Thủ tục làm Lý lịch tư pháp cho người nước ngoài

2020/12/30

LuậtLaođộngNướcngoài

Lý lịch tư pháp là phần hồ sơ quan trọng để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 152/2020/NĐ-CP.


Vậy nội dung trên phiếu lý lịch tư pháp gồm những gì, do cơ quan nào xác nhận và cấp, làm lý lịch tư pháp cần giấy tờ gì, thủ tục làm Lý lịch tư pháp như thế nào, bài viết dưới đây sẽ cung cấp thông tin cho bạn.

Cơ sở pháp lý về Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

  • Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12
  • Thông tư số 244/2016/TT-BTC quy định, mức thu phí cung cấp thông tin lý lịch tư pháp,
  • Nghị định số 152/2020/NĐ-CP của Chính phủ Quy định về người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam và tuyển dụng, quản lý người lao động Việt Nam làm việc cho tổ chức, cá nhân nước ngoài tại Việt Nam

1. Phiếu lý lịch cho người lao động nước ngoài là gì?

Theo khoản 4 Điều 2 Luật Lý lịch tư pháp 2009 thì phiếu lý lịch tư pháp được hiểu là phiếu do cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp cấp có giá trị chứng minh cá nhân có hay không có án tích; bị cấm hay không bị cấm đảm nhiệm chức vụ, thành lập, quản lý doanh nghiệp, hợp tác xã trong trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị Tòa án tuyên bố phá sản.

2. Điều kiện xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài

Theo Điều 7 Luật Lý lịch tư pháp số 28/2009/QH12, thì các đối tượng người nước ngoài sau đây có quyền yêu cầu cấp Lý lịch tư pháp Việt Nam:
  • Người nước ngoài đang cư trú tại Việt Nam, và
  • Người nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam.

3. Phí làm Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài là bao nhiêu?

Mỗi Người nước ngoài làm Lý lịch tư pháp đều phải nộp khoản phí Lý lịch tư pháp là 200.000 đồng/phiếu. Phí này có thể được thanh toán theo 03 hình thức:
  • Chuyển vào tài khoản của đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (có thể thực hiện bằng đồng ngoại tệ);
  • Nôp trực tiếp tại đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam); hoặc
  • Chuyển tiền qua dịch vụ bưu chính khi gửi hồ sơ yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp kèm theo biên lai chuyển tiền phí, lệ phí tới Đơn vị cấp Lý lịch tư pháp (chỉ sử dụng đồng tiền Việt Nam).

4. Hồ sơ làm phiếu lý lịch tư pháp

Để xin Lý lịch tư pháp cho Người nước ngoài, người xin cần chuẩn bị bộ hồ sơ như sau:

Hình thức xinTự xin trực tiếp tại cơ quan cấpỦy quyền xin trực tiếp tại cơ quan cấp
Hồ sơ- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp cho người nước ngoài (mẫu số 03/2013/TT-LLTP);
- Bản sao công chứng hộ chiếu;
- Bản sao công chứng Giấy đăng ký tạm trú (khi người nước ngoài đang lưu trú tại Việt Nam);
- Tờ khai yêu cầu cấp Lý lý lịch tư pháp cho người nước ngoài theo diện ủy quyền (Mẫu số 04/2013/TT-LLTP);
- Bản sao công chứng/chứng thực hộ chiếu của người nước ngoài;
- Văn bản ủy quyền được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của Pháp luật (người yêu cầu cấp Phiếu lý lịch tư pháp là cha, mẹ, vợ, chồng, con của người nước ngoài được cấp Phiếu lý lịch tư pháp thì không cần văn bản ủy quyền nhưng cần nộp giấy khai sinh; giấy đăng ký kết hôn được công chứng hoặc chứng thực để chứng minh quan hệ).
- Bản sao công chứng CMND/Hộ chiếu của người được ủy quyền.
Lưu ýNgười nước ngoài chỉ có thể ủy quyền cho người khác xin Phiếu Lý lịch tư pháp số 1.

5. Nơi nộp hồ sơ

Theo Điều 44 Luật Lý lịch tư pháp năm 2009 quy định về Thẩm quyền cấp Phiếu Lý lịch tư pháp:

Đối tượngĐịa điểm nộp hồ sơ xin cấp phiếu LLTP
Người nước ngoài đang cư trú tại Việt namSở tư pháp nơi người đó cư trú
Người nước ngoài đã từng cư trú nhưng hiện không ở Việt Nam (đã rời Việt Nam)Trung tâm lý lịch tư pháp quốc gia.


#INC #HAN #Hồng Anh

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