Tính lương là quá trình tính toán số tiền thực trả cho người lao động sau khi trừ đi các khoản khấu trừ từ tổng số tiền chi trả.
1. Công thức tính lương
Tổng tiền lương – Các khoản khấu trừ = Tiền lương thực nhận |
2. Quy trình tính lương
2.1 Tính tổng tiền lương
- Việc tính tổng tiền lương sẽ dựa trên thông tin bảng chấm công của người
lao động.
- Các thông tin cần thiết để tính tổng tiền lương bao gồm: tiền lương cơ bản, thông tin các khoản phụ cấp, các khoản khấu trừ vắng mặt (nghỉ làm không lương, đi trễ, về sớm,...).
+ Lương cơ bản: Lương cơ bản không bao gồm lương làm thêm giờ và các khoản phụ cấp.
+ Các khoản phụ cấp: Là tiền lương bổ sung cho lương cơ bản. Các khoản phụ cấp thường gặp như: phụ cấp trách nhiệm, phụ cấp chuyên cần, phụ cấp tăng ca, phụ cấp đi làm, phụ cấp gia đình,...
+ Các khoản khấu trừ vắng mặt: các khoản khấu trừ vắng mặt sẽ được tính dựa theo số giờ nghỉ làm không lương, đi trễ, về sớm,...
Tổng tiền lương = Lương cơ bản + Phụ cấp – Khấu trừ vắng mặt |
Các khoản khấu trừ thường bao gồm khấu trừ bảo hiểm xã hội, công đoàn và khấu trừ thuế thu nhập cá nhân (nếu có).
- Khấu trừ bảo hiểm xã hội
+ Có 3 loại bảo hiểm cơ bản bao gồm: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp. Về cơ bản, tiền bảo hiểm sẽ do cả công ty và người lao động chi trả.
+ Quyết định số 595/QĐ-BHXH, tỷ lệ trích đóng các khoản bảo hiểm của nhân viên và người lao động như sau:
Các khoản trích |
Doanh nghiệp nộp |
Người lao động nộp |
BHXH |
17.5% |
8% |
BHYT |
3% |
1.5% |
BHTN |
1% |
1% |
Tổng |
21.5% |
10.5% |
KPCĐ |
2% |
|
Mức đóng bảo hiểm = Tiền lương tiêu chuẩn hàng tháng x Tỷ lệ trích đóng các khoảng bảo hiểm |
Thu nhập tính thuế = Tổng tiền lương – Phụ cấp không tính
thuế - Bảo hiểm xã hội |
3. Tính tiền lương thực nhận
Tiền lương thực nhận bằng tổng tiền lương trừ đi các khoản khấu trừ (gồm thuế thu nhập cá nhân và các khoản bảo hiểm).