Đặc điểm của những người thông minh

2015/03/14

Kỹnăng_Cánhân

Khi nghe đến từ cụm từ "người thông minh", theo bạn nghĩ đó là người như thế nào?

“Người thông minh” được định nghĩa là “người có kỹ năng giao tiếp tốt”. Không còn nghi ngờ gì nữa, khả năng giao tiếp chính là một tiêu chí đánh giá quan trọng không chỉ trong những tình huống công việc có nhiều người tham gia mà còn trong đời sống xã hội.

Hành xử thông minh

Đặc điểm đầu tiên là không tỏ ra mình thông minh. Giả sử cấp dưới hỏi ý kiến ​​cấp trên về điều gì đó. Khi đó, cấp trên chỉ đơn giản thể hiện kiến ​​thức của mình và trách mắng cấp dưới bằng những câu như: “Cái này mà cũng không biết à?”. Đó chính là hành động ”giả vờ thông minh”.

Có thể là cấp trên thông minh thật, nhưng điều mà ông ấy thực sự nên làm không chỉ là thể hiện kiến ​​thức của bản thân (giả vờ thông minh) mà còn là sử dụng kiến ​​thức đó để giúp đỡ cấp dưới. Nếu làm được điều này, cấp dưới sẽ cho rằng người cấp trên đó đáng tin cậy và là một người thực sự thông minh. Đây chính là cách "hành xử thông minh".


Giả vờ như không biết

Đặc điểm thứ hai của người thông minh là họ không ra vẻ thông minh mà giả vờ như không biết.

Có hai lý do khiến “người thông minh” “giả vờ không biết”. Lý do thứ nhất đó là rất có thể người kia biết điều gì đó mà chúng ta không biết.

Nếu bạn thể hiện kiến ​​thức của mình và nói những câu như, “À, cái đó tôi biết” hoặc "Chuyện là thế đấy'', bạn có thể khiến người khác cảm thấy ngượng ngùng. Cũng có khả năng là bạn sẽ không thể đưa ra được những thông tin mà chỉ mình bạn biết đối phương không biết. Tất nhiên, đây không phải là điều mà một “người thông minh” nên làm.

Nhìn chung đó là những người thích “nói từ góc nhìn của bản thân” và "dạy người khác". Vì vậy, ngay cả khi người khác đang nói về mà bạn đã biết, nếu bạn giả vờ như không biết và lắng nghe những gì họ nói thì sẽ dễ nhận được sự yêu quý hơn. Đây là một lý do khác khiến “người thông minh” “vờ như không biết”.

Thảo luận hướng tới một kết luận tốt hơn không quan trọng thắng thua

Đặc điểm thứ ba của người thông minh đó là không nói khi quan trọng thắng thua mà nói khi nghĩ về cảm xúc của người khác.

Hãy tưởng tượng một cảnh một cuộc thảo luận hay cuộc họp. Khi chúng ta bất đồng quan điểm với ai đó thì thường có xu hướng nghĩ, “Tôi sẽ đánh bại anh ta”. Tôi nghĩ xu hướng này đặc biệt mạnh mẽ ở những tổ chức có cấp trên chú trọng tính logic.

Tuy nhiên trong kinh doanh chẳng có ích gì khi đánh bại người bất đồng ý kiến với mình cả. Điều chúng ta nên làm đó là nâng tầm quan điểm của bản thân lên một bậc và đưa ra những câu trả lời, giải pháp hữu ích hơn.

Hãy bày tỏ quan điểm trong khi ''nghĩ về cảm xúc của người khác''. Ngay cả những người có quan điểm trái ngược cũng có suy nghĩ riêng của họ. Nếu làm được vậy, bạn sẽ có thể hiểu lý do tại sao người kia lại có quan điểm đó và mọi người có thể tiếp tục tiến hành cuộc thảo luận trong sự bình tĩnh, nhượng bộ lẫn nhau.


Nguồn: https://studyhacker.net/yuya-adachi-interview02

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