1. Rủi ro, đánh giá và đối phó rủi ro trong kiểm toán BCTC
1.1 Khái niệm về rủi ro kiểm toán
Trong kiểm toán nói chung và kiểm toán báo cáo tài chính nói riêng, rủi ro kiểm toán là khái niệm quen thuộc gắn liền với trách nhiệm của kiểm toán viên. Vì vậy, việc hiểu rõ và quản lý tốt rủi ro kiểm toán là yếu tố quyết định trong việc hạn chế rủi ro kinh doanh của các công ty kiểm toán.Theo từ điển tiếng việt, “Rủi ro là thuật ngữ để chỉ việc không may xảy ra” hoặc “rủi ro là điều không lành, không tốt bất ngờ xảy đến”. Như vậy rủi ro là điều không mong muốn. Trong các lĩnh vực khác nhau thì rủi ro lại có những đặc trưng riêng. Trong lĩnh vực kiểm toán rủi ro kiểm toán đã được định nghĩa trong các văn bản hướng dẫn kiểm toán và chuẩn mực kiểm toán như sau:
Theo chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 200 “Rủi ro kiểm toán: Là rủi ro do kiểm toán viên đưa ra ý kiến kiểm toán không phù hợp khi báo cáo tài chính đã được kiểm toán còn chứa đựng sai sót trọng yếu. Rủi ro kiểm toán là hệ quả của rủi ro có sai sót trọng yếu (gồm rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và rủi ro phát hiện;
Ví dụ, Kiểm toán viên (KTV) có thể đưa ra ý kiến chấp nhận toàn bộ về một Báo cáo tài chính (BCTC) mà không biết rằng các báo cáo này có những sai phạm trọng yếu”. Rủi ro kiểm toán xuất phát từ các sai lệch tiềm ẩn trong Báo cáo tài chính mà hệ thống kiểm soát nội bộ (HTKSNB) cũng như các thử nghiệm cơ bản của kiểm toán viên không phát hiện được.
1.2 Phân loại rủi ro trong kiểm toán
1.2.1 Rủi ro tiềm tàng
VSA 200 đã định nghĩa “Rủi ro tiềm tàng là khả năng cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay những thông tin thuyết minh có thể chứa đựng sai sót trọng yếu, khi xét riêng rẽ hay tổng hợp lại, trước khi xem xét đến bất kỳ kiểm soát nào có liên quan”.Rủi ro tiềm tàng chủ yếu đến từ các yếu tố nội tại của doanh nghiệp, chẳng hạn như việc tính toán phức tạp có thể sai sót nhiều hơn các tính toán đơn giản, khoản mục tiền thường gặp rủi ro mất cắp hơn các khoản mục khác, những tài khoản bao gồm các giá trị phát sinh từ các ước tính kế toán sẽ có rủi ro sai phạm cao hơn các nghiệp vụ thông thường… Tuy nhiên, các nhân tố bên ngoài đôi khi cũng ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng, ví dụ như sự phát triển về công nghệ có thể dẫn đến việc lỗi thời của một số sản phẩm cụ thể, làm cho hàng tồn kho có khả năng ghi nhận khống trên báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Tùy thuộc vào bản chất ngành nghề, điều kiện kinh doanh cũng như một số nhân tố khác liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp, mỗi doanh nghiệp sẽ có những rủi ro tiềm tàng khác nhau, kiểm toán viên chỉ có thể đánh giá chứ không thể tác động vào rủi ro tiềm tàng.
Rủi ro tiềm tàng được đánh giá trong suốt giai đoạn lập kế hoạch và cập nhật trong suốt quá trình kiểm toán.
