Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
Khoản thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh có
phải kê khai riêng không?. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về
phần thuế và những người muốn hiểu rõ hơn về các chính sách ưu đãi thuế TNDN để
áp dụng hiệu quả trong quản lý hoạt động của chi nhánh. AGS muốn chia sẻ về chủ
đề này bởi vì việc xác định và kê khai riêng thu nhập được hưởng ưu đãi thuế
TNDN của chi nhánh là một nội dung quan trọng trong công tác kế toán thuế
Cùng
tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Khoản thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh có phải kê khai riêng không?
Trước những vướng mắt về việc phân bổ thuế thu nhập doanh nghiệp, Cục thuế tỉnh
Bình Định ban hành hướng dẫn về việc kê khai quyết toán thuế của Chi nhánh thuộc
diện được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp như sau:
Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế
Người
nộp thuế thực hiện các quy định về địa điểm nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều 45 Luật Quản lý thuế và các quy định sau
đây:
1. Địa điểm nộp hồ sơ khai thuế đối với người nộp thuế có nhiều hoạt
động, kinh doanh trên nhiều địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại điểm a, điểm b
khoản 4 Điều 45 Luật Quản lý thuế là cơ quan thuế nơi có hoạt động kinh doanh
khác tỉnh, thành phố nơi có trụ sở chính đối với các trường hợp sau đây:
...
h)
Khai thuế thu nhập doanh nghiệp tại nơi có đơn vị phụ thuộc, địa điểm kinh doanh
có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
...
Theo quy
định tại điểm c khoản 3 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC về việc khai thuế, tính
thuế, quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp đối với đơn vị
phụ thuộc, địa điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
Khai thuế, tính thuế,
quyết toán thuế, phân bổ và nộp thuế thu nhập doanh nghiệp
...
3. Khai
thuế, quyết toán thuế, nộp thuế:
...
c) Đối với đơn vị phụ thuộc, địa
điểm kinh doanh là cơ sở sản xuất:
c.1) Khai thuế, tạm nộp thuế hàng
quý:
Người nộp thuế không phải nộp hồ sơ khai thuế quý nhưng phải xác định
số thuế tạm nộp hàng quý theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 8 Nghị định số
126/2020/NĐ-CP để nộp tiền thuế thu nhập doanh nghiệp tại từng tỉnh nơi có cơ sở
sản xuất, bao gồm cả nơi có đơn vị được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh
nghiệp.
c.2) Quyết toán thuế:
Người nộp thuế khai quyết toán thuế thu
nhập doanh nghiệp đối với toàn bộ hoạt động sản xuất, kinh doanh theo mẫu số
03/TNDN, nộp phụ lục bảng phân bổ số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp cho các
địa phương nơi được hưởng nguồn thu đối với cơ sở sản xuất theo mẫu số 03-8/TNDN
ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp;
nộp số tiền thuế phân bổ cho từng tỉnh nơi có cơ sở sản xuất theo quy định tại
khoản 4 Điều 12 Thông tư này.
Riêng hoạt động được hưởng ưu đãi thuế thu
nhập doanh nghiệp thì người nộp thuế khai quyết toán thuế theo mẫu số 03/TNDN
ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này tại cơ quan thuế quản lý trực tiếp,
xác định số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của hoạt động được hưởng ưu đãi
thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03-3A/TNDN, 03-3B/TNDN, 03-3C/TNDN,
03-3D/TNDN ban hành kèm theo phụ lục II Thông tư này và nộp tại cơ quan thuế nơi
có đơn vị được hưởng ưu đãi khác tỉnh và cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
Trường
hợp số thuế đã tạm nộp theo quý nhỏ hơn số thuế phải nộp phân bổ cho từng tỉnh
theo quyết toán thuế thì người nộp thuế phải nộp số thuế còn thiếu cho từng
tỉnh. Trường hợp số thuế đã tạm nộp theo quý lớn hơn số thuế phân bổ cho từng
tỉnh thì được xác định là số thuế nộp thừa và xử lý theo quy định tại Điều 60
Luật Quản lý thuế và Điều 25 Thông tư này.
Như vậy, trường hợp chi nhánh
doanh nghiệp thuộc đối tượng được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ
thực hiện khai thuế thu nhập doanh nghiệp riêng tại nơi có đơn vị phụ thuộc có
hoạt động sản xuất kinh doanh.
Đồng thời, hướng dẫn về nội dung này như
sau:
Trường hợp Công ty TNHH CJ Vina Agri - Chi nhánh Bình Định là cơ sở
sản xuất kinh doanh hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn khác tỉnh, thành phố
với trụ sở chính, có thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
thì:
- Về kê khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của Chi nhánh:
Thực
hiện kê khai riêng đối với thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp
của Chi nhánh Bình Định theo quy định tại điểm h khoản 1 Điều 11 Nghị định
126/2020/NĐ-CP và điểm c2 khoản 3 Điều 17 Thông tư 80/2021/TT-BTC
Cụ thể
như sau:
- Biểu mẫu 03/TNDN: Chi nhánh Bình Đinh kê khai:
- Chỉ tiêu C17: chỉ khai hoạt động ưu đãi thuế.
