Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Bài viết dưới đây chúng tôi
sẽ giới thiệu đến bạn đọc những đặc điểm dân cư của thủ đô Hà Nội, một trong
những nơi đáng thăm quan tại khu vực Đông Nam Á.
Cơ cấu dân số
Cơ cấu dân số theo giới tính của Hà Nội hiện nay tương đối cân bằng, số nữ
nhiều hơn số nam một ít. Trung bình toàn thành phố cứ 100 nữ thì có 97 nam,
hay tỉ số giới tính là nam giới chiếm 49,3% và nữ giới chiếm 50,7% tống số
dân. So với vùng đồng bằng sông Hồng thì cơ cấu giới tính của Hà Nội cao hơn
(96,7) song thấp hơn một chút so với cá nước (98,1 ).
Về cơ cấu dân số theo độ tuổi, theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở năm
2009, số người dưới 15 tuổi chiếm 23,0%, số người thuộc nhóm tuối từ 15 – 59
là 66,6%, còn số người từ 60 tuối trở lên là 10,4%. Như vậy, cơ cấu tuổi của
dân số Hà Nội đang có xu hướng già hoá, số trẻ em ít đi và số người già ngày
càng tăng lên, nguồn lao động tương đối dồi dào. Có thể coi đây là một lợi thế
đối với việc phát triển kinh tế – xã hội địa phương, nhưng mặt khác cũng là
một trở ngại lớn trong việc sắp xếp việc làm và nâng cao chất lượng cuộc sống
của người dân.
Hà Nội là địa bàn cư trú của người Kinh (chiếm khoảng 99%), ngoài ra còn là
nơi sinh sống của nhiều dân tộc anh em khác, chủ yếu là người Mường (tập trung
tại các huyện Ba Vì, Mĩ Đức, Quốc Oai), người Tày, người Nùng, người Dao và
một số dân tộc ít người khác. Môi dân tộc đều có những bản sắc riêng về phong
tục tập quán, tín ngưỡng và kinh nghiệm sản xuất.
Phân bố dân cư
Hà Nội có mật độ dân số trung bình là 1 .935 người/km2 (trong đó mật độ trung
bình các quận, thị xã là 7.447 người/km2, riêng các quận nội thành của Hà Nội
cũ là 11.950 người/km2, còn quận Hà Đông là 4.797 người/km và thị Xã Sơn Tây
là 1.110 người/km2, mật độ ở các huyện là 1.309 người/km2). Mật độ này cao gấp
7.4 lần so với mức trung bình của cả nước, gấp 1.5 lần mật độ dân số của vùng
đồng bằng sông Hồng và đứng thứ 2 sau TP. Hồ Chí Minh.Dân cư thành phố Hà Nội
phân bố không đều giữa các đơn vị hành chính. Ö các quận nội thành cũ cúa Hà
Nội, dân cư tập trung cao độ, trên một cây số vuông có tới trên 3,7 vạn người
sinh sống như quận Đống Đa, 2,8 – 2,9 vạn người như quận Hoàn Kiếm, Hai Bà
Trưng. Các quận nội thành là nơi tập trung các cơ quan, nhà máy, doanh nghiệp,
cửa hàng, chợ, các khu vực buôn bán. Đây cũng là nơi tổ chức, quản lí, điều
hành hệ thống kinh tế – xã hội của toàn thành phố.
Các huyện có mật độ dân số trung bình thấp hơn các quận, thị xã tới 5,7 lần,
thậm chí có nơi tới hơn 60 lần. Ví dụ, mức độ chênh lệch về mật độ dân số của
các huyện Ba Vì, Mĩ Đức so với quận Đống Đa tương ứng tới 64,5 và 42,0 lần
(năm 2009). Giữa các huyện, nơi có mật độ cao nhất là huyện Từ Liêm (5.240
người/km2), so với Ba Vì nơi có mật độ thấp nhất (583 người/km2) mức chênh
lệch cũng tới 9 lần.
Sự phân bố dân cư không đồng đều phụ thuộc vào các nhân tố tự nhiên (địa hình,
đất đai, nguồn nước,…) và các nhân tố kinh tế – xã hội (lịch sử phát triển, vị
trí địa kinh tế – chính trị, sự phát triển của nền kinh tế,…). Điều này có ảnh
hướng rất lớn tới việc bố trí lao động, giải quyết việc làm, mở mang ngành
nghề, khai thác lãnh thổ, cải thiện đời sống, nơi cư trú và tác động xấu đến
môi trường sinh thái (nước sạch, nhà ở giao thông, rác, nước thái,…).
