Kiểm toán tài chính (Tổng quan, lịch trình, kiểm kê (tiền mặt, tài sản cố định)

2019/09/16

TintứcKiểmtoán

I. Tổng quan

Kiểm toán tài chính là một hoạt động kiểm tra đặc biệt nhằm xác minh tính trung thực và hợp lý của các tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo tài chính của các tổ chức, cơ quan đơn vị, doanh nghiệp, bảo đảm việc tuân thủ các chuẩn mực và các quy định hiện hành. Kiểm toán tài chính cần được phân biệt với kiểm toán công nghệ thông tin.

  • Các dạng của kiểm toán tài chính

Theo mô hình tổ chức và biểu hiện pháp lý có kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ.

Theo đối tượng kiểm toán có kiểm toán báo cáo tài chính, kiểm toán hoạt động, kiểm toán tuân thủ.

  • Đối tượng của kiểm toán tài chính

Đối tượng của công việc kiểm toán báo cáo tài chính hướng tới là các báo cáo tài chính bao gồm: báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, bảng cân đối kế toán báo cáo lưu chuyển tiền tệ và bản thuyết minh báo cáo tài chính…

  • Mục tiêu của kiểm toán tài chính

Làm tăng độ tin cậy của người sử dụng các báo cáo tài chính và thông tin tài chính là mục đích của kiểm toán tài chính là . Để đạt được mục đích trên, kiểm toán viên nhà nước phải đưa ra ý kiến về việc liệu báo cáo tài chính, các thông tin tài chính có được lập và trình bày trung thực, hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu, phù hợp với các quy định về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

  • Khi thực hiện kiểm toán tài chính, mục tiêu chung của kiểm toán viên nhà nước là:

- Đạt được sự đảm bảo hợp lý rằng, xét trên các khía cạnh trọng yếu, liệu báo cáo tài chính, các thông tin tài chính có còn sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn hay không, báo cáo tài chính có được lập và trình bày phù hợp với khuôn khổ quy định hiện hành về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng hay không.

- Lập báo cáo kiểm toán và công bố kết quả của cuộc kiểm toán phù hợp với các phát hiện kiểm toán.

II. Lịch trình

1. Kiểm toán viên phải xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể để xác định phạm vi, lịch trình, định hướng của cuộc kiểm toán và để làm cơ sở lập kế hoạch kiểm toán.

2. Trong việc xây dựng chiến lược kiểm toán tổng thể, kiểm toán viên phải (xem hướng dẫn tại đoạn A8 - A11 Chuẩn mực này):

- Xác định đặc điểm của cuộc kiểm toán nhằm xác định phạm vi kiểm toán;

- Xác định mục tiêu báo cáo của cuộc kiểm toán nhằm thiết lập lịch trình kiểm toán và yêu cầu trao đổi thông tin;

- Xem xét các yếu tố mà theo xét đoán chuyên môn của kiểm toán viên là có vai trò quan trọng trong việc xác định công việc trọng tâm của nhóm kiểm toán;

- Xem xét kết quả của các thủ tục ban đầu của cuộc kiểm toán cũng như những hiểu biết mà thành viên Ban Giám đốc phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán đã thu được từ việc cung cấp các dịch vụ trước đây cho đơn vị được kiểm toán đó có phù hợp với cuộc kiểm toán này không;

- Xác định nội dung, lịch trình và phạm vi các nguồn lực cần thiết để thực hiện cuộc kiểm toán.

3. Kiểm toán viên phải xây dựng kế hoạch kiểm toán, bao gồm:

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục đánh giá rủi ro theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 315;

- Nội dung, lịch trình và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo ở cấp độ cơ sở dẫn liệu theo quy định và hướng dẫn tại Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 330;

- Các thủ tục kiểm toán bắt buộc khác để đảm bảo cuộc kiểm toán tuân thủ các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam (xem hướng dẫn tại đoạn A12 Chuẩn mực này).

