Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
trình bày về nội dung Bảo hiểm hưu trí là gì, Người lao động có nên mua bảo
hiểm hưu trí hay không. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực tế
và hữu ích, chắc hẳn sẽ mang lại những giá trị phục vụ cho cuộc sống và công
tác Kế toán Kiểm toán của những người đang theo ngành nghề và cả những người
có sự quan tâm đến quyền lợi lao động và Bảo hiểm hưu trí.
Thế nào là bảo hiểm hưu trí
Căn cứ theo Điều 2 Thông tư 115/2013/TT-BTC (Được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1
Thông tư 130/2015/TT-BTC) định nghĩa bảo hiểm hưu trí như sau:
Bảo hiểm hưu trí
- Bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết tuổi lao động.
- Bảo hiểm hưu trí bao gồm bảo hiểm hưu trí cho từng cá nhân và bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động. Trường hợp bảo hiểm hưu trí cho nhóm người lao động (sau đây gọi là bảo hiểm hưu trí nhóm), bên mua bảo hiểm là chủ sử dụng lao động, người lao động sẽ được nhận toàn bộ quyền lợi của hợp đồng bảo hiểm sau một thời hạn nhất định theo thỏa thuận giữa các bên và được ghi nhận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, nhưng không dưới 55 (năm mươi lăm) tuổi đối với nữ và 60 (sáu mươi) tuổi đối với nam, trường hợp pháp luật có quy định khác về độ tuổi nghỉ hưu thì thực hiện theo quy định tại văn bản pháp luật đó về độ tuổi nghỉ hưu.
- Quyền lợi bảo hiểm cơ bản bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ và quyền lợi bảo hiểm rủi ro.
- Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định tại Thông tư này.
Như vậy, bảo hiểm hưu trí là sản phẩm bảo hiểm nhân thọ do doanh nghiệp bảo
hiểm thực hiện nhằm cung cấp thu nhập bổ sung cho người được bảo hiểm khi hết
tuổi lao động.
Người lao động tham gia bảo hiểm hưu trí sẽ nhận được các quyền lợi gì
Khi tham gia bảo hiểm hưu trí, người lao động sẽ được hưởng các quyền lợi từ
Điều 115 Nghị định 46/2023/NĐ-CP hướng dẫn Luật Kinh doanh bảo hiểm, như sau:
Quyền lợi bảo hiểm cơ bản của hợp đồng bảo hiểm hưu trí
1. Doanh nghiệp bảo hiểm được chủ động thiết kế sản phẩm bảo hiểm hưu trí
nhưng phải bao gồm quyền lợi hưu trí định kỳ theo quy định tại khoản 2 Điều
này và quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo quy định tại khoản 3 Điều này.
2. Đối với quyền lợi hưu trí định kỳ, doanh nghiệp bảo hiểm phải bảo đảm:
a) Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ đến khi người được bảo hiểm tử vong
hoặc tối thiểu 10 năm, tùy theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
b) Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm thoả thuận về mức hưởng quyền lợi
hưu trí mỗi kỳ, số ký nhận quyền lợi hưu trí;
c) Tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho bên mua bảo
hiểm, nhưng không thấp hơn lãi suất đầu tư cam kết tối thiểu thoả thuận tại
hợp đồng bảo hiểm.
3. Đối với quyền lợi bảo hiểm rủi ro, doanh nghiệp bảo hiểm phải đảm bảo bên
mua bảo hiểm được hưởng trong thời hạn đóng phí bảo hiểm và có thể tiếp tục
cung cấp quyền lợi này trong thời gian nhận quyền lợi hưu trí, tùy theo thoả
thuận tại hợp đồng bảo hiểm. Quyền lợi bảo hiểm rủi ro bao gồm tối thiểu các
quyền lợi sau:
a) Quyền lợi trợ cấp mai táng:
Khi nhận được yêu cầu thanh toán quyền lợi bảo hiểm tử vong, bất kể thuộc phạm
vi bảo hiểm hay không, doanh nghiệp bảo hiểm phải chi trả ngay khoản trợ cấp
mai táng cho người thụ hưởng số tiền theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
b) Quyền lợi bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn:
Khi người được bảo hiểm tử vong hoặc thương tật toàn bộ vĩnh viễn thuộc phạm
vi bảo hiểm và trong thời hạn quy định, doanh nghiệp bảo hiểm chi trả cho
người thụ hưởng số tiền bảo hiểm theo thoả thuận tại hợp đồng bảo hiểm;
Bên mua bảo hiểm được lựa chọn số tiền bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm
và được điều chỉnh số tiền bảo hiểm trong thời gian hợp đồng bảo hiểm có hiệu
lực theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
Như vậy khi tham gia bảo hiểm hưu trí, cá nhân sẽ được hưởng quyền lợi về:
- Hưu trí định kỳ: Quyền lợi hưu trí được chi trả định kỳ, tính lãi tích luỹ từ phần quyền lợi hưu trí chưa chi trả cho người mua bảo hiểm
- Bảo hiểm rủi ro: tối thiểu phải có quyền lợi trợ cấp mai táng, bảo hiểm tử vong và quyền lợi thương tật toàn bộ vĩnh viễn.
