Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Hóa đơn điện tử khi cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin được lập vào thời điểm nào?. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về thuế Luật hóa đơn. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế Luật hóa đơn là một loại thuế mà bất kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
1. Hóa đơn điện tử khi cung cấp dịch vụ viễn thông, công nghệ thông tin được lập vào thời điểm nào?
Thời điểm lập hóa
đơn
...
4. Thời điểm lập hóa đơn đối với một số trường hợp cụ thể như
sau:
a) Đối với các trường hợp cung cấp dịch vụ với số lượng lớn, phát sinh
thường xuyên, cần có thời gian đối soát số liệu giữa doanh nghiệp cung cấp dịch
vụ và khách hàng, đối tác như trường hợp cung cấp dịch vụ hỗ trợ trực tiếp cho
vận tải hàng không, cung ứng nhiên liệu hàng không cho các hãng hàng không, hoạt
động cung cấp điện (trừ đối tượng quy định tại điểm h khoản này), nước, dịch vụ
truyền hình, dịch vụ bưu chính chuyển phát (bao gồm cả dịch vụ đại lý, dịch vụ
thu hộ, chi hộ), dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia
tăng), dịch vụ logistic, dịch vụ công nghệ thông tin (trừ trường hợp quy định
tại điểm b khoản này) được bán theo kỳ nhất định, thời điểm lập hóa đơn là thời
điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa các bên nhưng chậm nhất không quá
ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07
ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước. Kỳ quy ước để làm căn cứ tính lượng hàng
hóa, dịch vụ cung cấp căn cứ thỏa thuận giữa đơn vị bán hàng hóa, cung cấp dịch
vụ với người mua.
b) Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn
thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian
thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện
đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ, thời điểm lập hóa
đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng
kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể
từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.
Trường hợp cung cấp dịch vụ viễn
thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng) thông qua bán thẻ trả
trước, thu cước phí hòa mạng khi khách hàng đăng ký sử dụng dịch vụ mà khách
hàng không yêu cầu xuất hóa đơn GTGT hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số
thuế thì cuối mỗi ngày hoặc định kỳ trong tháng, cơ sở kinh doanh dịch vụ lập
chung một hóa đơn GTGT ghi nhận tổng doanh thu phát sinh theo từng dịch vụ người
mua không lấy hóa đơn hoặc không cung cấp tên, địa chỉ, mã số thuế.
...
Đối với dịch vụ viễn thông (bao gồm cả dịch vụ viễn thông giá trị gia tăng), dịch vụ công nghệ thông tin (bao gồm dịch vụ trung gian thanh toán sử dụng trên nền tảng viễn thông, công nghệ thông tin) phải thực hiện đối soát dữ liệu kết nối giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ:
- Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu về cước dịch vụ theo hợp đồng kinh tế giữa các cơ sở kinh doanh dịch vụ nhưng chậm nhất không quá 2 tháng kể từ tháng phát sinh cước dịch vụ kết nối.
- Thời điểm lập hóa đơn là thời điểm hoàn thành việc đối soát dữ liệu giữa doanh nghiệp và khách hàng nhưng chậm nhất không quá ngày 07 của tháng sau tháng phát sinh việc cung cấp dịch vụ hoặc không quá 07 ngày kể từ ngày kết thúc kỳ quy ước.
2. Được phép chuyển đổi hóa đơn điện tử sang hóa đơn giấy trong trường hợp nào?
Theo khoản 1 Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy như sau:"Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
1. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
..."
Theo đó, hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành hóa đơn giấy khi có yêu cầu nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh hoặc theo yêu cầu của cơ quan quản lý thuế, cơ quan kiểm toán, thanh tra, kiểm tra, điều tra và theo quy định của pháp luật về thanh tra, kiểm tra và điều tra.
3. Hóa đơn giấy sau khi đã chuyển đổi từ hóa đơn điện tử có giá trị giao dịch, thanh toán hay không?
Theo khoản 3 Điều 7 Nghị định 123/2020/NĐ-CP quy định về chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy như sau:"Chuyển đổi hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử thành hóa đơn, chứng từ giấy
...
3. Hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn, chứng từ giấy thì hóa đơn, chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này."
Theo đó, hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành hóa đơn giấy thì hóa đơn giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định 123/2020/NĐ-CP.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: "https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/hoa-don-dien-tu-khi-cung-cap-dich-vu-vien-thong-cong-nghe-thong-tin-duoc-lap-vao-thoi-diem-nao-262325-107482.html"