Công ty TNHH Kế toán - Kiểm toán AGS nằm trong hàng đầu những đơn vị chuyên
cung cấp các dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, và tư vấn thuế tài chính. Cùng với
chất lượng dịch vụ tốt và uy tín, Công ty đã có nhiều kinh nghiệm trong ngành
nghề, để phục vụ công việc thì các kiến thức liên quan đến ngành nghề là điều
vô cùng cần thiết cho mỗi cá nhân trong tập thể.
Thông qua bài viết, Công ty AGS sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về địa danh văn
hóa lịch sử thánh địa Mỹ Sơn tọa lạc tại tỉnh Quãng Nam. Nơi đây vô cùng nổi
tiếng với những công trình kiến trúc độc đáo và những ý nghĩa lịch sử dân tộc,
thể hiện được sự giao thoa giữa đất trời một cách khéo léo đã để lại ấn tượng
cho các du khách gần xa khi đặt chân đến nơi này.
Tổng quan về thánh địa Mỹ Sơn
Thánh địa Mỹ Sơn thuộc xã Duy Phú, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam, cách thành
phố Đà Nẵng khoảng 69 km và gần thành cổ Trà Kiệu, bao gồm nhiều đền đài Chăm
Pa, trong một thung lũng đường kính khoảng 2 km, bao quanh bởi đồi núi. Đây
từng là nơi tổ chức cúng tế của vương triều Chăm Pa. Thánh địa Mỹ Sơn được coi
là một trong những trung tâm đền đài chính của Ấn Độ giáo ở khu vực Đông Nam Á
và là di sản duy nhất của thể loại này tại Việt Nam.
Thông thường người ta hay so sánh Thánh địa này với các tổ hợp đền đài chính
khác ở Đông Nam Á như Borobudur (Java, Indonesia), Pagan (Myanmar), Wat Phou
(Lào), Angkor Wat (Campuchia) và Prasat Hin Phimai (Thái Lan). Từ năm 1999,
Thánh địa Mỹ Sơn đã được UNESCO chọn là một trong các di sản thế giới tân thời
và hiện đại tại phiên họp thứ 23 của Ủy ban di sản thế giới theo tiêu chuẩn C
(III) như là một ví dụ điển hình về trao đổi văn hoá và theo tiêu chuẩn C
(III) như là bằng chứng duy nhất của nền văn minh châu Á đã biến mất. Hiện
nay, nơi đây đã được thủ tướng chính phủ Việt Nam đưa vào danh sách xếp hạng
23 di tích quốc gia đặc biệt quan trọng.
Lịch sử hình thành
Mỹ Sơn có lẽ được bắt đầu xây dựng vào thế kỷ IV. Trong nhiều thế kỷ, Thánh
địa này được bổ sung thêm các ngọn tháp lớn nhỏ và đã trở thành khu di tích
chính của văn hóa Chămpa tại Việt Nam. Ngoài chức năng hành lễ, giúp các vương
triều tiếp cận với các Thánh thần, Mỹ Sơn còn là trung tâm văn hóa và tín
ngưỡng của các triều đại Chămpa và là nơi chôn cất các vị vua, thầy tu nhiều
quyền lực. Những di vật đầu tiên được tìm thấy ghi dấu thời đại vua
Bhadravarman I (Phạm Hồ Đạt) (trị vì từ năm 381 đến 413), vị vua đã xây dựng
một Thánh đường để thờ cúng linga và Shiva. Mỹ Sơn chịu ảnh hưởng rất lớn của
Ấn Độ cả về kiến trúc (thể hiện qua các đền tháp đang chìm đắm trong huy hoàng
quá khứ), và về văn hóa—thể hiện qua các dòng bia ký bằng chữ Phạn cổ trên các
tấm bia.