Trên địa bàn toàn thành phố hiện có hai loại hình cư trú chủ yếu là thành thị
và nông thôn và thành,thị chiếm 42’3% tổng số dân, còn số dân nông thôn chiếm
57 7% số dân là dân thành thị, ở thị xã Sơn Tây là 53,4% với chức năng chủ yếu
là hành chính – chính trị, thương mại, dịch vụ, sản xuất công nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp. Đây cũng là nơi tập trung các viện nghiên cứu, các trường đại
học, cao đắng và dạy nghề; là nơi đặt trụ sớ của các cơ quan Trung ương cúa
Đảng, Nhà nước và thành phố, các tổ chức chính trị, xã hội, các cư quan đại
diện ngoại giao, tổ chức quốc tế và là nơi diễn ra các hoạt động đối nội, đối
ngoại quan trọng nhất của đất nước.
Hà Nội có 22 thị trấn ở 18 huyện với chức năng chủ yếu là đầu mối giao thông,
hạt nhân kinh tế, trung tâm văn hoá, hành chính, chính trị của huyện. Tỉ lệ
dân thành thị cúa nhiều huyện còn rất thấp. Các huyện Sóc Sơn, Hoài Đức, Thạch
Thất, Thường Tín và Mĩ Đức có tỉ lệ dân thành thị chí dưới 4% (riêng huyện Sóc
Sơn chỉ có 1,4%). Có 3 huyện với tỉ lệ dân thành thị từ 12% đến gần 15% là Gia
Lâm (14,4%), Chương Mĩ (12,7%) và Mê Linh (12,6%). Các huyện còn lại có tỉ lệ
dân thành thị từ 4,4% đến 8,1%.
Việc phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng cao và bền vững, đẩy mạnh công
nghiệp hoá, đô thị hoá ớ các huyện, hình thành các đô thị vệ tinh như Hoà Lạc,
Sơn Tây, Xuân Mai, Phú Xuyên, Phú Minh và Sóc Sơn sẽ góp phần tăng tí lệ dân
số thành thị của Hà Nội, xứng đáng là đô thị loại đặc biệt trực thuộc Trung
ương.
Nông thôn bao gồm 395 xã, là đơn vị hành chính cơ sở của nông thôn ngày nay.
Số dân nông thôn chiếm 57 7% tổng số dân toàn thành phố, trong đó ở các huyện
có tới 98,4% và thị xã Sơn Tây có 46,6% số dân là dân nông thôn. Vùng nông
thôn Hà Nội mới mở bên cạnh nông thôn Hà Nội cũ với các làng nghề cổ truyền
nổi tiếng từ bao đời: làng hoa, làng rau, các làng dệt, gốm, giấy, nay lại có
thêm các làng hoa mới (Mê Linh, Tiền Phong, Đông La, Thường Tín,…); các làng
rau, thực phẩm ở Thanh Trì, Gia Lâm, Đông Anh, Hoài Đức, Thanh Oai, Thường
Tín, Mê Linh; các làng nghề ớ Đan Phượng, Thanh Oai, Chương Mĩ, Hoài Đức và
còn các vùng trồng cây lương thực tập trung ở Sóc Sơn, Đông Anh, ứng Hoà,
Chương Mĩ, Phú Xuyên, Mĩ Đức, Ba Vì,…
Tính cách của người Hà Nội
Thanh lịch, nho nhã
Nội dung bài viết không đi về tâm lý, tính cách của mỗi con người. Nó chỉ phân
tích những đặc trưng cơ bản của người Hà Nội. Chắc hẳn bạn đã nghe qua câu
nói: Chẳng thơm cũng thể hoa nhài, dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An.
Người Tràng An ở đây ám chỉ người Hà Nội.
Không màu mè, phô trương, người Hà Nội chọn cho mình lối sống giản đơn, bình
dị. Họ từ tốn, chậm rãi trong giao tiếp và hành xử. Không hấp tấp, vội vàng
khi quyết định mọi thứ.
Không quá lời khi nói: người Hà Nội ứng xử văn minh, nho nhã. Họ thể hiện tính
thanh lịch trong lời ăn tiếng nói. Nhiều người cho rằng: liệu xã hội có đề cao
thái tính cách người Hà Nội. Không đâu, đấy hoàn toàn là sự thật.
Xã hội đã có nhiều thay đổi. Thế hệ trẻ ngày càng táo bạo trong nói năng và
hành động. Các em không còn giữ được vẻ bình tĩnh, điềm đạm cho riêng mình.
Một phần các em bị ảnh hưởng bởi lối sống hiện đại, một phần đến từ giáo dục
gia đình.
Không ganh đua, đấu tranh thiệt hơn
Phải trải nghiệm nhiều năm ở Hà Nội, bạn mới thấu hiểu tính cách người Hà Nội.