1.2.2 Rủi ro kiểm soát (CR)
VSA 200 đã định nghĩa “Rủi ro kiểm soát là rủi ro xảy ra sai sót trọng yếu trong từng nghiệp vụ, khi xét riêng lẻ hay tổng hợp lại, đối với cơ sở dẫn liệu của một nhóm giao dịch, số dư tài khoản hay thông tin thuyết minh mà kiểm soát nội bộ của đơn vị không thể ngăn chặn hoặc không phát hiện và sửa chữa kịp thời”Như vậy, kiểm soát là việc thiết kế, vận hành và duy trì kiểm soát nội bộ của Ban giám đốc nhằm hạn chế rủi ro đã xác định có thể cản trở việc hoàn thành các mục tiêu của đơn vị. Tuy nhiên, bất kỳ hệ thống kiểm soát nội bộ nào cũng có những hạn chế tiềm tàng, chẳng hạn như khả năng người thực hiện gây ra những nhầm lẫn, sai sót, hoặc một số kiểm soát có thể bị vô hiệu do có sự thông đồng hay lạm dụng quyền của người quản lý. Điều này làm cho rủi ro kiểm soát luôn luôn tồn tại, và do đó, không thể loại trừ hoàn toàn rủi ro có sai sót trọng yếu trên báo cáo tài chính.
Cũng giống như rủi ro tiềm tàng, kiểm toán viên không thể can thiệp vào rủi ro kiểm soát mà chỉ có thể đánh giá mức độ ảnh hưởng của chúng đến báo cáo tài chính để từ đó xác định nội dung, lịch trình, phạm vi của các thử nghiệm cơ bản.
1.2.3. Rủi ro phát hiện (DR)
VSA 200 đã định nghĩa “Rủi ro phát hiện là rủi ro mà các thủ tục mà kiểm toán viên thực hiện nhằm làm giảm rủi ro kiểm toán xuống tới mức thấp có thể chấp nhận được nhưng vẫn không phát hiện được hết các sai sót trọng yếu khi xét riêng hoặc tổng hợp lại. Với một mức rủi ro kiểm toán xác định trước, mức độ rủi ro phát hiện được chấp nhận có quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro có sai sót trọng yếu được đánh giá ở cấp độ cơ sở dẫn liệu. Ví dụ như, nếu kiểm toán viên xác định có rủi ro sai sót trọng yếu ở mức độ càng cao thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được càng thấp, và cần thu thập nhiều bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục cao hơn.Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát khác biệt với rủi ro phát hiện vì chúng tồn tại độc lập với cuộc kiểm toán, trong khi rủi ro phát hiện lại liên quan đến các thủ tục của kiểm toán viên và có thể thay đổi theo sự xem xét của kiểm toán viên. Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát càng thấp, rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được sẽ càng cao, và ngược lại, càng nhiều rủi ro tiềm tàng, và rủi ro kiểm soát được kiểm toán viên tin là có tồn tại, thì rủi ro phát hiện có thể chấp nhận được là càng thấp.
2. Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Để tìm hiểu mối quan hệ giữa các loại rủi ro, trước hết ta tìm hiểu về mô hình rủi ro kiểm toán.2.1 Mô hình rủi ro kiểm toán
Các loại rủi ro kiểm toán kể trên có mối quan hệ qua lại với nhau theo công
thức:
AR = IR x CR x DR
Trong đó:
- AR là Rủi ro kiểm toán
- IR là Rủi ro tiềm tàng
- CR là Rủi ro kiểm soát
- DR là Rủi ro phát hiện
Với 3 bộ phận của rủi ro kiểm toán: rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát và
rủi ro phát hiện, mô hình rủi ro kiểm toán có thể chia rủi ro thành 2
thành phần chính: Một phần phụ thuộc vào doanh nghiệp (rủi ro tiềm tàng,
rủi ro kiểm soát), một phần phụ thuộc vào kiểm toán viên (rủi ro phát
hiện).
Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được phản ánh bằng những ảnh hưởng của chúng đến rủi ro phát hiện. Những ảnh hưởng này có thể được mô tả dưới hình thức toán học như phương trình nêu trên. Kiểm toán viên giảm thiểu mức độ rủi ro được đánh giá bằng cách thiết kế và thực hiện nhiều hơn các thủ tục kiểm toán, bao gồm về cả nội dung, phạm vi, lịch trình của các thủ tục đó.
