Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Công ty có được giảm trừ
thuế thu nhập doanh nghiệp khi đi từ thiện, ủng hộ địa phương không?. Bài viết
dành cho các kế toán viên đang phụ trách về phần thuế, các tổ chức, cá nhân
quan tâm đến chính sách thuế liên quan đến hoạt động từ thiện. AGS muốn chia
sẻ về chủ đề này bởi vì hiện nay có nhiều doanh nghiệp thực hiện các hoạt động
từ thiện hoặc ủng hộ địa phương nhưng chưa nắm rõ các quy định pháp luật liên
quan đến việc tính chi phí hợp lệ để giảm trừ thuế thu nhập doanh nghiệp. Bài
viết này không chỉ giúp doanh nghiệp và kế toán viên hiểu rõ các điều kiện,
quy định cần tuân thủ mà còn hỗ trợ họ tối ưu hóa chi phí, đảm bảo quyền lợi
hợp pháp và thực hiện trách nhiệm xã hội một cách hiệu quả.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khoản chi nào được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC, được sửa đổi, bổ sung tại
Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi
nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
- Không thuộc các khoản chi không được trừ nêu tại khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC;
- Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
- Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
- Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn
bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
Trường hợp mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng
trở lên ghi trên hóa đơn mà đến thời điểm ghi nhận chi phí, doanh nghiệp chưa
thanh toán thì doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế.
Trường hợp khi thanh toán doanh nghiệp không có chứng từ thanh toán không dùng
tiền mặt thì doanh nghiệp phải kê khai, điều chỉnh giảm chi phí đối với phần
giá trị hàng hóa, dịch vụ không có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt vào
kỳ tính thuế phát sinh việc thanh toán bằng tiền mặt (kể cả trong trường hợp
cơ quan thuế và các cơ quan chức năng đã có quyết định thanh tra, kiểm tra kỳ
tính thuế có phát sinh khoản chi phí này).
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo
quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị từ 20 triệu đồng
trở lên thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và chứng từ thanh toán không
dùng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế.
Trường hợp doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ liên quan đến hoạt động sản xuất
kinh doanh của doanh nghiệp và có hóa đơn in trực tiếp từ máy tính tiền theo
quy định của pháp luật về hóa đơn; hóa đơn này nếu có giá trị dưới 20 triệu
đồng và có thanh toán bằng tiền mặt thì doanh nghiệp căn cứ vào hóa đơn này và
chứng từ thanh toán bằng tiền mặt của doanh nghiệp để tính vào chi phí được
trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.
2. Khoản chi từ thiện có được trừ khi tính thuế TNDN?
Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/06/2015 của Bộ Tài chính sửa
đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại
Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số
151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp
được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh
của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20
triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế giá trị gia tăng) khi thanh toán phải
có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt
...
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.22. Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục
nghề nghiệp) không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này hoặc không có
hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b...
2.23. Chi tài trợ cho y tế không đúng đối tượng quy định tại tiết a điểm này
hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu tại tiết b…
2.24. Chi tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai không đúng đối tượng
quy định tại tiết a điểm này hoặc không có hồ sơ xác định khoản tài trợ nêu
tại tiết b…
2.25. Chi tài trợ làm nhà cho người nghèo không đúng đối tượng quy định tại
tiết a điểm này; Chi tài trợ làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm
nhà đại đoàn kết theo quy định của pháp luật không có hồ sơ xác định khoản tài
trợ nêu tại tiết b...
2.26. Chi tài trợ nghiên cứu khoa học không đúng quy định; chi tài trợ cho các
đối tượng chính sách không theo quy định của pháp luật; chi tài trợ không theo
chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương thuộc địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn...
2.32. Chi ủng hộ địa phương; chi ủng hộ các đoàn thể, tổ chức xã hội; chi từ
thiện (trừ khoản chi tài trợ cho giáo dục, y tế, khắc phục hậu quả thiên tai,
làm nhà tình nghĩa, làm nhà cho người nghèo, làm nhà đại đoàn kết; tài trợ cho
nghiên cứu khoa học, tài trợ cho các đối tượng chính sách theo quy định của
pháp luật, tài trợ theo chương trình của Nhà nước dành cho các địa phương
thuộc địa bàn có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nêu tại Điểm
2.22, 2.23, 2.24, 2.25, 2.26 Khoản 2 Điều này)...”
Bên cạnh đó, khoản 3 Điều 12 Nghị định 78/2021/NĐ-CP cũng có quy định:
“2. Đóng góp, tài trợ, hỗ trợ tự nguyện của các tổ chức, doanh nghiệp cho Quỹ
phòng, chống thiên tai cấp tỉnh được tính vào chi phí được trừ khi xác định
thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.”
>> Căn cứ quy định trên, không phải mọi khoản chi từ thiện đều được trừ
khi tính thuế TNDN. Khoản chi từ thiện chỉ được trừ khi tính thuế TNDN nếu đáp
ứng điều kiện quy định tại Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC sửa đổi, bổ sung
Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC.