Từ đó, khi người lao động muốn mua bảo hiểm hưu trí cần xem xét kỹ lưỡng về
các điều kiện, chi phí và lợi ích cụ thể của từng chương trình bảo hiểm để lựa
chọn mua bảo hiểm hưu trí phù hợp với tình hình tài chính và mục tiêu cá nhân.
Các khoản phí tính khi người lao động mua bảo hiểm hưu trí là gì
Căn cứ theo khoản 2 Điều 114 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Đặc điểm nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí
2. Sản phẩm thuộc nghiệp vụ bảo hiểm hưu trí có các đặc điểm sau đây:
a) Trên cơ sở bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm, người được bảo hiểm bắt đầu
nhận quyền lợi bảo hiểm hưu trí khi đạt đến tuổi theo thỏa thuận tại hợp đồng
bảo hiểm, nhưng không thấp hơn độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại văn bản pháp
luật về độ tuổi nghỉ hưu;
b) Cơ cấu phí bảo hiểm của sản phẩm bảo hiểm hưu trí được tách bạch giữa phí
đem đi đầu tư và phí ban đầu theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 99 Nghị
định này;
c) Mỗi người được bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm hưu trí cá nhân hay hợp đồng
bảo hiểm hưu trí nhóm có một tài khoản bảo hiểm hưu trí riêng theo quy định
tại Điều 118 Nghị định này.
Dẫn chiếu đến khoản 1 Điều 99 Nghị định 46/2023/NĐ-CP có quy định các khoản
tính phí như sau:
Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm
1. Các khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm bao gồm:
a) Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp
đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu
trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo
hiểm. Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi
đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên
kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong
thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo
hiểm;
b) Phí quản lý hợp đồng: được dùng bù đắp chi phí liên quan đến việc duy trì
hợp đồng bảo hiểm và cung cấp thông tin liên quan đến hợp đồng bảo hiểm cho
bên mua bảo hiểm. Phí quản lý hợp đồng được khấu trừ từ giá trị tài khoản của
bên mua bảo hiểm;
c) Phí rủi ro: được dùng để chi trả quyền lợi bảo hiểm rủi ro theo cam kết tại
hợp đồng bảo hiểm. Phí rủi ro được khấu trừ từ giá trị tài khoản của bên mua
bảo hiểm;
d) Phí quản lý quỹ: được dùng để chi trả cho các hoạt động đầu tư, hoạt động
định giá tài sản, hoạt động giám sát và quản lý quỹ. Phí quản lý quỹ được xác
định bằng tỷ lệ phần trăm (%) giá trị tài sản ròng của quỹ liên kết đầu tư
(đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với
hợp đồng bảo hiểm hưu trí). Phí quản lý quỹ được khấu trừ trước khi xác định
kết quả đầu tư của quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu
tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí);
đ) Phí chấm dứt hợp đồng trước hạn (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên kết
đầu tư): được dùng để bù đắp các khoản chi phí hợp lý có liên quan đến việc
bên mua bảo hiểm chấm dứt hợp đồng bảo hiểm trước hạn. Phí chấm dứt hợp đồng
trước hạn được trừ từ giá trị tài khoản của bên mua bảo hiểm;
e) Phí chuyển đổi quỹ liên kết đơn vị (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm liên
kết đơn vị): là khoản phí tính cho bên mua bảo hiểm khi thực hiện chuyển đổi
tài sản đầu tư giữa các quỹ liên kết đơn vị;
g) Phí chuyển tài khoản bảo hiểm hưu trí (áp dụng đối với sản phẩm bảo hiểm
hưu trí): là khoản phí bên mua bảo hiểm phải trả cho doanh nghiệp bảo hiểm
hiện đang quản lý tài khoản bảo hiểm hưu trí khi thực hiện chuyển giao tài
khoản bảo hiểm hưu trí sang doanh nghiệp bảo hiểm mới.
Như vậy, các khoản phí tính khi người lao động mua bảo hiểm hưu trí gồm:
- Phí ban đầu: được dùng để bù đắp chi phí liên quan tới việc khai thác hợp đồng bảo hiểm, chi phí vốn của doanh nghiệp bảo hiểm. Phí ban đầu được khấu trừ theo tỷ lệ phần trăm (%) phí bảo hiểm khi bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm.
- Phí đầu tư: Phần phí bảo hiểm sau khi khấu trừ phần phí ban đầu là phần phí đem đi đầu tư và được phân bổ vào quỹ liên kết đầu tư (đối với hợp đồng bảo hiểm liên kết đầu tư), quỹ hưu trí tự nguyện (đối với hợp đồng bảo hiểm hưu trí) trong thời hạn không quá 30 ngày kể từ ngày doanh nghiệp bảo hiểm nhận được phí bảo hiểm.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/bao-hiem-huu-tri-la-gi-nguoi-lao-dong-co-nen-mua-bao-hiem-huu-tri-6966.html