Do rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không thể bị tác động mà chỉ có thể đánh giá, chúng tồn tại độc lập khách quan với các thử nghiệm kiểm toán. Ngược lại, kiểm toán viên có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung, phạm vi và thời gian của thử nghiệm cơ bản. Do đó, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn, đồng thời đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên tình hình của doanh nghiệp, để từ đó xác định rủi ro phát hiện, làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán.
Như vậy, mô hình rủi ro kiểm toán cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại rủi ro. Trong mối quan hệ này, rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì rủi ro phát hiện có thể được đánh giá ở mức độ thấp để giảm rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận mức độ rủi ro phát hiện cao hơn nhưng vẫn phải đảm bảo rủi ro kiểm toán xuống thấp ở mức có thể chấp nhận được
Mục đích của việc đánh giá rủi ro kiểm toán là xác định rủi ro phát hiện làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản.
Như vậy, đánh giá và đối phó rủi ro là một quá trình tích hợp bao gồm việc xác định và đánh giá từng thành phần của rủi ro kiểm toán để từ đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản gồm thời gian, lịch trình, phạm vi phù hợp nhằm mục tiêu đạt được mức rủi ro kiểm toán như kỳ vọng.
Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được phản ánh bằng những ảnh hưởng của chúng đến rủi ro phát hiện. Những ảnh hưởng này có thể được mô tả dưới hình thức toán học như phương trình nêu trên. Kiểm toán viên giảm thiểu mức độ rủi ro được đánh giá bằng cách thiết kế và thực hiện nhiều hơn các thủ tục kiểm toán, bao gồm về cả nội dung, phạm vi, lịch trình của các thủ tục đó.
Do rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát không thể bị tác động mà chỉ có thể đánh giá, chúng tồn tại độc lập khách quan với các thử nghiệm kiểm toán. Ngược lại, kiểm toán viên có thể giảm thiểu rủi ro phát hiện bằng cách điều chỉnh nội dung, phạm vi và thời gian của thử nghiệm cơ bản. Do đó, trong giai đoạn lập kế hoạch kiểm toán, kiểm toán viên thường ấn định mức rủi ro kiểm toán mong muốn, đồng thời đánh giá rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát dựa trên tình hình của doanh nghiệp, để từ đó xác định rủi ro phát hiện, làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm kiểm toán.
Như vậy, mô hình rủi ro kiểm toán cho thấy mối quan hệ chặt chẽ giữa các loại rủi ro. Trong mối quan hệ này, rủi ro phát hiện tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát.
2.2 Mối quan hệ giữa các loại rủi ro
Qua nghiên cứu các loại rủi ro và mô hình rủi ro kiểm toán, chúng ta thấy rằng rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát, rủi ro phát hiện và rủi ro kiểm toán có mối quan hệ chặt chẽ với nhau.Rủi ro phát hiện có mối quan hệ tỷ lệ nghịch với rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát. Khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá cao thì rủi ro phát hiện có thể được đánh giá ở mức độ thấp để giảm rủi ro kiểm toán ở mức thấp nhất có thể chấp nhận được. Ngược lại, khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là thấp thì có thể chấp nhận mức độ rủi ro phát hiện cao hơn nhưng vẫn phải đảm bảo rủi ro kiểm toán xuống thấp ở mức có thể chấp nhận được
3. Khái niệm đánh giá rủi ro và tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro
3.1 Khái niệm về đánh giá rủi ro
Theo chuẩn mực kiểm toán quốc tế ISA 315 về “Xác định và đánh giá rủi ro có sai sót trọng yếu thông qua hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị” thì “Đánh giá rủi ro là một thủ tục kiểm toán được thực hiện để tìm hiểu về đơn vị được kiểm toán và môi trường của đơn vị, trong đó có kiểm soát nội bộ, nhằm xác định và đánh giá và đối phó rủi ro có sai sót trọng yếu do gian lận hoặc nhầm lẫn ở cấp độ báo cáo tài chính hoặc cấp độ cơ sở dẫn liệu”.Mục đích của việc đánh giá rủi ro kiểm toán là xác định rủi ro phát hiện làm cơ sở cho việc thiết kế các thử nghiệm cơ bản.