Nơi đây, 70 công trình đền tháp kết tinh giá trị lịch sử, văn hóa, kiến trúc,
nghệ thuật của nền văn minh Chămpa, được đánh giá ngang hàng với các di tích
nổi tiếng trong khu vực Đông Nam Á như Borobudur (Indonesia), Pagan (Myanmar),
Angkor Wat (Campuchia), là kết tinh của những giá trị về lịch sử, văn hóa,
kiến trúc, nghệ thuật được tạo lập trong suốt chiều dài 9 thế kỷ (từ thế kỷ
thứ IV đến thế kỷ XIII). Mặc dù bị thời gian và chiến tranh tàn phá nặng nề,
nhưng những gì còn lại ở Mỹ Sơn vẫn đóng một vai trò cực kỳ quan trọng trong
di sản lịch sử văn hóa kiến trúc nghệ thuật thế giới.
Với lịch sử xây dựng và phát triển liên tục qua nhiều thế kỷ, các đền tháp thể
hiện sự đa dạng các phong cách kiến trúc nhưng nhìn chung đều ở tư thế cao vút
biểu trưng cho sự vĩ đại và thanh khiết của ngọn núi Mêra, nơi cư ngụ của các
vị thần và là trung tâm của vũ trụ. Những di tích của khu đền tháp Mỹ Sơn là
những công trình quan trọng nhất của nền văn hóa Chămpa. Hầu hết các công
trình được kết cấu bằng gạch nung với trụ đá và trang trí những phù điêu sa
thạch thể hiện các giai thoại Ấn Độ. Minh chứng kỹ thuật của đền tháp là sự
hiện hữu của các kỹ xảo Chăm trong khi sự biểu trưng của các họa tiết và biểu
tượng của đền tháp ẩn chứa trong đó nội dung các giai đoạn chính trị và tôn
giáo Chămpa.
Trong số các dạng kiến trúc tháp Chăm, kiến trúc dạng quần thể thánh địa Mỹ
Sơn là độc đáo và hiếm có. Được bố trí theo cụm, từ hai hoặc nhiều tháp. Có
tường bao, sân, đường đi nối các tháp với nhau. Mỗi tháp có mỗi chức năng
riêng. Tập trung thành từng nhóm, trong đó có đền thờ chính nằm ở giữa, mỗi
nhóm đều được bao quanh bởi những bức tường khá dày cũng bằng gạch. Cửa chính
của tháp chính phần lớn quay về hướng Đông (hướng về thần linh). Một vài tháp
lớn chính có thêm cửa hướng Tây. Trước mặt đền thờ chính (Kalan) là một tháp
cổng (Gopura) với cấu trúc nhỏ của hai cửa thông nhau: một cửa về hướng Đông,
một cửa hướng vào đền chính, tiếp với tháp cổng thường là căn nhà dài
(Mandapa) có mái lợp ngói, bên trong rộng rãi vốn là nơi đón khách hành hương
và tiếp nhận lễ vật cũng như cử hành các vũ điệu trong lễ cúng hiến cho thần
linh.
Những điều đặc biệt thu hút của thánh địa Mỹ Sơn
Trải nghiệm con đường cổ rộng tới 8m độc đáo
Đây là con đường cổ dẫn tới di sản thánh địa Mỹ Sơn được phát hiện bởi một
chuyên gia người Ấn Độ trong quá trình tham gia trùng tu và phục chế lại các
ngọn tháp trung tâm nằm trong lõi khu di sản. Con đường cổ có chiều rộng tới
8m, với 2 bờ tường song song nhau, độ sâu 1m bị chôn vùi trong lòng đất.
Theo các tài liệu lịch sử ghi chép lại, đây là con đường dẫn thẳng tới vùng
trung tâm di sản, nơi có tòa tháp cổng lớn dùng để cúng tế mà chỉ có vua chúa
và các thành viên hoàng tộc, các chức sắc cao quý của Chăm Pa cổ mới được phép
đi vào. Hệ thống tường bao 2 bên con đường được chạm khắc tinh tế và khéo léo.
Sự phát hiện quan trọng này đã góp phần tăng thêm các giá trị lịch sử lâu đời
mà di sản thánh địa Mỹ Sơn đem lại.
