So sánh chứng chỉ APC và CPA của giới "Kế, kiểm"
Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và
cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và
tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
So sánh chứng chỉ APC và CPA của giới "kế, kiểm". Bài viết dành
cho các kế toán, kiểm toán hiểu rõ hơn về hai loại chứng chỉ APC và CPA,
qua đó có thể chọn học và thi chứng chỉ phù hợp. AGS muốn chia sẻ
về chủ đề này bởi vì đây đều là các chứng chỉ đặc biệt dành cho kế toán
và kiểm toán viên.
I. Chứng chỉ APC và CPA là gì?
1. Chứng chỉ APC
Chứng chỉ APC (Accounting Practice Certificate) - Chứng chỉ hành nghề kế
toán (hay còn gọi là chứng chỉ kế toán viên) là chứng nhận hành nghề kế
toán được cấp khi cá nhân vượt qua kỳ thi do Bộ Tài chính tổ chức. Chứng
chỉ APC là cơ sở để công nhận một kế toán viên chuyên nghiệp và đánh giá
về chuyên môn, phẩm chất của kế toán viên.
Chứng chỉ APC có 4 môn thi:
- Pháp luật kinh tế và Luật doanh nghiệp.
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
- Thuế và quản lý thuế nâng cao.
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
Để vượt qua kỳ thi APC, bạn sẽ phải đạt tổng số điểm 4 môn từ 25 điểm
trở lên và không có môn nào được điểm dưới 5. Điểm của môn thi đạt yêu
cầu được bảo lưu trong 3 năm liên tục kể từ năm bắt đầu dự thi môn đó.
Lưu ý: Nếu các bạn đã thi hết 4 môn nhưng chưa đạt tổng điểm trên 25 hoặc có
môn dưới 5 điểm, các bạn sẽ phải thi lại môn dưới 5 điểm và có thể chọn
môn để thi nâng điểm.
2. Chứng chỉ CPA
Chứng chỉ CPA (Certified
Public Accountants) - Chứng chỉ hành nghề kiểm toán là một loại chứng chỉ hành nghề
cho những người làm kế toán, kiểm toán, được công nhận bởi Hiệp hội
nghề nghiệp trong nước/quốc tế. Hiện nay, chứng chỉ CPA được nhiều nước trên thế giới công nhận, mỗi
quốc gia sẽ có những đặc điểm khác nhau. Điển hình là CPA Việt Nam và
CPA Úc, nếu CPA của Việt Nam được Bộ Tài chính tổ chức thi và cấp bằng
kèm nhiều điều kiện khác thì CPA của Úc lại do Hội Kế toán công chức Úc
tổ chức và cấp bằng.

Chứng chỉ CPA có 7 môn thi:
- Pháp luật về kinh tế và Luật doanh nghiệp.
- Tài chính và quản lý tài chính nâng cao.
- Thuế và quản lý thuế nâng cao.
- Kế toán tài chính, kế toán quản trị nâng cao.
- Kiểm toán và dịch vụ bảo đảm nâng cao.
- Phân tích hoạt động tài chính nâng cao.
- Ngoại ngữ trình độ C của Anh/ Nga/ Pháp/ Trung Quốc/ Đức.
Lưu ý: Mỗi môn đạt tối thiểu 5 điểm và có tổng điểm tối thiểu là 38 điểm
cho 6 môn thi trừ Ngoại ngữ – môn điều kiện.
II. Vai trò và so sánh chứng chỉ APC và CPA mới nhất
1. Vai trò của hai chứng chỉ APC và CPA
Chứng chỉ APC và CPA có vai trò trong hành nghề và sự nghiệp của các kế
toán, kiểm toán viên, cụ thể giúp kế toán, kiểm toán viên:
- Mở rộng con đường sự nghiệp và có nhiều cơ hội là việc tại các công ty về kế toán kiểm toán hàng đầu, đảm nhận vai trò kiểm soát nội bộ trong các công ty hoặc có thể tự mở dịch vụ riêng.
- Nâng mức thu nhập của kế toán, kiểm toán viên.
- Giúp khẳng định vị thế của bản thân trong công việc bởi khi đã có chứng chỉ này thì cá nhân đã được công nhận là một kế toán viên, kiểm toán viên chuyên nghiệp, có kiến thức về chuyên môn vững vàng.
2. So sánh chứng chỉ APC và CPA mới nhất
*Giống nhau:
- Đều là chứng chỉ hành nghề khi người dự thi vượt qua kỳ thi theo tiêu chuẩn quy định
- Điều kiện dự thi (quy định tại Điều 4 Thông tư 91/2017/TT-BTC) gồm có:
- Có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, liêm khiết, trung thực và có ý thức chấp hành pháp luật.
- Có bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên chuyên ngành tài chính, kiểm toán, kế toán.
- Có thời gian công tác thực tế về tài chính, kiểm toán, kế toán tối thiểu từ 60 tháng trở lên tính từ tháng tốt nghiệp được ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học/sau đại học cho đến thời điểm đăng ký dự thi.
- Phải nộp đầy đủ hồ sơ và lệ phí dự thi chứng chỉ.

*Khác nhau:
- Số lượng môn thi:
- APC: 4 môn thi.
-
CPA: 7 môn thi. Ngoài 4 môn thi như APC còn có thêm 3 môn: Kiểm toán và dịch vụ
đảm bảo nâng cao; Phân tích hoạt động tài chính nâng cao; Ngoại
ngữ.
- Quy định về đăng ký hành nghề:
- APC: Đăng ký hành nghề dịch vụ kế toán quy định tại Thông tư số 296/2016/TT – BTC.
- CPA: Đăng ký hành nghề kiểm toán quy định tại Thông tư số 202/2012/TT-BTC. 1 người có chứng chỉ CPA có thể đăng ký hành nghề kiểm toán và kế toán, nhưng người có chứng chỉ APC chỉ có thể đăng ký hành nghề kế toán.
III. Công việc nào cần có chứng chỉ APC và CPA?
Để lựa chọn thi chứng chỉ APC hay CPA phù hợp với nhu cầu công việc thì
cần phải hiểu rõ công việc nào cần có 02 chứng chỉ này.
- Công việc phải có chứng chỉ APC: Chứng chỉ này bắt buộc đối với cá nhân muốn đảm nhiệm các vị trí sau đây:
- Người được thuê làm sổ sách về kế toán.
- Cá nhân kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.
- Chủ sở hữu của các doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực dịch vụ kế toán.
- Công việc phải có chứng chỉ CPA, gồm:
- Đối với cá nhân: Chỉ kiểm toán viên có chứng chỉ này mới có quyền điều hành các cuộc kiểm toán, ký báo cáo kiểm toán.
- Đối với doanh nghiệp kiểm toán: Căn cứ Luật Kiểm toán độc lập 2011 thì để thanh lập doanh nghiệp về kiểm toán thì: Tuỳ thuộc vào loại hình doanh nghiệp, phải có ít nhất từ 02 - 05 thành viên góp vốn là kiểm toán viên hành nghề trong công ty/ Người đại diện pháp luật, Giám đốc/Tổng Giám đốc là kiểm toán viên.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này.
Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi
chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm
tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://www.pace.edu.vn/tin-kho-tri-thuc/chung-chi-cpa-la-gi, https://amis.misa.vn/24901/chung-chi-hanh-nghe-ke-toan/