Thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất quy định thì kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất nào?
Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung
cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề
Kê khai, nộp thuế GTGT. Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ
trách về phần thuế, người lao động đang muốn tìm hiểu về cách nộp thuế.
AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì thuế GTGT là một loại thuế mà bất
kỳ người lao động nào trong quá làm việc đều sẽ gặp phải.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
I. Quy định về phương pháp khấu trừ thuế
Căn cứ theo khoản 5 Điều 12 Thông tư 219/2013/TT-BTC
quy định về phương pháp khấu trừ thuế như sau:
Phương pháp khấu trừ thuế
...
5. Xác định số thuế GTGT phải nộp:
...
a) Số thuế giá trị gia tăng đầu ra bằng tổng số thuế giá trị gia tăng của
hàng hóa, dịch vụ bán ra ghi trên hóa đơn giá trị gia tăng.
...
Cơ sở kinh doanh phải chấp hành chế độ kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng
từ theo quy định của pháp luật về kế toán, hóa đơn, chứng từ. Trường hợp
hóa đơn ghi sai mức thuế suất thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh
chưa tự điều chỉnh, cơ quan thuế kiểm tra, phát hiện thì xử lý như sau:
Đối với cơ sở kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ: Nếu thuế suất thuế GTGT
ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được quy định tại các văn bản quy
phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp thuế GTGT theo thuế suất
đã ghi trên hóa đơn;
Nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn thấp hơn thuế suất đã được quy
định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai,
nộp thuế GTGT theo thuế suất thuế GTGT quy định tại các văn bản quy phạm
pháp luật về thuế GTGT.
Theo đó, nếu thuế suất thuế GTGT ghi trên hóa đơn cao hơn thuế suất đã được
quy định tại các văn bản quy phạm pháp luật về thuế GTGT thì phải kê khai, nộp
thuế GTGT theo thuế suất đã ghi trên hóa đơn khi hóa đơn ghi sai mức thuế suất
thuế giá trị gia tăng mà cơ sở kinh doanh chưa tự điều chỉnh,cơ quan thuế kiểm
tra, phát hiện.
II. Phương pháp khấu trừ thuế GTGT áp dụng đối với ai?
Căn cứ khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi
khoản 4 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013
quy định về phương pháp khấu trừ thuế:
Theo đó, phương pháp khấu trừ thuế GTGT áp dụng với cơ sở kinh doanh thực hiện
đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật về kế
toán, hoá đơn, chứng từ bao gồm:
- Cơ sở kinh doanh có doanh thu hàng năm từ bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ từ 01 tỷ đồng trở lên, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
- Cơ sở kinh doanh đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế, trừ hộ, cá nhân kinh doanh.
III. Cách xác định nơi nộp thuế giá trị gia tăng
Theo quy định tại Điều 20 Thông tư 219/2013/TT-BTC hướng dẫn về nơi nộp
thuế giá trị gia tăng (GTGT) như sau:
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT tại địa phương nơi sản xuất, kinh
doanh.
- Người nộp thuế kê khai, nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ có cơ sở sản
xuất hạch toán phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính thì phải nộp thuế GTGT tại
địa phương nơi có cơ sở sản xuất và địa phương nơi đóng trụ sở chính.
- Trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã áp dụng phương pháp trực tiếp có cơ sở
sản xuất ở tỉnh, thành phố khác nơi đóng trụ sở chính hoặc có hoạt động bán
hàng vãng lai ngoại tỉnh thì doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện kê khai, nộp
thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh thu đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh
tại địa phương nơi có cơ sở sản xuất, nơi bán hàng vãng lai.
- Doanh nghiệp, hợp tác xã không phải nộp thuế GTGT theo tỷ lệ % trên doanh
thu tại trụ sở chính đối với doanh thu phát sinh ở ngoại tỉnh đã kê khai, nộp
thuế.
- Trường hợp cơ sở kinh doanh dịch vụ viễn thông có kinh doanh dịch vụ viễn
thông cước trả sau tại địa phương cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương
khác với tỉnh, thành phố nơi đóng trụ sở chính và thành lập chi nhánh hạch
toán phụ thuộc nộp thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ cùng tham gia kinh
doanh dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương đó thì cơ sở kinh doanh
dịch vụ viễn thông thực hiện khai, nộp thuế GTGT đối với dịch vụ viễn thông
cước trả sau như sau:
- Khai thuế GTGT đối với doanh thu dịch vụ viễn thông cước trả sau của toàn cơ sở kinh doanh với cơ quan thuế quản lý trực tiếp trụ sở chính.
- Nộp thuế GTGT tại địa phương nơi đóng trụ sở chính và tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc. Số thuế GTGT phải nộp tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc được xác định theo tỷ lệ 2% (đối với dịch vụ viễn thông cước trả sau chịu thuế GTGT với thuế suất 10%) trên doanh thu (chưa có thuế GTGT) dịch vụ viễn thông cước trả sau tại địa phương nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc.
Việc khai thuế, nộp thuế GTGT được thực hiện theo quy định tại Luật Quản lý
thuế và các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Quản lý thuế.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/thue-suat-thue-gtgt-ghi-tren-hoa-don-cao-hon-thue-suat-quy-dinh-thi-ke-khai-nop-thue-gtgt-theo-thue-342564-189069.html#goog_rewarded