3. Điều kiện để khoản chi từ thiện được trừ khi tính thuế TNDN
Các chi phí từ thiện do doanh nghiệp đóng góp, tài trợ, chi ủng hộ hoạt động
động từ thiện chỉ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu
thuế TNDN khi đáp ứng các điều kiện:Tổ chức, doanh nghiệp ủng hộ, từ thiện
trên tinh thần tự nguyện;
Đáp ứng các điều kiện thuộc khoản chi được khấu trừ thuế TNDN, cụ thể:Là khoản
chi phát sinh thực tế;
Có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp chứng minh khoản chi đã phát sinh thực;
Với các khoản chi hàng hóa, vật tư để ủng hộ từ thiện có giá trị > 20 triệu
đồng thì cần có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Là khoản tài trợ cho việc khắc phục hậu quả thiên tai, từ thiện đúng đối tượng
theo quy định: Để được tính chi phí khấu trừ khi xác định thuế TNDN, các khoản
chi từ thiện cần được thực hiện thông qua các tổ chức Nhà nước được cấp phép,
có thẩm quyền và được thành lập, hoạt động về từ thiện cứu trợ dưới sự xác
nhận của Nhà nước như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cứu trợ Trung
ương, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam…Đồng thời khoản chi phí từ thiện này cần gửi
tới đúng các địa phương, tỉnh thành nằm trong danh sách công bố của Nhà nước
đang chịu ảnh hưởng bởi thiên tai.
Nếu doanh nghiệp chi từ thiện, ủng hộ tự phát không thông qua các cơ quan, tổ
chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của pháp luật thì sẽ không
được tính là chi phí hợp lý, không được trừ khi tính thuế TNDN.
Ví dụ: Trường hợp các khoản ủng hộ đồng bào khắc phục thiên tai sau cơn bão Yagi để được tính vào chi phí khấu trừ khi xác định thuế TNDN thì cần được thực hiện thông qua các tổ chức Nhà nước được cấp phép, có thẩm quyền và được thành lập, hoạt động về từ thiện cứu trợ dưới sự xác nhận của Nhà nước như: Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cứu trợ Trung ương, Hội Chữ thập đỏ Việt Nam… Đồng thời khoản chi phí từ thiện này cần gửi tới đúng các địa phương, tỉnh thành nằm trong danh sách công bố của Nhà nước đang chịu ảnh hưởng bởi bão Yagi.
4. Hồ sơ chứng từ hợp lệ xác định khoản từ thiện
Theo quy định tại điểm khoản 2 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC và theo khoản 2
Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC quy định về chi phí được trừ khi xác định thu
nhập chịu thuế TNDN, để khoản từ thiện được xem là chi phí hợp lệ và được trừ
khi tính thuế TNDN, các doanh nghiệp, tổ chức cần chuẩn bị đầy đủ các chứng từ
sau:
Biên bản xác nhận khoản tài trợ có chữ ký của người đại diện doanh nghiệp là
nhà tài trợ, người được hưởng tài trợ (hoặc cơ quan, tổ chức có chức năng huy
động tài trợ) là bên nhận tài trợ. Đây là chứng từ quan trọng để xác minh giữa
cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định (Chẳng hạn: Ủy
ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cứu trợ Trung ương,…) và bên doanh nghiệp
thực hiện các khoản chi từ thiện, tài trợ.Biên bản cần đầy đủ thông tin về bên
tài trợ, bên nhận tài trợ, số tiền/giá trị hiện vật tài trợ, chữ ký hoặc con
dấu hợp pháp của đại diện 2 bên
Mẫu biên bản xác nhận khoản tài trợ, từ thiện: Theo mẫu ban hành kèm theo
Thông tư 78/2014/TT-BTC, cụ thể:
Chi tài trợ cho giáo dục (bao gồm cả chi tài trợ cho hoạt động giáo dục nghề
nghiệp): Mẫu số 03/TNDN
Chi tài trợ cho y tế: Mẫu số 04/TNDN
Hóa đơn, chứng từ xác minh giao dịch để chứng minh các khoản chi mà doanh
nghiệp dùng cho việc từ thiện, tài trợ, ủng hộ khắc phục thiên tai là có
thật và hợp lệ, hợp pháp:Chứng từ chi tiền (Ủy nhiệm chi, chứng từ chuyển
khoản) cho cơ quan, tổ chức có chức năng huy động tài trợ theo quy định của
pháp luật (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Ban cứu trợ Trung ương,…).
Hóa đơn, chứng từ mua hàng (nếu tài trợ bằng hiện vật).
Văn bản xác nhận hộ nghèo của chính quyền địa phương (đối với tài trợ làm
nhà cho người nghèo)
Việc hiểu rõ và tuân thủ các quy định về trừ chi phí ủng hộ từ thiện khi
tính thuế TNDN không chỉ giúp doanh nghiệp tối đa hóa lợi ích thuế mà còn
đảm bảo tính minh bạch và hợp pháp trong hoạt động kinh doanh. Doanh nghiệp
lưu ý lưu trữ đầy đủ, cẩn thận các chứng từ liên quan để dùng trong trường
hợp cơ quan thuế kiểm tra, thanh tra.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn:
https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/cong-ty-co-duoc-giam-tru-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-khi-di-tu-thien-ung-ho-dia-phuong-khong-57184.htmlhttps://thuvienphapluat.vn/ma-so-thue/bai-viet/di-ung-ho-tu-thien-cong-ty-co-duoc-giam-tru-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-khong-221017-184995.html