Như vậy, đánh giá và đối phó rủi ro là một quá trình tích hợp bao gồm việc xác định và đánh giá từng thành phần của rủi ro kiểm toán để từ đó thiết kế các thử nghiệm cơ bản gồm thời gian, lịch trình, phạm vi phù hợp nhằm mục tiêu đạt được mức rủi ro kiểm toán như kỳ vọng.
3.2 Tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro
Tiếp cận kiểm toán là cách thức mà kiểm toán viên và đơn vị kiểm toán dựa trên các hiểu biết của đơn vị được kiểm toán, để từ đó thiết kế chương trình kiểm toán phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của đơn vị đó nhằm thu thập đầy đủ các bằng chứng kiểm toán thích hợp nhằm minh chứng cho ý kiến của kiểm toán viên.4. Các mô hình tiếp cận kiểm toán dựa trên rủi ro
4.1 Mô hình rủi ro tài chính
Mô hình rủi ro tài chính là phương pháp tiếp cận rủi ro dựa trên mối quan tâm chính yếu là rủi ro về mặt số liệu trên báo cáo tài chính. Mô hình này được đưa vào sớm nhất trong chuẩn mực kiểm toán quốc tế từ những năm 1990.
Mô hình này có đặc điểm:
Cách tiếp cận này đòi hỏi kiểm toán viên phải xem xét một cách thận trọng những vấn đề về rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chương kiểm toán cho từng chu trình nghiệp vụ của doanh nghiệp. Chương trình kiểm toán phải nhấn mạnh vào những khu vực có rủi ro cao và các khoản mục trọng yếu trong cuộc kiểm toán.
Theo cách tiếp cận này, kiểm toán viên đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính bằng cách thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán để có sự bảo đám hợp lý rằng báo cáo tài chính có trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không, theo các khuôn mẫu về báo cáo tài chính được áp dụng. Để đạt được các bằng chứng kiểm toán thích hợp hữu hiệu để đưa ra ý kiến, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro, để cung cấp một cơ sở cho việc xác định và đánh giá những rủi ro có sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính và ở mức độ cơ sở dẫn liệu. Thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro là những thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của nó, bao gồm cả kiểm soát nội bộ, để xác định và đánh giá và đối phó rủi ro các sai phạm trọng yếu, gồm sai sót và gian lận, trên báo cáo tài chính và ở cá góc độ cơ sở dẫn liệu, làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo, tức là xác định nội dung, thời điểm và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo sẽ được thực hiện.
Những thay đổi cho phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro đã ảnh hưởng đến các vấn đề cốt lõi của công tác kiểm toán, mô hình này cung cấp một tiến trình đánh giá và đối phó rủi ro một cách có hệ thống, nhấn mạnh đến hơn vai trò của quản trị rủi ro, chẳng hạn như việc xác định, đánh giá, và ứng phó với các rủi ro.
Theo ISA 315, “Rủi ro kinh doanh là rủi ro phát sinh từ các điều kiện, sự kiện, tình huống, việc thực hiện hay không thực hiện các hành động có ảnh hưởng đáng kể mà có thể dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới khả năng đạt được mục tiêu và thực hiện chiến lược của đơn vị, hoặc là rủi ro phát sinh từ việc xác định mục tiêu và chiến lược không phù hợp”.
Mô hình rủi ro kinh doanh yêu cầu trước tiên kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong hoàn cảnh cụ thể của đơn vị đó, chẳng hạn như tình hình kinh tế vĩ mô, sự thay đổi trong chính sách kinh tế, các quy định pháp luật tác động tích cực hay tiêu cực đến ngành nghề kinh doanh của đơn vị v.v. Căn cứ trên đánh giá rủi ro về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu do sai sót, gian lận hoặc hành vi không tuân thủ trong doanh nghiệp. Sau đó, kiểm toán viên mới xác định phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại rủi ro (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và xác định rủi ro phát hiện tương ứng với tình hình của đơn vị.