- Chỉ tiêu E1: chỉ khai hoạt động ưu đãi thuế.
- Biểu mẫu 03-8/TNDN: Chi nhánh không kê khai.
2. Khoản tiền thuế nộp thừa của chi nhánh có được bù trừ qua khoản tiền thuế nộp thiếu của trụ sở chính công ty không?
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC về việc bù
trừ khoản tiền khoản tiền thuế nộp thừa của chi nhánh bù trừ qua khoản tiền
thuế nộp thiếu của trụ sở chính công ty như sau:
Xử lý số tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
1. Người nộp thuế có số tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa,
tiền phạt nộp thừa (sau đây gọi là khoản nộp thừa) theo quy định tại khoản 1
Điều 60 Luật Quản lý thuế thì được xử lý bù trừ hoặc hoàn trả như sau:
a)
Bù trừ khoản nộp thừa với số tiền thuế còn nợ, tiền chậm nộp còn nợ, tiền phạt
còn nợ (sau đây gọi là khoản nợ) hoặc trừ vào số tiền thuế, tiền chậm nộp,
tiền phạt phát sinh phải nộp của lần tiếp theo (sau đây gọi là khoản thu phát
sinh) trong các trường hợp:
a.1) Bù trừ với khoản nợ của người nộp thuế
có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản
nộp thừa.
a.2) Bù trừ với khoản thu phát sinh của người nộp thuế có cùng
nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách với khoản nộp
thừa.
Như vậy, theo quy định trên thì đơn vị phụ thuộc, chi nhánh công ty chỉ được thực hiện bù trừ khoản nợ của trụ sở chính công ty khi ở cùng địa bàn thu ngân sách với khoản tiền thuế nộp thừa
Cụ thể, hướng dẫn về nội dung
này như sau:
Về bù trừ nghĩa vụ thuế:
- Theo điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC thì trường hợp số tiền thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thừa tại tỉnh Bình Định không được bù trừ với số thuế thu nhập doanh nghiệp nộp thiếu tại tỉnh Long An vì khác địa bàn thu ngân sách.
- Trường hợp đơn vị kê khai bổ sung quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp, điều chỉnh lại thuế phải nộp do phân bổ lại thì phải nộp tiền chậm nộp phát sinh đối với số tiền thuế phải nộp tăng thêm nếu điều chỉnh tăng thuế phân bổ tại Chi nhánh.
3. Thẩm quyền của cơ quan thuế trong việc xử lý bù trừ khoản tiền thuế nộp thừa được quy định như thế nào?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 25 Thông tư 80/2021/TT-BTC về thẩm quyền xử lý
bù trừ khoản nộp thừa của cơ quan thuế như sau:
Xử lý số tiền thuế, tiền
chậm nộp, tiền phạt nộp thừa
...
3. Thẩm quyền xử lý bù trừ khoản
nộp thừa của cơ quan thuế
a) Cơ quan thuế quản lý trực tiếp thực hiện:
a.1)
Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát
sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1
Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý.
a.2) Tiếp nhận, giải quyết
văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy
định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế trực tiếp quản lý thu hoặc
do cơ quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ quản lý thu theo quy định tại
điểm b khoản 6 Điều 3 Thông tư này.
b) Cơ quan thuế quản lý khoản thu
ngân sách nhà nước thực hiện:
b.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế
khoản nộp thừa của người nộp thuế do cơ quan thuế quản lý thu thuộc trường hợp
quy định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này.
b.2) Tiếp nhận, giải quyết
văn bản đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế thuộc trường hợp quy
định tại điểm a.4 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý thu.
c) Cơ
quan thuế quản lý địa bàn nhận phân bổ theo quy định tại điểm b khoản 6 Điều 3
Thông tư này thực hiện:
c.1) Bù trừ trên hệ thống quản lý thuế khoản nộp
thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh của người nộp thuế thuộc trường hợp quy
định tại điểm a.1, a.2 khoản 1 Điều này do cơ quan thuế quản lý đối với khoản
thu được phân bổ.
c.2) Phối hợp với cơ quan thuế quản lý trực tiếp xử lý
bù trừ khoản nộp thừa với khoản nợ, khoản thu phát sinh do nơi được hưởng
khoản thu được phân bổ quản lý thu theo hướng dẫn tại điểm a.4 khoản 1 Điều
này.
Như vậy, cơ quan thuế có thẩm quyền quản lý khoản tiền bù trừ, tiếp
nhận giải quyết đề nghị xử lý khoản nộp thừa của người nộp thuế.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn
đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/ho-tro-phap-luat/khoan-thu-nhap-duoc-huong-uu-dai-thue-thu-nhap-doanh-nghiep-cua-chi-nhanh-co-phai-ke-khai-rieng-kho-960428-47144.html