Hát nhà tơ (hát cửa đình)

2024/12/17

ViệtNam-Disản

Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS sẽ giới thiệu đến các bạn văn hóa Hát nhà tơ (hát cửa đình), một trong những di sản văn hóa của dân tộc Việt Nam được lưu truyền và bảo tồn qua nhiều thế hệ dân tộc, nay chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu những giá trị cốt lõi và vẻ đẹp của di sản văn hóa của Việt Nam.

Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình bắt nguồn từ ca trù Việt Nam, không gian hát nhà tơ - hát, múa cửa đình chỉ diễn ra tại các đình làng trong ngày hội đầu Xuân, hát nhà tơ - hát, múa cửa đình có múa dâng hương, dâng hoa, dâng nến lên các vị thần với những bài hát mang đậm yếu tố tâm linh. Nội dung các bài hát ca ngợi các vị anh hùng dân tộc, những người có có công với nước, với làng. Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình là một loại hình nghệ thuật diễn xướng trước thần thánh, trước các vị anh hùng dân tộc nên biểu diễn Hát nhà tơ - hát, múa cửa đình mang tính kỷ luật cao. Các đào hát không chỉ hát hay, múa dẻo mà còn phải biết kết hợp nhuần nhuyễn với các loại nhạc cụ thật ăn ý; Những câu hát chúc thần như lời chào của người hát với thần linh sẽ bắt đầu buổi trình diễn. Sau đó, các đào hát sẽ hát những bài hát hay câu hát có nội dung ca ngợi lòng trung của bề tôi với vua, răn dạy về đạo đức, lòng thủy chung, khuyên bảo con cái về đạo hiếu, về tình làng nghĩa xóm… Mặc dù trải qua biết bao biến động thăng trầm của lịch sử, xã hội nhưng hát nhà tơ - hát, múa cửa đình vẫn duy trì, phát triển trong dòng chảy lịch sử và văn hóa, qua đó góp phần giữ gìn và bảo tồn Di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia cho thế hệ mai sau.



Nghệ thuật trình diễn dân gian Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình đã tồn tại hàng nghìn năm, gắn liền với quá trình hình thành và phát triển của cư dân các làng xã ven biển, hải đảo Quảng Ninh. Đây là một thể loại được coi là một biến thể, một “mảnh vỡ đáng quý ” (theo cách nói của Giáo sư Tô Ngọc Thanh) trong số 46 làn điệu của ca trù Việt Nam. Không gian tồn tại của Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình kéo dài dọc theo các làng xã từ huyện Vân Đồn đến các vùng dân cư ven biển như Đầm Hà, Hải Hà, Móng Cái; thậm chí còn sang tận bên kia biên giới ở 3 làng người Việt ở Giang Bình, Vạn Vỹ, Sơn Tâm (thuộc huyện Phòng Thành, tỉnh Quảng Tây, Trung Quốc). Đây là một loại hình sinh hoạt văn hoá dân gian cộng đồng được lớp người cao tuổi nắm giữ và lưu truyền trong dân. Loại hình này có phong cách hát, múa nhẹ nhàng, uyển chuyển, thường là trong gia đình có bố mẹ đi hát, hoặc nghe hát rồi truyền lại cho con cháu…
Tuy nhiên, khác với ca trù, Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình ngoài lời hát, còn rất coi trọng múa. Gần như khi trình diễn, tất cả các làn điệu hát đều có múa đi kèm. Đội hát múa là các ca nương trẻ, ít nhất là 3 người, nhiều nhất là 9 người. Ở hát cửa đình, ca nương một tay cầm nén hương, một tay múa, di chuyển đến hết bài (gồm 20 câu) thì trân trọng cắm vào bát hương giữa trên bàn thờ, rồi tất cả kính cẩn vái lạy, lùi ra. Sau múa hương là múa dâng hoa. Múa đội kèn là điệu múa biểu diễn muộn nhất, thường diễn ra vào quá nửa đêm. Lúc này, lễ hội đã không còn ồn ào nhốn nháo, mà không khí nửa đêm về sáng se lạnh, nơi thờ phụng trở nên trầm mặc, thiêng liêng hơn. Buổi sớm ngày kết thúc, trước lúc rước bài vị các vị thần thành hoàng từ đình về miếu, khoảng 7 giờ sáng còn có một điệu múa đậm màu sắc tâm linh nữa là múa tống thần.
Vì coi trọng múa nên trong Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình, ca nương chủ yếu là đứng hát (ngược lại ca trù ca nương chỉ ngồi hát). Riêng với hát nhà tơ, trước kia các ca nương phải mặc quần áo theo đúng nghi thức và nữ giới chỉ được hát ngoài cửa đình, không được vào trong đình để hát múa. Sự uyển chuyển của các điệu múa kết hợp với vai trò của trống cái, của xênh kết hợp với trống con và phách, đã tạo ra cái không khí tưng bừng của lễ hội.
Cũng vì có múa nên không gian diễn xướng của Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình rộng mở hơn ca trù. Ca trù hát ở trên chiếu, sập còn với hát nhà tơ đó là cả sân đình, cả một không gian lễ hội. Thậm chí đó là cả một cánh đồng, dòng sông khi người hát nhà tơ vừa hát vừa lao động sản xuất.
Nếu tách bạch ra thì Hát nhà tơ và Hát, múa cửa đình có sự khác biệt ở chỗ; hát nhà tơ nặng tính chất giao duyên, còn hát múa cửa đình thì nặng tính chất tín ngưỡng. Hát nhà tơ là hoạt động thường xuyên trong dân, từ dân, của người dân lao động; còn hát múa cửa đình chủ yếu là để phục vụ lễ hội của làng. Hát múa cửa đình gắn với đình làng, để ca ngợi những người có có công với nước, với làng…
Để bảo tồn và phát huy giá trị văn hoá phi vật thể Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình ở Quảng Ninh, theo ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch Hội VNDG tỉnh, tỉnh cần có những biện pháp tích cực để bảo tồn, như cần có chính sách đãi ngộ đối với những người có công lưu giữ và truyền dạy hát cửa đình và những nghệ nhân đánh đàn đáy, gõ trống và đánh phách; có kế hoạch lưu giữ bằng cách biên tập, xuất bản các tập sách băng đĩa; mở lớp bồi dưỡng đánh đàn đáy, đánh trống và gõ phách; xây dựng các đội, câu lạc bộ Hát nhà tơ - Hát, múa cửa đình cho 4 địa phương là Vân Đồn, Đầm Hà, Hải Hà và Móng Cái; đồng thời thường xuyên tổ chức liên hoan và giao lưu hát cửa đình với các địa phương trong tỉnh và các địa phương khác trong những dịp lễ hội v.v..

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam - Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Tổng hợp

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