quy định của pháp luật."
Theo đó, chủ hộ kinh doanh, các thành viên
hộ gia đình tham gia đăng ký hộ kinh doanh chịu trách nhiệm đối với các hoạt
động kinh doanh của hộ kinh doanh.
3. Khi chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh có cần phải gửi thông báo cho cơ quan có thẩm quyền không?
Theo khoản 1 Điều 92 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:
"Điều 92.
Chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh
1. Khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ
kinh doanh phải gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ
quan đăng ký kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có
các giấy tờ sau đây:
a) Thông báo về việc chấm dứt hiệu lực mã số thuế
của Cơ quan thuế;
b) Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc
chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình
đăng ký hộ kinh doanh;
c) Bản gốc Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh
doanh.
2. Hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán đầy đủ các khoản nợ,
gồm cả nợ thuế và nghĩa vụ tài chính chưa thực hiện trước khi nộp hồ sơ chấm
dứt hoạt động hộ kinh doanh, trừ trường hợp hộ kinh doanh và chủ nợ có thỏa
thuận khác. Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện xem xét tính hợp lệ của hồ sơ
và ra thông báo về việc chấm dứt hoạt động của hộ kinh doanh cho hộ kinh
doanh."
Như vậy, khi chấm dứt hoạt động kinh doanh, hộ kinh doanh phải
gửi thông báo về việc chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh đến Cơ quan đăng ký
kinh doanh cấp huyện nơi đã đăng ký. Kèm theo thông báo phải có các giấy tờ
nêu trên.
Công ty kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng
bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để
cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.