“Mặc dù đây là khoảng thời gian sát kỳ thi, nhưng không thể bắt đầu việc học…”
“Mặc dù biết mình nên học, nhưng mỗi khi ngồi vào bàn lại không có động lực…”
Để thay đổi tâm trạng bắt đầu cho việc học ngay cả khi bạn không muốn, Thì bạn nên sử dụng một phương pháp gọi là “viết thư theo vai trò''. Xin giới thiệu về hiệu quả và cách làm chi tiết cùng với các ví dụ thực tế của tác giả.
1." Viết thư theo vai trò" là gì?
Có những khi bạn muốn học nhưng vì lý do nào đó mà không có động lực. Hãy thử chuẩn bị hai vai: “muốn học” và “không có động lực” hãy trao đổi thử giữa hai vai. Đây là phương pháp “viết thư theo vai trò” được giới thiệu trong bài viết này.Viết thư theo vai trò (phương pháp viết thư trao đổi vai trò) là một loại liệu pháp tâm lý. Thầy Shuhei Kaneko, phó giáo sư tại Khoa Giáo dục của Đại học Kyushu và là chủ tịch của Hiệp hội viết thư theo vai trò: “một người hai vai, là một phương pháp viết thư được trao đổi giữa hai vai” để tìm ra những bất an và lo lắng của bản thân. Thông qua những lá thư, mọi người có thể “trân trọng bản thân và thừa nhận cảm xúc của mình”
Ví dụ, trong bản thân mình “cảm giác muốn học” và “cảm giác muốn nghỉ ngơi” đối lập nhau. Bằng cách viết một lá thư giả làm nhân vật đại diện cho cảm xúc của mỗi vai, bạn có thể thấy những xung đột và mâu thuẫn trong nội tâm mình. Nếu có thể sắp xếp cảm xúc của mình, bạn sẽ dễ dàng tìm ra giải pháp để giải quyết việc học tốt hơn, chẳng hạn như: ''vừa muốn học tập vừa muốn được nghỉ ngơi, vậy thì hãy luân phiên thay đổi giữa việc học và nghỉ ngơi”
Viết thư vai trò là một hình thức trị liệu tâm lý được thực hiện dưới sự
giám sát của người hỗ trợ như bác sĩ tâm lý hoặc nhà tâm lý học lâm sàng. Tuy
nhiên, nó có thể có hiệu quả ngay cả khi thực hiện một mình. Theo báo cáo của
Viện nghiên cứu Động lực, được thành lập bởi Đại học tương lai Tokyo với tư
cách là viện giáo dục và nghiên cứu về động lực kết luận rằng: Nó cũng có thể
được sử dụng như:“sự tự chăm sóc bản thân để giảm bớt sự khó chịu xảy ra hàng
ngày” hoặc “hoạt động như một phần của việc duy trì sức khỏe”
Ngoài ra, trong một nghiên cứu thực nghiệm về viết thư theo vai trò được thực hiện tại Đại học Kurume, những sinh viên đại học tự viết thư cho “bản thân sau khi làm việc” nhận thấy rằng nó “làm giảm sự thiếu quyết đoán trong nghề nghiệp” và “nâng cao lòng tự trọng”. Khi sinh viên đại học đã nâng cao sự hiểu biết về bản thân, thì họ có thể lựa chọn một con đường sự nghiệp và cũng có thể nhìn nhận bản thân một cách tích cực hơn. Nếu bạn viết thư theo vai trò trong một phạm vi hợp lý, bạn chắc chắn sẽ có thể đạt được hiệu quả nhất định ở chỗ bạn có thể thay đổi cảm xúc và hành động.
2. Luyện tập thử "Viết thư theo vai trò"
Tác giả cũng cảm thấy lo lắng và thiếu kiên nhẫn vì học không đủ. Vì vậy, ông quyết định thử viết thư theo vai trò với mục đích cá nhân.
Thầy Shuhei Kaneko nói: “tất cả những gì em cần làm là chuẩn bị giấy, bút và nhiều thời gian rảnh rỗi”. Vậy nên, tôi đã tiến hành vào cuối tuần và chuẩn bị một chiếc bút chì B5.
