3 đặc điểm của người biết kiểm soát cảm xúc

2014/12/17

Kỹnăng_Cánhân

“Những lúc công việc bận, không có thời gian, trong team phát sinh những vấn đề lớn”
“Thi cử, công việc mùa bận rộn chồng chất…”
Khối lượng công việc nhiều kéo dài nhiều ngày liên tục làm cho ta trở nên kiệt sức về cả thể chất lẫn tinh thần. Ta lại nhìn thấy một số người có tâm hồn thư thái mặc dù họ cũng có những khó khăn vất vả tương đương bản thân mình, rồi tự so sánh làm cho tâm trạng đi xuống.
Trong bài viết này, từ những đặc trưng của những người có tâm hồn thư thái, chúng ta sẽ học được bí quyết làm thế nào để trái tim không mệt mỏi, dù cho có khó khăn vất vả bao nhiêu đi chăng nữa. 
Hãy cũng điểm qua các đặc điểm của người có tâm hồn thư thái.

1. Biết cách thiết lập lại cảm xúc của mình

Những lúc bận rộn, không có thời gian mà lại bị giao việc gấp sẽ cảm thấy trở nên rất nóng ruột; cảm thấy vô lý trong công việc, cảm giác như cơn giận sắp bộc phát đến nơi… Sự thật là những người có tinh thần thoải mái là những người biết cách thiết lập lại cảm xúc giỏi.
Hiroyuki Kobayashi, chuyên gia hàng đầu về nghiên cứu hệ thần kinh tự chủ (còn gọi là hệ thần kinh thực vật) và là giáo sư khoa Y học tại Trường Đại học Juntendo, đã gợi ý cách kết bạn với hệ thần kinh tự chủ như là một phương pháp cài đặt lại cảm xúc.
Theo Kobayashi Khi bạn cáu kỉnh, "hệ thống thần kinh tự chủ của bạn bắt đầu xáo trộn", "tim đập nhanh hơn, hành động của bạn trở nên cẩu thả và cuối cùng bạn có thể mắc phải những sai lầm bất cẩn". Một số bạn có thể đã từng cảm thấy khó chịu trong công việc, cảm thấy bồn chồn và mắc phải những sai lầm mà bình thường bạn không mắc phải và muốn thoát khỏi sự sốt ruột trong công việc càng sớm càng tốt phải không?
Khi đó để đạt hiệu quả hãy “cố tình làm chậm” hành động của mình lại và điều chỉnh thần kinh tự chủ của bản thân. Việc cảm thấy muốn thiết lập lại cảm xúc của bản thân là khi cảm thấy cực kỳ nóng giận, bận rộn và dễ bị nổi cáu. Ngay cả khi bạn cố gắng bình tĩnh lại bằng cách hít thở sâu, có thể cũng không hiệu quả. Vì vậy, khi rơi vào tình trạng khó chịu hãy thử áp dụng “những hành động chậm rãi”: Mở một cuốn thư pháp ra và viết cẩn thận từng chữ. Pha một ấm trà loại mình yêu thích, rồi từ từ thưởng thức khoảng thời gian nghỉ ngơi.
Ngoài ra, nếu bạn cảm thấy khó khăn khi làm điều gì đó một cách chậm rãi, có 1 gợi ý cho bạn là hãy đi lên và xuống cầu thang.Theo ông Kobayashi: “nếu bạn lên xuống một hoặc hai tầng cầu thang” một cách chậm rãi và nhịp nhàng, hệ thần kinh phó giao cảm của bạn sẽ trở nên chiếm ưu thế và tâm trí bạn sẽ bình tĩnh trở lại.”
Bạn có thể xuống thang máy sớm trước 1 tầng so với mọi lần và thử đi thang bộ cũng tốt lắm nhé.

2. Không chịu đựng một mình

“Mặc dù hôm nay có công việc phải hoàn thành, nhưng phải follow công việc của người khác mà công việc của mình thì không được tiến triển.”
“Bản thân không có thời gian, vậy mà trong nhóm lại phát sinh vấn đề. Phải làm gì cho tốt đây…”
Asako Odaki, giám đốc của NOKIOO đã nói như sau trong cuốn sách của mình:"Quan trọng trong việc làm việc nhóm đó là việc phải hoàn thành công việc đúng thời hạn. Không phải là ai sẽ hoàn thành, mà là có phải công việc được hoàn thành với tư cách là đội nhóm đã hoàn thành công việc hay không, cũng không phải thành quả của ai mà là có phải thành quả được tối ưu hoá bởi đội nhóm hay không?"
Với lý do là tôi đang rất bận bịu nên tôi sẽ nhờ ai đó giúp đỡ, thì cần có một sự dũng cảm. Bạn có thể đang suy nghĩ: “Tôi có thể gây rắc rối cho người khác” hoặc “mọi người sẽ cho rằng năng lực tôi kém”. Nhưng quan trọng là, nếu nghĩ từ quan điểm là đội nhóm thì cần cải thiện điều gì, việc nhờ ai đó giúp đỡ, với bản thân cũng như với những người xung quanh, thì không phải là phiền phức mà là một việc quan trọng