Để thực hiện đánh giá được rủi ro kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, đòi hỏi kiểm toán viên phải có hiểu biết sâu rộng về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như tình hình cơ bản của ngành nghề mà đơn vị được kiểm toán đang thực hiện kinh doanh, ngoài ra, kiểm toán viên phải vận dụng các mô hình hỗ trợ trong quản trị rủi ro đế phân tích. Trên thế giới hiện nay có nhiểu mô hình được áp dụng như mô hình PEST, phân tích tình hình kinh doanh theo bốn yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ, mô hình SWOT – phân tích tình hình kinh doanh theo các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp, hay mô hình 5F, 7F, mô hình chuỗi giá trị v.v
Kiểm toán viên có thể vận dụng một hoặc nhiểu các mô hình hỗ trợ nhằm phân tích tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, từ đó xác định được rủi ro kinh doanh mà đơn vị có thể gặp phải.
- Để lập kế hoạch một cách có hệ thống, đòi hỏi kiểm toán viên phải có những hiểu biết chung về hoạt động kinh doanh của khách hàng.
- Đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ dưới góc độ ảnh hưởng đến báo cáo tài chính
- Thủ tục phân tích được áp dụng trong mọi giai đoạn của cuộc kiểm toán để xác định xem liệu các xu hướng và các mối quan hệ tài chính hay hoạt động có hợp lý không
Cách tiếp cận này đòi hỏi kiểm toán viên phải xem xét một cách thận trọng những vấn đề về rủi ro có ảnh hưởng trọng yếu đến Báo cáo tài chính trong quá trình lập kế hoạch và xây dựng chương kiểm toán cho từng chu trình nghiệp vụ của doanh nghiệp. Chương trình kiểm toán phải nhấn mạnh vào những khu vực có rủi ro cao và các khoản mục trọng yếu trong cuộc kiểm toán.
4.2 Mô hình rủi ro kinh doanh
Đứng trước sức ép về việc gìn giữ khách hàng, yêu cầu gia tăng giá trị kiểm toán, áp lực cắt giảm các thử nghiệm cơ bản trong việc kiểm soát chi phí ngày càng gia tăng tại các công ty kiểm toán, mô hình rủi ro tài chính đã không còn phù hợp. Vì vậy, đòi hỏi phải có một phương thức tiếp cận mới nhằm thỏa mãn được sự kỳ vọng từ khách hàng, vừa đảm bảo sự phát triển của công ty kiểm toán. Cuối những năm 1990, phương thức tiếp cận rủi ro tài chính được nâng cấp bằng cách tập trung nhiều hơn vào các rủi ro kinh doanh mà khách hàng đang gặp phải. Kiểm toán viên phải hiểu biết về các rủi ro kinh doanh chiến lược mà khách hàng đang gặp phải bên cạnh những hiểu biết về rủi ro tác động đến việc xử lý và ghi chép các nghiệp vụ. Sau sự kiện Enron, Worldcom tại Mỹ, hay Parnalat tại châu Âu, nghề kiểm toán gặp phải những chỉ trích gay gắt và đứng trước áp lực phải thay đổi cách tiếp cận kiểm toán, mô hình rủi ro kinh doanh đã ra đời. Điểm tiến bộ của phương thức này chính là vừa nhấn mạnh được vào các rủi ro kinh doanh chiến lược của đơn vị nhưng không mâu thuẫn với mô hình rủi ro tài chính, do đó, nó vẫn đáp ứng được các yêu cầu của chuẩn mực quy định. Mô hình rủi ro kinh doanh chính là phần mở rộng của mô hình rủi ro tài chính nhằm giúp việc kiểm toán đạt hiệu quả hơn. Kết quả là dẫn đến việc IAASB ban hành các chuẩn mực về đánh giá và đối phó rủi ro kiểm toán, cụ thể là chuẩn mực ISA 240, 315, và 330, trong đó đã chuyển từ mô hình rủi ro tài chính sang rủi ro kinh danh nhằm gia tăng hiệu quả và chất lượng kiểm toán.Theo cách tiếp cận này, kiểm toán viên đưa ra ý kiến về báo cáo tài chính bằng cách thu thập và đánh giá các bằng chứng kiểm toán để có sự bảo đám hợp lý rằng báo cáo tài chính có trung thực hợp lý trên các khía cạnh trọng yếu hay không, theo các khuôn mẫu về báo cáo tài chính được áp dụng. Để đạt được các bằng chứng kiểm toán thích hợp hữu hiệu để đưa ra ý kiến, kiểm toán viên phải thực hiện các thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro, để cung cấp một cơ sở cho việc xác định và đánh giá những rủi ro có sai phạm trọng yếu trên báo cáo tài chính và ở mức độ cơ sở dẫn liệu. Thủ tục đánh giá và đối phó rủi ro là những thủ tục kiểm toán được thực hiện để thu thập hiểu biết về đơn vị được kiểm toán và môi trường của nó, bao gồm cả kiểm soát nội bộ, để xác định và đánh giá và đối phó rủi ro các sai phạm trọng yếu, gồm sai sót và gian lận, trên báo cáo tài chính và ở cá góc độ cơ sở dẫn liệu, làm cơ sở cho việc thiết kế và thực hiện các thủ tục kiểm toán tiếp theo, tức là xác định nội dung, thời điểm và phạm vi của các thủ tục kiểm toán tiếp theo sẽ được thực hiện.
