Sau khi nhận được giấy phép kinh doanh, công ty hay doanh nghiệp cần phải thực
hiện các thủ tục tiếp theo để có thể đi vào hoạt động bình thường và không bị
xử phạt theo quy định. Vậy, công ty, doanh nghiệp mới thành lập cần làm những
gì? Bài viết này sẽ giải đáp thắc mắc của quý khách hàng.
1. Mua chữ ký số (Etoken)
Chữ ký số, chữ ký điện tử hay token là bắt buộc, giúp cho doanh nghiệp dễ
dàng kê khai và nộp thuế qua mạng điện tử, tránh lãng phí thời gian và công
sức đi lại. Chữ ký số được sử dụng để kê khai, nộp thuế điện tử, kê khai hải
quan điện tử, kê khai bảo hiểm xã hội điện tử, giao dịch trên Cổng thông tin
một cửa quốc gia, đấu thầu điện tử... Chữ ký số điện tử có giá trị tương
đương với con dấu của doanh nghiệp khi nộp thuế điện tử. Tương tự như một
tài khoản ngân hàng, một doanh nghiệp có thể dùng nhiều chữ ký số nhưng một
chữ ký số chỉ được dùng cho một doanh nghiệp.
Một doanh nghiệp có khả năng mua tối đa là 3 chữ ký số:
-
Chữ ký thứ nhất dùng để kê khai thuế( được lưu trữ ở công ty kế toán)
-
Chữ ký thứ 2 dùng để nộp thuế, phát hành hóa đơn( lưu trữ ở quý công ty)
-
Chữ ký cuối cùng dùng cho tờ khai hải quan (Lưu trữ ở Hải quan)
2. Nộp lệ phí môn bài
Sau khi có tài khoản ngân hàng và chữ ký số, Doanh nghiệp có trách nhiệm kê
khai, nộp lệ phí môn bài khi mới ra hoạt động kinh doanh cho Chi cục thuế
quản lý trực tiếp. Trong trường hợp doanh nghiệp có chi nhánh, văn phòng đại
diện, địa điểm kinh doanh ở cùng địa phương cấp tỉnh, thì doanh nghiệp thực
hiện khai, nộp lệ phí môn bài cho các đơn vị phụ thuộc đó với Chi cục thuế
quản lý trực tiếp của doanh nghiệp. Trường hợp các đơn vị phụ thuộc kinh
doanh ở khác địa phương cấp tỉnh, thì đơn vị phụ thuộc đó tự khai, nộp lệ
phí môn bài với Chi cục thuế quản lý trực tiếp mình.
* Thời gian nộp tờ khai thuế môn bài: Doanh nghiệp phải
nộp tờ khai lệ phí môn bài cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp trước ngày 30
tháng 1 năm sau năm thành lập.
* Mức đóng lệ phí môn bài đối với doanh nghiệp:
-
Doanh nghiệp được miễn lệ phí môn bài năm đầu thành lập (từ ngày 01 tháng
01 đến hết ngày 31 tháng 12);
-
Từ năm thứ 2 trở đi, mức phí môn bài doanh nghiệp phải đóng như sau:
VỐN ĐIỀU LỆ
|
LỆ PHÍ MÔN BÀI PHẢI ĐÓNG
|
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng
|
3.000.000 đồng / năm
|
Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống
|
2.000.000 đồng / năm
|
Chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh...
|
1.000.000 đồng / năm
|
3. Đăng ký thông tin kế toán
* Kỳ quyết toán: Hiện nay có hai phương pháp khai thuế
thu nhập doanh nghiệp là phương pháp trực tiếp và phương pháp gián tiếp phù
hợp với hai kỳ kê khai là theo tháng hoặc theo quý. Đối với công ty mới
thành lập nên chọn khai theo quý. Thời hạn nộp thuế GTGT của công ty là vào
ngày 30 của tháng đầu tiên của quý tiếp theo.
* Khấu hao TSCĐ: đăng ký phương pháp trích khấu hao TSCĐ
(nếu doanh nghiệp bạn có TSCĐ).
Theo quy định tại thông tư 45/2013/TT-BTC:
“Doanh nghiệp tự quyết định phương pháp trích khấu hao, thời gian trích khấu
hao TSCĐ theo quy định tại thông tư này và thông báo với cơ quan thuế trực
tiếp quản lý trước khi bắt đầu thực hiện.”
Nghĩa là: Trước khi doanh nghiệp bắt đầu thực hiện trích khấu hao thì phải
thông báo với cơ quan thuế.
4. Mở tài khoản ngân hàng
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, người đại diện
theo pháp luật cần liên hệ với các Ngân hàng thương mại hoặc Chi nhánh Ngân
hàng nước ngoài tại Việt Nam để
mở tài khoản thành toán cho doanh
nghiệp của mình. Bởi vì, hiện tại các cơ quan thuế không thu tiền thuế bằng
tiền mặt của doanh nghiệp nữa. Các ngân hàng thường chỉ
hỗ trợ doanh nghiệp nộp thuế trực tiếp lần đầu, các lần sau cần phải
đăng ký nộp thuế điện tử, Bên cạnh đó, khi có số tài khoản và ngân hàng giao
dịch, doanh nghiệp có thể đưa thông tin đó lên ngay hóa đơn khi bắt đầu sử
dụng hóa đơn, đưa vào hợp đồng khi ký kết hợp đồng.
5. Hóa đơn VAT
Doanh nghiệp trước khi sử dụng hóa đơn cho việc bán hàng hóa, dịch vụ phải
lập và gửi Thông báo phát hành hóa đơn, hóa đơn mẫu cho cơ quan thuế quản lý
trực tiếp.
Theo quy định tại
Thông tư 37/2017/TT-BTC, Thông báo phát
hành hóa đơn và hóa đơn mẫu phải được gửi đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp
chậm nhất hai (02) ngày trước khi tổ chức kinh doanh bắt đầu sử dụng hóa
đơn.
Thông báo phát hành hóa đơn gồm cả hóa đơn mẫu phải được niêm yết rõ ràng
ngay tại các cơ sở sử dụng hóa đơn để bán hàng hóa, dịch vụ trong suốt thời
gian sử dụng hóa đơn.
Trên đây là một vài thông tin cơ bản để giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng
quát hơn về các công việc mà mình cần phải thực hiện sau khi thành lập doanh
nghiệp.
Nếu Quý doanh nghiệp có nhu cầu được tư vấn thêm, xin đừng ngần ngại liên hệ
với chúng tôi.