Bạn có thể suy nghĩ như ví dụ dưới đây:
Hôm nay có công việc phải hoàn thành vậy mà phải follow công việc của người khác, trong khi đó công việc của mình thì không có tiến triển…⇒ Hãy thành thật nói tôi không có thời gian. Nếu làm vậy, sẽ có người khác follow thay bạn.
“Bản thân không có thời gian, vậy mà trong nhóm lại phát sinh vấn đề. Phải làm gì cho tốt đây…” ⇒ Chia sẻ công việc bạn đang phải ôm đồm với các thành viên khác. Điều này sẽ giúp phân chia vai trò và tránh tập trung công việc vào một người.Công việc là của mọi người. Khi không có thời gian hãy truyền đạt thành thật tình trạng công việc của bản thân, việc nhờ những người xung quanh giúp đỡ cũng là 1 phần của công việc mà đúng không!

3. Giỏi chuyển đổi chế độ bật - tắt

Thời gian rảnh lẽ ra bạn có thể nghỉ ngơi lại bận rộn với công việc đến mức không có thời gian để thở, “Làm việc từ xa, ranh giới giữa công việc và việc nhà trở nên mơ hồ mà gây nên căng thẳng stress”. Bạn có lo lắng rằng, “đầu óc luôn trong trạng thái làm việc sẽ dẫn đến tình trạng kiệt sức?” Nếu bạn có thể vạch rõ đường ranh giới giữa bật và tắt, và chuyển đổi một cách khéo léo, bạn sẽ trở thành người có tâm bình thản ngay cả những lúc bận rộn.
Nhà tâm lý học Dori Gatter đã nói Những người nào mà không vạch rõ được ranh giới công việc và sinh hoạt hàng ngày thì người đó sẽ mất đi sự tự do thoải mái trong tâm hồn mình. Cái này cũng gắn với bản thân tác giả. Mấy năm gần đây cơ hội làm việc tại nhà tăng lên, trái với cảm giác vui vẻ khi có thể làm việc trong không gian thoải mái, thì lúc nào cũng nghĩ về công việc và rơi vào trạng thái không được thoải mái tinh thần.
Nhà tâm lý học Gatter được đề cập ở trên, cũng cho biết: Nếu bạn không vạch ra ranh giới giữa công việc và mọi việc trong cuộc sống, chẳng hạn như “Tôi có thể làm được đến mức này” và “Trên mức này thì tôi không thể làm được”, thì những việc bạn phải làm sẽ ngày càng tăng lên, và cuối cùng sự căng thẳng sẽ đạt đến mức không thể kiểm soát được nữa.Cuộc sống hàng ngày phụ thuộc vào sức khỏe tinh thần và thể chất. Nên bạn cần phải khéo léo để không bị choáng ngợp bởi những căng thẳng không thể kiểm soát.
Tuy nhiên, khi khó khăn, bạn có thể cảm thấy tội lỗi khi nghỉ ngơi. Cũng có thể có những tình huống mà bạn không thể nghỉ ngơi ngay cả khi bạn muốn. Trong trường hợp đó, hãy thử đặt ra một số quy tắc như bên dưới để đảm bảo bạn có chút thời gian quên đi công việc.
Vào những ngày nghỉ, tôi quyết định chỉ làm việc 3 tiếng vào buổi sáng và sau đó không làm việc gì cả. Trước khi đi ngủ, tắt thông báo trên điện thoại 30 phút, và nghe loại âm nhạc mà bản thân yêu thích.
Art Markman - Nhà tâm lý học nhận thức và là giáo sư tại Đại học Texas, cho biết: “Dành thời gian để quên đi công việc có thể giúp tăng tính sáng tạo và năng suất trong công việc”.
Ngay cả khi bạn muốn làm việc tích cực, nhưng nếu bạn làm việc quá sức và rồi kiệt sức về tinh thần, không chỉ năng suất của bạn giảm mà thậm chí có thể gây trở ngại cho công việc. Để có thể tận hưởng công việc lâu dài, bạn cần dành thời gian tách khỏi công việc để làm mới bản thân. Để tránh dồn đọng sự mệt mỏi cho tinh thần, hãy cố gắng làm điều mà “Những người có tinh thần thoải mái” thường làm.
Nguồn: https://studyhacker.net/secret-to-not-get-tired

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