Kỹ năng tra cứu văn bản quy phạm pháp luật dành cho sinh viên Luật

2014/07/18

Kỹnăng_Cánhân

1. Khái niệm:

Khái niệm: tra cứu, tìm kiếm quy định luật áp dụng là việc chủ thể tư vấn tìm kiếm những văn bản pháp luật liên quan đến những vụ việc yêu cầu được giải quyết.

2. Mối quan hệ của kỹ năng tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật áp dụng với các kỹ năng khác:

Tư vấn pháp luật là là một nghề mà yêu cầu người tư vấn phải có đầy đủ và thuần thục các kĩ năng nhất định. Qua từng gian đoạn khác nhau của hoạt động tư vấn người tư vấn phải áp dụng các kĩ năng tư vấn khác nhau như kỹ năng nghiên cứu hồ sơ, kỹ năng tra cứu tìm kiếm quy định pháp luật, kỹ năng tiếp xúc khách hành, kĩ năng đánh giá vụ việc,… Tuy rằng mỗi kỹ năng thường sử dụng trong từng giai đoạn riêng, nhưng chúng lại có quan hệ hết sức mật thiệt để giải quyết một vụ việc tư vấn. Kỹ năng tìm kiếm, tra cứu quy định pháp luật là kỹ năng cơ sở để cho người tư vấn tìm kiếm phương hướng cũng như cách thức giải quyết vấn đề. Trước đó người tư vấn cần phải có cái kỹ năng phân tích được vụ việc, kĩ năng nghiên cứu hồ sơ nhằm hiểu và xác định đúng vấn đề. Sau khi định hướng được các phương hướng giải quyết thì cần phải diễn đạt, hướng dẫn cũng như thuyết phục khách hành sao cho khách hàng tin tưởng vào khả năng của mình. Như vậy các kỹ năng tư vấn pháp luật có một mối quan hệ mật thiết mới nhau để giúp cho việc tư vấn diễn ra hiệu quả nhất.

3. Các bước thực hiện kỹ năng tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật áp dụng

Bước 1. Xác định vấn đề pháp lý của khách hàng

Cần nghiên cứu phân tích yêu cầu dịch vụ của khách hàng, xem đó có phải là vấn đề pháp lý hay không. Các câu hỏi cần đặt ra để nghiên cứu, phân tích là: Vấn đề pháp lý đặt ra là gì? Các khía cạnh cần lưu ý là gì? Và định hướng điều chỉnh pháp luật đối với các vấn đề pháp lý đó? Tác động đến quan hệ gì? Làm thay đổi quan hệ đó theo hướng nào? Tích cực hay tiêu cực? Có hậu quả xảy ra hay không? Hậu quả vật chất hay hậu quả hình thức? Nếu hậu quả theo hướng tiêu cực thì tính chất, mức độ đến đâu? Thuộc lĩnh vực hình sự, hành chính hay dân sự, kinh tế?... Cần lưu ý trường hợp có cùng một đối tượng nhưng lại có nhiều văn bản pháp luật điều chỉnh tư cách, quyền hạn khác nhau và mỗi văn bản quy định việc đáp ứng yêu cầu cho mỗi đối tượng đó khác nhau tùy theo từng lĩnh vực cụ thể.

Bước 2: Tra cứu và khoanh vùng nguồn luật

Sau khi đã xác định được vấn đề pháp lý của vụ việc, cần tiến hành tìm kiếm nguồn luật để giải quyết. Cơ sở dẫn chiếu là mối quan hệ giữa các tình tiết thực tế trong vụ việc của khách hàng với phần phạm vi và đối tượng điều chỉnh trong các văn bản pháp luật, cụ thể là các yếu tố, tình tiết thuộc nội dung dự liệu của phần giả định trong các quy phạm pháp luật. Tra cứu văn bản, xác định từ khóa quan trọng. Ví dụ: Hành chính, Dân sự, Hình sự, Thương mại, hệ thống, tập hợp, Công ước, năm có hiệu lực của văn bản, Nghị định, thông tư…. Có thể tìm nguồn của các văn bản pháp luật dựa trên các phương pháp:
  • Dựa trên hệ thống, tập hợp các văn bản pháp luật có sẵn (ví dụ: Hệ thống văn bản pháp luật; Các văn bản hướng dẫn và quy định…)
  • Tìm văn bản thông qua phương tiện internet, thông tin đại chúng, qua các trang web.
  • Hoặc thể tham khảo là các Báo cáo tổng kết của Tòa án hoặc các án lệ của Tòa.