Thưởng thức điệu múa Apsara đầy mê hoặc
Nơi đây có điệu múa Apsara được lấy cảm hứng từ các tượng đá sa thạch được
điêu khắc Apsara. Đây được xem là điệu múa mượt mà, uyển chuyển với tựa đề
“Linh hồn của đá” nhằm tôn vinh lên những đường cong uyển chuyển của phái đẹp.
Điệu múa này hiện được dùng để biểu diễn trong các chương trình nghệ thuật
quan trọng của tỉnh Quảng Nam cũng như phục vụ cho các đoàn khách du lịch tới
tham quan thánh địa Mỹ Sơn. Bạn sẽ như lạc vào vùng đất Chăm Pa cổ xưa với
hình ảnh các cô gái với ngón tay búp măng thuôn dài, khuôn ngực căng tròn cùng
đường cong quyến rũ trong các trang phục lấp lánh, rực rỡ hòa quyện cùng tiếng
trống Paranưng và tiếng khèn Saranai càng khiến du khách muôn phần say đắm.
Hòa mình vào lễ hội Katê truyền thống của người Chăm
Lễ hội Katê là một trong những lễ hội quan trọng của người Chăm thường được
diễn ra vào tháng 7 hàng năm theo lịch Chăm. Nếu lịch trình du lịch của bạn
gặp đúng dịp lễ hội Katê, không chỉ được tham quan di sản độc đáo, bạn còn
được hòa mình cùng các nghi lễ cúng cầu an, kiệu rước lễ phục và Katê, rước
nước… Tại lễ hội sẽ có rất nhiều màn biểu diễn văn nghệ đặc sắc kết hợp cùng
đạo cụ truyền thống và các điệu múa uyển chuyển của các nghệ sĩ khiến bạn khó
có thể rời mắt được.
Những món ăn đặc sản thánh địa Mỹ Sơn
Món bê thui Cầu Mống
Món bê thui Cầu Mống là một trong những món ăn ngon nổi tiếng nhất định bạn
phải thử khi ghé thăm thánh địa Mỹ Sơn. Nguyên liệu thịt bê được tuyển chọn từ
những con bê non ăn cỏ, có trọng lượng khoảng 30kg đổ xuống, được thui trên
bếp than để giữ độ ngọt của thịt và độ dai giòn của da. Sau đó sẽ được đem đi
thái lát mỏng, ăn kèm với nước chấm và các loại rau sống.
Nước chấm món bê thui Cầu Mống này cũng là một trong những yếu tố làm nên độ
ngon của món ăn. Thành phần của nước chấm gồm có chanh, mè rang, tỏi, ớt hòa
quyện với nước mắm hảo hạng, tạo nên hương vị món ăn ngon khó cưỡng.
Món mì Phú Chiêm
Ai từng được thưởng thức hương vị của món mì Phú Chiêm sẽ khó mà quên được
hương vị của nó. Mì Phú Chiêm với sợi mì dẻo dai màu trắng của giống gạo ngon
nhất được trồng ở đôi bờ sông Thu Bồn, kết hợp với thịt ba chỉ và tôm nõn tạo
nên hương vị hấp dẫn khó cưỡng. Món ăn thường được ăn kèm cùng các loại rau
sống như giá đỗ, rau muống chẻ, rau thơm… cùng một chút vị cay của ớt sừng
khiến món ăn tăng thêm phần hấp dẫn.
Bánh đập
Đây là một loại bánh tương tự với bánh tráng. Bánh đập có 2 loại đó là bánh
đập khô được nướng lên cho thơm giòn và bánh đập ướt. Khi ăn sẽ được chấm cùng
nước mắm nguyên chất kèm ớt tươi.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết của chúng tôi. Hi vọng
bài viết có thể cung cấp cho bạn sẽ có những thông tin bổ ích trong cuộc sống
và công việc, và mở ra cho các bạn thêm những góc nhìn mới hơn về các vấn đề
trong ngành nghề cũng như là các giá trị văn hóa của hai dân tộc Việt Nam -
Nhật Bản. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích
khác và cơ hội việc làm cực hấp dẫn tại Công ty AGS nữa nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Tổng hợp