。Đây là bức thư tôi viết từ chính mình hiện tại để bản thân bình tĩnh hơn sau khi học xong.
Và đây là bức thư từ “con người bình tĩnh sau khi học xong” gửi “chính mình hiện tại”
3. Khi thực hành "viết thư theo vai trò", tôi đã có thể thay đổi tốt tâm trạng của mình!
Dưới đây là bản tóm tắt những gì tôi cảm nhận và muốn đề xuất trong trải nghiệm này:3.1. So với khi tôi không làm gì cả thì sự lo lắng và thiếu kiên nhẫn của tôi biến mất nhanh hơn
Khi viết thư theo vai trò, tôi có thể bình tĩnh nhanh hơn so với khi không
làm gì và chỉ đợi thời gian trôi qua hoặc phân tâm theo các sở thích. Sự lo
lắng và thiếu kiên nhẫn của tôi đã dần lắng xuống.
Ngoài ra, khi dành thời gian để viết ra, tôi có thể tự mình đoán ra lý do tại sao tôi lại cảm thấy bất an và thiếu kiên nhẫn. Ví dụ, khi bạn đã nhận thức ra rằng “có rất nhiều tình huống trong cuộc sống mà bạn phải chịu áp lực từ những người xung quanh”, “có lẽ do những kinh nghiệm trong quá khứ nên khiến tôi có cảm giác lo lắng và thiếu kiên nhẫn hơn.” Chỉ điều đó thôi cũng khiến tôi cảm thấy tốt hơn một chút.
Tuy nhiên, theo Thầy Shuhei Kaneko, điều quan trọng là phải viết “đúng như những gì bạn cảm nhận”. Trên thực tế, có nhiều lúc tôi nhận ra rằng mình đang nghĩ về nội dung trong đầu khi viết. Khi viết tự do theo cảm nhận của mình, tôi lại cảm thấy không thể diễn đạt tốt được biểu hiện của bản thân. Nhưng, vì tôi đã nhận ra những điểm trên bằng cách suy ngẫm về bản thân, nên tôi cảm thấy rằng thời gian đó thật đáng giá.
3.2. Sau khi luyện tập tôi đã có thể tập trung vào việc học.
Việc viết thư theo vai trò làm giảm bớt sự lo lắng và thiếu kiên nhẫn,
giúp tôi có thể tập trung vào việc học tốt hơn. Mặc dù chưa có giải pháp cụ
thể nhưng việc viết ra đúng cảm xúc, tôi nghĩ cũng mang lại cảm giác an tâm
nhất định.
Hơn nữa, tôi cũng cảm thấy so với việc lý giải sự đồng cảm đối với chính mình hiện tại từ sự điềm tĩnh của bản thân sau khi kết thúc việc học còn khiến cho tôi cảm thấy yên bình hơn và cơ hội thay đổi tâm trạng tốt hơn
Có lẽ vì đang trong tâm trạng như vậy nên tôi dễ dàng nghĩ ra những giải pháp cụ thể và dễ áp dụng vào thực tế hơn. Ví dụ, bạn có thể nghĩ ra các giải pháp như: “bạn có thể tạm dừng việc học bao nhiêu lần” “bạn chỉ giải quyết một câu hỏi” hoặc “bạn có thể vừa học vừa nghe nhạc”, hãy lựa chọn phương pháp phù hợp với bạn vào lúc này. Lá thư đã viết lần này không những có thể giúp tôi bình tĩnh lại mà còn giúp tôi bắt đầu học tập thực sự.
Nếu bạn cảm thấy mình không thể hoàn thành việc học vì không thoát ra khỏi cảm giác bất an và thiếu kiên nhẫn, hãy thử sử dụng cách viết thư theo vai trò, để viết theo đúng cảm xúc của mình. Với bài viết này, hi vọng sẽ giúp các bạn bắt đầu quá trình học tập một cách suôn sẻ.
Nguồn: https://studyhacker.net/role-lettering