QUY ĐỊNH VỀ THỬ VIỆC

2019/08/22

LuậtLaođộng

Thử việc là một quá trình trong thoả thuận của người lao động và người sử dụng lao động, mà mục đích duy nhất của quá trình này là ký kết hợp đồng lao động. Trong thời gian thực hiện quá trình này, quan hệ lao động giữa các chủ thể được điều chỉnh bởi quan hệ dân sự thông thường.

CĂN CỨ PHÁP LÝ: 

Bộ luật Lao động 2019;

Thông tư 10/2020/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Bộ luật Lao động về nội dung của hợp đồng lao động, Hội đồng thương lượng tập thể và nghề, công việc có ảnh hưởng xấu tới chức năng sinh sản, nuôi con do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;

Nghị định 12/2022/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực lao động, bảo hiểm xã hội, người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng.

1. Quy định pháp luật về thử việc

Thông thường, sau khi các nhà tuyển dụng sàn lọc và chọn ra một hoặc một vài ứng viên phù hợp với vị trí trống trong doanh nghiệp, ứng viên sẽ có một khoảng thời gian ngắn làm việc. Đây là khoảng thời gian để cho cả nhà tuyển dụng và ứng viên đánh giá bản thân. Đối với ứng viên thì đây là lúc để họ xem xét liệu bản thân mình co phù hợp với môi trường mới này hay không, Còn đối với nhà tuyển dụng, đây là khoảng thời gian mà họ tiếp tục kiểm tra, đánh giá năng lực của ứng viên. Và mục đích duy nhất sau toàn bộ quá trình trên là ký kết hợp đồng lao động. 

Theo đó thì khoảng thời gian tuy được điều chỉnh bởi pháp luật dân sự, nhưng cả ứng viên và cả nhà tuyển dụng điều có các quyền và nghĩa vụ cơ bản tương tự như quan hệ lao động. Tại khoản 1 Điều 24 Bộ luật Dân sự 2019 quy định “Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc”. Như vậy thì có hai hình thức khi thoả thuận thử việc: (i) hợp đồng lao động và (ii) hợp đồng thử việc. Bên cạnh đó thì tại khoản 2 Điều 24 cũng cho thấy rằng những nội dung trong hợp đồng thử việc cũng tương tự như hợp đồng lao động. Ví dụ như vấn đề về thông tin của người lao động, địa điểm và thời gian làm việc, v.v.

Ngoài những vấn đề trên thì tiền lương cũng như thời gian thử việc là một vấn đề mà cả người lao động và người sử dụng lao động đều quan tâm, bởi lẽ các nghĩa vụ và quyền lợi đối với nhà nước khi còn là nhân viên thử việc và nhân viên chính thức là khác nhau.

Trên thực tế rất nhiều người lao động không để ý và chấp nhận mức lương thử việc là 80% mức lương chính thức của công việc đó. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 26, Bộ luật Lao động 2019 quy định về tiền lương thử việc như sau:

“Điều 26. Tiền lương thử việc

Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương của công việc đó.”

Theo quy định này, từ khi Bộ luật Lao động chính thức có hiệu lực từ ngày 1/1/2021 thì mức lương thử việc tối thiểu mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động thử việc là 85% mức lương chính thức của công việc đó. 

Như vậy, lương thử việc tối thiểu không phải là 80% mà là 85% mức lương của công việc đó. Trường hợp người sử dụng lao động trả dưới mức lương thử việc được quy định này người lao động hoàn toàn có cơ sở đề xuất mức lương thử việc cao hơn.

Thêm vào đó, căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc thì thời gian thử việc do các bên thoả thuận nhưng chỉ được thử việc một lần và đảm bảo điều kiện về thời gian như sau:

  • Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

  • Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

  • Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

  • Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

2. Mức phạt hành chính đối với người sử dụng lao động khi vi phạm quy định về thử việc

Mức lương thử việc không giới hạn mức tối đa nhưng giới hạn mức tối thiểu. Nếu trả lương thử việc thấp hơn mức quy định người sử dụng lao động có thể bị phạt. Tương tự ở thời gian thử việc, tuy thử việc không phải là khoảng thời gian bắt buộc trong quan hệ lao động, nhưng pháp luật có quy định về khoản thời gian tối đa để các bên thoả thuận, trường hợp người sử dụng lao động đề xuất thời gian dài hơn khoảng thời gian theo luật định cũng có thể bị phạt. Theo Khoản 2, Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về thử việc đối với cá nhân cụ thể như sau:

“2. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:

a) Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;

b) Thử việc quá thời gian quy định;

c) Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;

d) Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.

Căn cứ theo Khoản 1, Điều 6, Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì mức phạt với cùng lỗi vi phạm về thử việc (quy định tại Điều 10, Nghị định 12/2022/NĐ-CP nêu trên) đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. 

Như vậy, nếu trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó hoặc đề xuất khoảng thời gian thử việc dài hơn so với luật định, người sử dụng lao động có thể bị phạt lên tới 5.000.000 đồng đối với cá nhân và phạt lên tới 10.000.000 đồng đối với tổ chức.

#trucha #agshcm #boluatlaodong


Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