Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
trình bày về nội dung chỉ tham gia bảo hiểm xã hội mà không tham gia bảo hiểm
y tế có được hay không. Bài viết sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực tế
và hữu ích, chắc hẳn sẽ mang lại những giá trị phục vụ cho cuộc sống và công
tác Kế toán Kiểm toán của những người đang theo ngành nghề và cả những người
có sự quan tâm.
Chỉ tham gia bảo hiểm xã hội mà không tham gia bảo hiểm y tế có được hay không
Căn cứ khoản 1 Điều 12 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2015 quy định như
sau:
Đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
1. Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng, bao gồm:
a) Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp
đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là người quản
lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau đây gọi
chung là người lao động);
b) Người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn theo quy định của
pháp luật.
Theo đó, người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời
hạn, hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên; người lao động là
người quản lý doanh nghiệp hưởng tiền lương; cán bộ, công chức, viên chức (sau
đây gọi chung là người lao động) thì thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
bắt buộc.
Đối chiếu với trường hợp của bạn, bạn ký hợp đồng lao động không xác định thời
hạn với công ty, do đó, bạn thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm y tế bắt buộc.
Như vậy, nếu bạn chưa tham gia bảo hiểm y tế ở đâu thì bạn không thể chỉ tham
gia bảo hiểm xã hội bắt buộc ở công ty mà không tham gia bảo hiểm y tế.
Căn cứ đóng bảo hiểm y tế dựa vào tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp như thế nào
Căn cứ Điều 14 Luật Bảo hiểm y tế 2008 được sửa đổi bởi khoản 8 Điều 1 Luật
Bảo hiểm y tế sửa đổi 2014 thì tiền lương, tiền công, tiền trợ cấp làm căn cứ
đóng bảo hiểm y tế được quy định như sau:
- Đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương tháng theo ngạch bậc, cấp quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
- Đối với người lao động hưởng tiền lương, tiền công theo quy định của người sử dụng lao động thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương, tiền công tháng được ghi trong hợp đồng lao động.
- Đối với người hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động, trợ cấp thất nghiệp hằng tháng.
- Đối với các đối tượng khác thì căn cứ để đóng bảo hiểm y tế là mức lương cơ sở.
- Mức tiền lương tháng tối đa để tính số tiền đóng bảo hiểm y tế là 20 lần mức lương cơ sở.
Mức đóng bảo hiểm y tế là bao nhiêu
Căn cứ Điều 7 Nghị định 146/2018/NĐ-CP quy định mức đóng và trách nhiệm đóng
bảo hiểm y tế như sau:
Mức đóng và trách nhiệm đóng bảo hiểm y tế
1. Mức đóng bảo hiểm y tế hằng tháng của các đối tượng được quy định như sau:
a) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động đối với đối tượng quy định
tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Người lao động trong thời gian nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau từ 14 ngày trở lên trong tháng theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội thì không phải đóng bảo hiểm y tế nhưng vẫn được hưởng quyền lợi bảo hiểm y tế;
- Người lao động trong thời gian bị tạm giam, tạm giữ hoặc tạm đình chỉ công tác để điều tra, xem xét kết luận có vi phạm hay không vi phạm pháp luật thì mức đóng hằng tháng bằng 4,5% của 50% mức tiền lương tháng của người lao động. Trường hợp cơ quan có thẩm quyền kết luận là không vi phạm pháp luật, người lao động phải truy đóng bảo hiểm y tế trên số tiền lương được truy lĩnh;
b) Bằng 4,5% tiền lương hưu, trợ cấp mất sức lao động đối với đối tượng quy
định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định này;
c) Bằng 4,5% tiền lương tháng của người lao động trước khi nghỉ thai sản đối
với đối tượng quy định tại khoản 5 Điều 2 Nghị định này;
d) Bằng 4,5% tiền trợ cấp thất nghiệp đối với đối tượng quy định tại khoản 6
Điều 2 Nghị định này;
đ) Bằng 4,5% mức lương cơ sở đối với các đối tượng khác;
e) Mức đóng bảo hiểm y tế của đối tượng quy định tại Điều 5 Nghị định này như
sau: Người thứ nhất đóng bằng 4,5% mức lương cơ sở; người thứ hai, thứ ba, thứ
tư đóng lần lượt bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất; từ người thứ
năm trở đi đóng bằng 40% mức đóng của người thứ nhất.
Việc giảm trừ mức đóng bảo hiểm y tế theo quy định tại điểm này được thực hiện
khi các thành viên tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình cùng tham gia trong
năm tài chính.
2. Đối với đối tượng được ngân sách nhà nước hỗ trợ mức đóng thì không áp dụng
giảm trừ mức đóng theo quy định tại điểm e khoản 1 Điều này.
3. Trường hợp đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này có thêm một
hoặc nhiều hợp đồng lao động không xác định thời hạn hoặc hợp đồng lao động có
thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên thì đóng bảo hiểm y tế theo hợp đồng lao động
có mức tiền lương cao nhất.
4. Trường hợp đối tượng tham gia bảo hiểm y tế theo quy định tại Điều 6 Nghị
định này đồng thời thuộc nhiều đối tượng tham gia bảo hiểm y tế khác nhau quy
định tại các Điều 1, 2, 3 và 4 Nghị định này thì đóng bảo hiểm y tế theo thứ
tự như sau: Do người lao động và người sử dụng lao động đóng; do cơ quan bảo
hiểm xã hội đóng; do ngân sách nhà nước đóng; do người sử dụng lao động đóng.
5. Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính trình Chính phủ điều chỉnh mức
đóng bảo hiểm y tế để đảm bảo cân đối quỹ bảo hiểm y tế, phù hợp với khả năng
ngân sách nhà nước và đóng góp của các đối tượng có trách nhiệm đóng bảo hiểm
y tế theo quy định của Luật bảo hiểm y tế.
Theo đó, mức đóng bảo hiểm y tế sẽ được thực hiện theo quy định cụ thể như
trên.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp