Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ
Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Hợp tác xã có được miễn thuế
thu nhập doanh nghiệp hay không và hợp tác xã nhận được ưu đãi, hỗ trợ nào từ
Nhà nước?
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây
nhé.
1. Hợp tác xã là tổ chức nào?
Theo khoản 1 Điều 3 Luật Hợp tác xã 2012 quy định về hợp tác xã như sau:
"Điều
3. Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
1. Hợp tác xã là tổ chức kinh tế tập
thể, đồng sở hữu, có tư cách pháp nhân, do ít nhất 07 thành viên tự nguyện thành
lập và hợp tác tương trợ lẫn nhau trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, tạo việc
làm nhằm đáp ứng nhu cầu chung của thành viên, trên cơ sở tự chủ, tự chịu trách
nhiệm, bình đẳng và dân chủ trong quản lý hợp tác xã."
2. Hợp tác xã được hưởng chính sách ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước như thế nào?
Nhà nước thực hiện chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hợp tác xã được quy định
tại Điều 24 Nghị định 193/2013/NĐ-CP như sau:
- Chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lự: Nhà nước hỗ trợ kinh phí đào tạo chính quy, bồi dưỡng về chuyên môn nghiệp vụ, kỹ thuật đối với cán bộ quản lý hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên hợp tác xã.
- Chính sách xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường: Nhà nước hỗ trợ hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tham gia các triển lãm trong và ngoài nước; tổ chức các hội chợ, triển lãm dành riêng cho khu vực hợp tác xã; xây dựng thương hiệu, nhãn hiệu, xuất xứ hàng hóa, xây dựng và triển khai cổng thông tin điện tử, sàn giao dịch thương mại điện tử cho các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới
- Quỹ Phát triển khoa học và công nghệ quốc gia và cấp tỉnh hàng năm dành một phần kinh phí hỗ trợ các hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã đổi mới, ứng dụng công nghệ và thông báo kết quả thực hiện cho cơ quan quản lý nhà nước về hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
- Nhà nước hỗ trợ nghiên cứu khoa học công nghệ từ nguồn kinh phí sự nghiệp nghiên cứu khoa học công nghệ đối với hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có dự án nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
- Chính sách tiếp cận vốn và quỹ hỗ trợ phát triển hợp tác xã: Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, các bộ, ngành liên quan trình Thủ tướng Chính phủ hướng dẫn quy định này.
- Chính sách tạo điều kiện tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có đủ năng lực được ưu tiên tham gia các chương trình mục tiêu, chương trình phát triển kinh tế - xã hội sau đây:
- Các công trình xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa bàn và quản lý các công trình sau khi hoàn thành, kể cả các công trình chợ và công trình hạ tầng phục vụ phát triển cụm công nghiệp và cụm làng nghề ở nông thôn;
- Các dự án, chương trình phát triển kinh tế - xã hội khác trên địa bàn phù hợp với khả năng của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
- Chính sách thành lập mới hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã
- Sáng lập viên hợp tác xã được cung cấp miễn phí thông tin, tư vấn, tập huấn về quy định pháp luật hợp tác xã trước khi thành lập hợp tác xã;
- Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được hỗ trợ tư vấn xây dựng điều lệ, hướng dẫn và thực hiện các thủ tục thành lập, đăng ký và tổ chức hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.
Căn cứ quy định trên, ta thấy hợp tác xã được hưởng những ưu đãi từ Nhà nước
như: chính sách đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực, chính sách xúc tiến thương
mại, mở rộng thị trường, ứng dụng khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới,...
3. Thu nhập trồng trọt của Hợp tác xã có được miễn thuế thu nhập doanh nghiệp không?
Theo khoản 1 Điều 8 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 6
Thông tư 96/2015/TT-BTC) quy định về các loại thu nhập được miễn thuế như sau:
Thu nhập từ trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản,
sản xuất muối của hợp tác xã; Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh
vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có
điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập của doanh nghiệp từ trồng trọt, chăn nuôi,
nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn; Thu nhập từ hoạt động đánh bắt hải sản.
- Thu nhập từ trồng trọt (bao gồm cả sản phẩm rừng trồng), chăn nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản của hợp tác xã và của doanh nghiệp được ưu đãi thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này là thu nhập từ sản phẩm do doanh nghiệp, hợp tác xã tự trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng và thu nhập từ chế biến nông sản, thủy sản (bao gồm cả trường hợp hợp tác xã, doanh nghiệp mua sản phẩm nông sản, thủy sản về chế biến).
Thu nhập của sản phẩm, hàng hóa chế biến từ nông sản, thủy sản được ưu đãi
thuế (bao gồm ưu đãi về thuế suất, miễn giảm thuế) quy định tại Thông tư này
phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:
- Tỷ lệ giá trị nguyên vật liệu là nông sản, thủy sản trên chi phí sản xuất hàng hóa, sản phẩm (giá thành sản xuất hàng hóa, sản phẩm) từ 30% trở lên.
- Sản phẩm, hàng hóa từ chế biến nông sản, thủy sản không thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt, trừ trường hợp do Thủ tướng Chính phủ quyết định theo đề xuất của Bộ Tài chính.
Doanh nghiệp phải xác định riêng thu nhập sản phẩm, hàng hóa chế biến từ
nông sản, thủy sản để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
Thu
nhập miễn thuế tại Khoản này bao gồm cả thu nhập từ thanh lý các sản phẩm
trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng (trừ thanh lý vườn cây cao su), thu nhập
từ việc bán phế liệu phế phẩm liên quan đến các sản phẩm trồng trọt, chăn
nuôi, nuôi trồng, chế biến nông sản, thủy sản.
Sản phẩm từ trồng trọt,
chăn nuôi, nuôi trồng của hợp tác xã và của doanh nghiệp được xác định căn
cứ theo mã ngành kinh tế cấp 1 của ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản
quy định tại Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
- Thu nhập của hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp thực hiện ở địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được miễn thuế là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 3 Điều 18 Thông tư này.
Hợp tác xã hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp,
diêm nghiệp theo quy định tại khoản này và tại điểm f Khoản 3 Điều 19 Thông
tư này là hợp tác xã đáp ứng tỷ lệ về cung ứng sản phẩm, dịch vụ cho các
thành viên là những cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân có hoạt động sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp theo quy định của Luật Hợp
tác xã 2012 và Nghị định 193/2013/NĐ-CP.
Như vậy, theo quy định trên,
trường hợp hợp tác xã có thu nhập thỏa mãn các điều kiện nêu trên thì
có thể được miễn thuế thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của pháp
luật.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có
được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm
nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.