Những gia đình lâu đời ở Hà nội (từ 5 thế hệ trở lên), họ có nếp sống điển
hình. Từ sinh hoạt gia đình, cư xử giữa các thành viên, cho đến nuôi dạy con
cái. Cuộc sống người Hà Nội có phần bình an và chân thành. Họ không thích ganh
đua, hay đấu tranh thiệt hơn. Dễ dàng cho qua những mâu thuẫn vụn vặt. Biết
cách chấp nhận cuộc sống, mà không tìm cách luồn cúi.
Trong công việc, người Hà Nội có tinh thần trách nhiệm. Giải quyết công việc
có tình có lý. Họ không có thói quen đố kỵ, hay chèn ép người khác. Đây chính
là yếu tố làm nên tính cách thanh lịch cho người Hà Nội. Người Hà Nội không
quyết liệt trong công việc. Họ không cố đạt được chức tước, quyền lợi bằng mọi
cách.
Người Hà Nội cư xử tế nhị với những người xung quanh. Họ suy nghĩ mọi thứ theo
đường thẳng. Nghĩa là: đơn giản, thẳng thắn và chân thành. Họ không suy nghĩ
theo kiểu vòng vo, toan tính hay ấp ủ những ý định lâu dài. Người Hà Nội nghĩ
sao sống vậy. Họ không bao giờ làm việc mờ ám sau lưng người khác.
Lối sống của người Hà Nội
Coi trọng truyền thống gia đình
Tính cách đã nói lên phần nào lối sống của người Hà Nội. Người Hà Nội xưa có
lối sống tứ đại đồng đường. Nghĩa là: nhiều thế hệ sinh sống trong một ngôi
nhà. Bao gồm: ông bà, cha mẹ, con cái, cháu chắt,… 10-14 thành viên trong một
gia đình là chuyện bình thường. Điều này đã tôi luyện cho người Hà Nội đức
tính “kính trên nhường dưới”, hành xử tế nhịn, ăn nói lễ phép.
Xã hội hiện đại đã thay đổi quá nhiều, truyền thống văn hóa gia đình không còn
như xưa. Các thành viên trong gia đình có cuộc sống độc lập. Họ tôn trọng
quyền riêng tư của mỗi người, không ràng buộc nhau bởi lễ giáo phong kiến. Dù
không chung sống trong 1 ngôi nhà, nhưng người Hà Nội vẫn coi gia đình là trên
hết. Họ đoàn tụ vào những ngày cuối tuần, giỗ chạp, đầu xuân năm mới, hay các
sự kiện quan trọng của gia đình.
Khiêm tốn, khoan nhượng
Người Hà Nội không phô trương, hào nhoáng. Họ vẫn giữ nếp sống khiêm tốn,
khoan nhường. Không thể hiện thái quá năng lực, hay trình độ bản thân. Lúc nào
ở người Hà Nội cũng toát lên vẻ chậm rãi, nhẹ nhàng. Trong mọi hoạt động, họ
cho mình cách hành xử đơn giản nhất. Không làm lớn chuyện, nếu thấy không cần
thiết.
Người Hà Nội thân thiện, dễ gần. Dĩ nhiên điều này tùy từng người. Có người ít
nói, có người nói nhiều. Điều đó không đủ kết luận: người Hà Nội kiêu căng hay
khó gần. Chẳng qua họ không giải thích (trình bày) nhiều. Còn về bản chất, họ
rất chân thành. Lời nói của người Hà Nội có tính đảm bảo, họ không hay nói dối
(hoặc lừa gạt) người khác.
Người Hà Nội sống không toan tính, vụ lợi. Họ không nói chuyện theo kỉa mỉa
mai, châm biếm. Nếu không bằng lòng ở việc gì, một là họ nói thẳng. Hai là im
lặng, hoặc nói tránh nói giảm. Tuyệt đối không nói xấu hay dựng chuyện cho
người khác.
Trên đây là những nét đặc trưng nhất trong tính cách và nếp sống của người Hà
Nội. Phải tiếp xúc lâu dài, bạn mới thấu hiểu được con người Hà Nội. Mảnh đất
Thủ đô vốn dĩ xinh đẹp, nhỏ bé. Con người nơi đây chân thành và hòa nhã. Du
khách Quốc tế đặc biệt yêu quý người Hà Nội. Họ cho rằng: người Thủ đô thân
thiện, dễ gần, nhiệt tình trong giao tiếp và hành động.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bài viết có
thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công
việc. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác
và cơ hội việc làm tại AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://haufo.hanoi.gov.vn/van-hoa-du-lich/-/view_content/3890920-nguoi-ha-noi-net-dac-trung-trong-tinh-cach-va-loi-song.htmlhttps://trangphucdantocviet.blogspot.com/2015/06/co-cau-dan-so-va-phan-bo-dan-cu-cua-ha.html