Những thay đổi cho phương pháp kiểm toán dựa trên rủi ro đã ảnh hưởng đến các vấn đề cốt lõi của công tác kiểm toán, mô hình này cung cấp một tiến trình đánh giá và đối phó rủi ro một cách có hệ thống, nhấn mạnh đến hơn vai trò của quản trị rủi ro, chẳng hạn như việc xác định, đánh giá, và ứng phó với các rủi ro.
Theo ISA 315, “Rủi ro kinh doanh là rủi ro phát sinh từ các điều kiện, sự kiện, tình huống, việc thực hiện hay không thực hiện các hành động có ảnh hưởng đáng kể mà có thể dẫn đến ảnh hưởng bất lợi tới khả năng đạt được mục tiêu và thực hiện chiến lược của đơn vị, hoặc là rủi ro phát sinh từ việc xác định mục tiêu và chiến lược không phù hợp”.
Mô hình rủi ro kinh doanh yêu cầu trước tiên kiểm toán viên phải đánh giá rủi ro kinh doanh của đơn vị được kiểm toán trong hoàn cảnh cụ thể của đơn vị đó, chẳng hạn như tình hình kinh tế vĩ mô, sự thay đổi trong chính sách kinh tế, các quy định pháp luật tác động tích cực hay tiêu cực đến ngành nghề kinh doanh của đơn vị v.v. Căn cứ trên đánh giá rủi ro về tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, kiểm toán viên đánh giá rủi ro có sai lệch trọng yếu do sai sót, gian lận hoặc hành vi không tuân thủ trong doanh nghiệp. Sau đó, kiểm toán viên mới xác định phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến từng loại rủi ro (rủi ro tiềm tàng, rủi ro kiểm soát) và xác định rủi ro phát hiện tương ứng với tình hình của đơn vị.
Để thực hiện đánh giá được rủi ro kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, đòi hỏi kiểm toán viên phải có hiểu biết sâu rộng về tình hình kinh tế vĩ mô cũng như tình hình cơ bản của ngành nghề mà đơn vị được kiểm toán đang thực hiện kinh doanh, ngoài ra, kiểm toán viên phải vận dụng các mô hình hỗ trợ trong quản trị rủi ro đế phân tích. Trên thế giới hiện nay có nhiểu mô hình được áp dụng như mô hình PEST, phân tích tình hình kinh doanh theo bốn yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội và công nghệ, mô hình SWOT – phân tích tình hình kinh doanh theo các yếu tố điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức của một doanh nghiệp, hay mô hình 5F, 7F, mô hình chuỗi giá trị v.v
Kiểm toán viên có thể vận dụng một hoặc nhiểu các mô hình hỗ trợ nhằm phân tích tình hình kinh doanh của đơn vị được kiểm toán, từ đó xác định được rủi ro kinh doanh mà đơn vị có thể gặp phải.
Nguồn: https://luatminhkhue.vn/danh-va-va-phan-loai-rui-ro-trong-kiem-toan-bao-cao-tai-chinh.aspx