Bước 3. Kiểm tra, rà soát để xác định quy phạm, nhóm quy phạm điều chỉnh quan hệ, đảm bảo các điều luật được áp dụng đang còn hiệu lực pháp luật tại thời điểm xảy ra các sự việc

Tiêu chí để kiểm tra, rà soát là tính hợp pháp, hợp lý, tính thống nhất và hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật nói chung. Sau đó kiểm tra hiệu lực của từng quy phạm có liên quan đến nội dung vụ việc và quyền lợi của khách hàng nằm trong các văn bản quy phạm pháp luật. Các trường hợp có thể xảy ra như sau:

  • Các quy định có lợi cho khách hàng, bao gồm: Các văn bản điều chỉnh vấn để của khách hàng có thể đang còn hiệu lực hoặc hết hiệu lực một phần và các quy định còn hiệu lực có lợi cho khác hàng
  • Các quy định bất lợi cho khách hàng, bao gồm: Các văn bản điều chỉnh được viện dẫn gây bất lợi cho khách hàng có thể đang còn hiệu lực pháp luật hoặc hết hiệu lực một phần, các quy định còn hiệu lực gây bất lợi cho khách hàng.
  • Các quy định vừa có lợi vừa bất lợi cho khách hàng, gồm: Các văn bản đang còn hiệu lực pháp luật hoặc phần còn hiệu lực pháp luật trong văn bản đã hết hiệu lực pháp luật một phần có thể vừa là quy định có lợi cho giải quyết vấn đề của khách hàng nhưng cũng có thể gây bất lợi cho họ.

Bước 4. Lựa chọn áp dụng và sắp xếp các quy định pháp luật phù hợp với yêu cầu đặt ra theo hướng đạt được lợi ích cao nhất

Tập hợp các quy phạm pháp luật đang có hiệu lực theo thứ bậc hiệu lực để xác định số lượng, nội dung quy phạm pháp luật đang có hiệu lực điều chỉnh vấn đề của khách hàng. Phân loại các nhóm quy phạm: Nhóm điều chỉnh theo hướng có lợi cho khách hàng; nhóm bất lợi cho khách hàng; nhóm vừa có lợi vừa bất lợi. Từ đó tìm ra văn bản và quy phạm có lợi nhất điều chỉnh vụ việc của khách hàng.

4. Ví dụ thực tiễn trong thực hiện kỹ năng tra cứu, tìm kiếm quy định pháp luật áp dụng.

Tình huống thực tiễn: Anh Phúc làm việc tại công ty Y có trụ sở tại quân Đống Đa, Hà Nội theo hợp đồng lao động xác định thời hạn 02 năm từ 01/01/2020. Vì lý do cá nhân nên ngày 01/04/2021 anh đã thông báo nghỉ việc(bằng văn bản) từ ngày 30/04/2015. Ngày 02/5/2021 anh Phúc nhận được thông báo đến công ty để thực hiện thủ tục chấm dứt hợp đồng lao động. Giám đốc công ty trao cho anh quyết định sa thải vì anh Phúc tự ý nghỉ việc mà không có lý do chính đáng. Anh Phúc đã tìm đến văn phòng luật sự để được tư vấn về vấn đề công ty sa thải anh có hợp pháp không ?


Từ phân tích trên, có thể hướng dẫn khách hàng khiếu nại giám đốc công ty hoặc yêu cầu hoà giải viên lao động, trọng tài lao động hoà giải hoặc khởi kiện vụ án ra Toà án nhân dân.
Link: https://luatminhkhue.vn/phan-tich-ky-nang-tra-cuu-tim-kiem-quy-dinh-phap-luat-ap-dung.aspx

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