Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể. Hôm nay Công ty AGS xin được
trình bày về vấn đề người lao động thuê lại có được khiếu nại với doanh nghiệp
cho thuê lại lao động khi bị bên thuê lại vi phạm thỏa thuận không. Bài viết
sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thực tế và hữu ích, chắc hẳn sẽ mang lại
những giá trị phục vụ cho cuộc sống và công tác Kế toán Kiểm toán của những
người đang theo ngành nghề và cả những người có sự quan tâm.
Người lao động thuê lại có được khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động khi bị bên thuê lại vi phạm thỏa thuận không
Căn cứ Điều 58 Bộ luật Lao động 2019 quy định về quyền và nghĩa vụ của người
lao động thuê lại, cụ thể như sau:
Quyền và nghĩa vụ của người lao động thuê lại
Ngoài các quyền và nghĩa vụ theo quy định tại Điều 5 của Bộ luật này, người
lao động thuê lại có các quyền và nghĩa vụ sau đây:
- Thực hiện công việc theo hợp đồng lao động đã ký với doanh nghiệp hoạt động cho thuê lại lao động;
- Chấp hành kỷ luật lao động, nội quy lao động; tuân theo sự quản lý, điều hành, giám sát hợp pháp của bên thuê lại lao động;
- Được trả lương không thấp hơn tiền lương của người lao động của bên thuê lại lao động có cùng trình độ, làm cùng công việc hoặc công việc có giá trị như nhau;
- Khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận trong hợp đồng cho thuê lại lao động;
- Thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động với doanh nghiệp cho thuê lại lao động để giao kết hợp đồng lao động với bên thuê lại lao động.
Theo đó, người lao động thuê lại có quyền khiếu nại với doanh nghiệp cho thuê
lại lao động trong trường hợp bị bên thuê lại lao động vi phạm các thỏa thuận
trong hợp đồng cho thuê lại lao động.
Lưu ý gì khi thỏa thuận về quyền và lợi ích của người lao động thuê lại
Căn cứ Điều 55 Bộ luật Lao động 2019 quy định về hợp đồng cho thuê lại lao
động, cụ thể như sau:
Hợp đồng cho thuê lại lao động
1. Doanh nghiệp cho thuê lại lao động và bên thuê lại lao động phải ký kết hợp
đồng cho thuê lại lao động bằng văn bản và được làm thành 02 bản, mỗi bên giữ
01 bản.
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
2. Hợp đồng cho thuê lại lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:
a) Địa điểm làm việc, vị trí việc làm cần sử dụng lao động thuê lại, nội dung
cụ thể của công việc, yêu cầu cụ thể đối với người lao động thuê lại;
b) Thời hạn thuê lại lao động; thời gian bắt đầu làm việc của người lao động
thuê lại;
c) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi, điều kiện an toàn, vệ sinh lao động
tại nơi làm việc;
d) Trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
đ) Nghĩa vụ của mỗi bên đối với người lao động.
3. Hợp đồng cho thuê lại lao động không được có những thỏa thuận về quyền, lợi
ích của người lao động thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho
thuê lại lao động đã ký với người lao động.
Theo đó, khi thỏa thuận về quyền và lợi ích của người lao động cần lưu ý không
được thỏa thuận thấp hơn so với hợp đồng lao động mà doanh nghiệp cho thuê lại
lao động đã ký với người lao động.
Thời hạn tối đa cho thuê lại lao động
Căn cứ Điều 53 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nguyên tắc hoạt động cho thuê
lại lao động, cụ thể như sau:
Nguyên tắc hoạt động cho thuê lại lao động
1. Thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12 tháng.
2. Bên thuê lại lao động được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp sau
đây:
a) Đáp ứng tạm thời sự gia tăng đột ngột về nhu cầu sử dụng lao động trong
khoảng thời gian nhất định;
b) Thay thế người lao động trong thời gian nghỉ thai sản, bị tai nạn lao động,
bệnh nghề nghiệp hoặc phải thực hiện các nghĩa vụ công dân;
c) Có nhu cầu sử dụng lao động trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao.
3. Bên thuê lại lao động không được sử dụng lao động thuê lại trong trường hợp
sau đây:
a) Để thay thế người lao động đang trong thời gian thực hiện quyền đình công,
giải quyết tranh chấp lao động;
b) Không có thỏa thuận cụ thể về trách nhiệm bồi thường tai nạn lao động, bệnh
nghề nghiệp của người lao động thuê lại với doanh nghiệp cho thuê lại lao
động;
c) Thay thế người lao động bị cho thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ, vì
lý do kinh tế hoặc chia, tách, hợp nhất, sáp nhập.
4. Bên thuê lại lao động không được chuyển người lao động thuê lại cho người
sử dụng lao động khác; không được sử dụng người lao động thuê lại được cung
cấp bởi doanh nghiệp không có Giấy phép hoạt động cho thuê lại lao động.
Theo đó, thời hạn cho thuê lại lao động đối với người lao động tối đa là 12
tháng.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://thuvienphapluat.vn/lao-dong-tien-luong/nguoi-lao-dong-thue-lai-co-duoc-khieu-nai-voi-doanh-nghiep-cho-thue-lai-lao-dong-khi-bi-ben-thue-la-7475.html