4 Khi cần thiết, kiểm toán viên phải cập nhật và điều chỉnh chiến lược kiểm toán tổng thể và kế hoạch kiểm toán trong suốt quá trình thực hiện cuộc kiểm toán (xem hướng dẫn tại đoạn A13 Chuẩn mực này).

5. Kiểm toán viên phải xác định nội dung, lịch trình, phạm vi trong việc chỉ đạo, giám sát các thành viên trong nhóm kiểm toán và soát xét công việc của họ (xem hướng dẫn tại đoạn A14 - A15 Chuẩn mực này).

III. Kiểm kê

1. Tiền mặt

Kiểm kê hiện vật các loại tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá để đảm bảo sự khớp đúng giữa tồn quỹ thực tế với số dư trên sổ kế toán và sổ quỹ (hoặc sổ theo dõi xuất nhập tài sản).

Các thành viên tham gia kiểm kê phải trực tiếp kiểm đếm từng bó, túi, bao, hộp, thùng tiền nguyên niêm phong đối với tiền mặt, tài sản quý, giấy tờ có giá đã đóng gói theo quy định; xem xét tình trạng nguyên niêm phong bó, túi, bao, hộp, thùng tiền hoặc tài sản quý, giấy tờ có giá. Trường hợp có nghi vấn, phải mở ra kiểm đếm hiện vật bên trong hoặc kiểm đếm lại từng tờ (đối với tiền mặt). Phải ghi kết quả kiểm kê (chi tiết các loại tài sản theo số lượng, giá trị) vào sổ sách theo quy định. Đối chiếu tài sản thực tế đã kiểm kê (số lượng, giá trị) với số dư trên sổ sách của kế toán và thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền); nếu có chênh lệch (thừa hoặc thiếu) thì phải lập biên bản và xử lý theo quy định tại Điều 64 Thông tư này.

Việc kiểm kê tồn quỹ cuối ngày, đối với tiền chưa chẵn bó (túi) phải kiểm đếm tờ (miếng).

Biên bản kiểm kê được thông qua công khai, các thành viên Hội đồng kiểm kê, thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền) phải ký tên xác nhận. Giám đốc, Trưởng phòng Kế toán, thủ quỹ (hoặc thủ kho tiền) phải ký tên xác nhận số liệu trên sổ quỹ hoặc sổ kiểm kê (nếu có).

2. Tài sản cố định

Kiểm kê về số lượng và chất lượng sản phẩm trong kỳ kế toán bao gồm hàng tồn kho, sản phẩm đã bán, hàng bán bị trả lại, hàng bị hao mòn, hỏng hóc,... để lên chiến lược sản xuất kinh doanh.

a. Phân loại kiểm kê tài sản:

Tùy theo phạm vi và thời gian, kiểm kê tài sản được chia thành 2 loại chủ yếu đó là:

Kiểm kê theo phạm vi và đối tượng tài sản: Kiểm kê từng phần tài sản và kiểm kê toàn bộ.

Kiểm kê theo thời gian tiến hành kiểm kê: Kiểm kê bất thường và kiểm kê định kỳ.

b. Tác dụng của kiểm kê tài sản:

Giúp cho việc ghi chép, vào sổ, lên báo cáo số liệu đúng với tình hình thực tế.

Ngăn ngừa các hiện tượng tham ô, lãng phí, cắt xén làm thất thoát tài sản doanh nghiệp, làm cơ sở để kỷ luật tài chính với các hiện tượng vi phạm, nâng cao trách nhiệm của người quản lý tài sản.

Giúp cho lãnh đạo nắm bắt chính xác số lượng, chất lượng các loại tài sản hiện có, hàng tồn kho, tài sản bị trả lại, nguồn vốn hiện có ...để có biện pháp, quyết định kinh tế nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng.

Tiết kiệm chi phí, thời gian, công sức khi thực hiện các kế hoạch đầu tư, mua sắm tài sản, đầu tư của doanh nghiệp.

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