[KPCĐ] Hạch toán kinh phí công đoàn như thế nào?

2024/01/04

KPCĐ Nhânsự_C&B

Hạch toán kinh phí công đoàn là một quá trình quan trọng trong lĩnh vực tài chính và kế toán, đảm bảo việc ghi nhận và xử lý thông tin về các khoản thu, chi và sử dụng kinh phí của công đoàn một cách chính xác, minh bạch. Đây là một bước quan trọng giúp quản lý và kiểm soát tài chính của công đoàn một cách hiệu quả. Vậy hạch toán kinh phí công đoàn như thế nào?



1. Hạch toán kinh phí công đoàn là gì?

  • Để chi trả các chi phí hoạt động của công đoàn, công đoàn sẽ yêu cầu đóng kinh phí công đoàn, đối tượng đóng kinh phí công đoàn là cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp mà không phân biệt cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp đó đã có hay chưa có tổ chức công đoàn cơ sở. Mức đóng kinh phí công đoàn là 2% quỹ tiền lương làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động.
  • Hạch toán kinh phí công đoàn là quá trình ghi nhận và xác định các giao dịch tài chính liên quan đến hoạt động của công đoàn. Khi hạch toán kinh phí công đoàn, các khoản thu và chi phải được ghi rõ ràng và chính xác để đảm bảo sự minh bạch và quản lý tài chính hiệu quả. 
  • Quá trình hạch toán kinh phí công đoàn thường tuân theo các quy tắc và nguyên tắc hạch toán tài chính chung, bao gồm việc sử dụng các tài khoản tài chính phù hợp để phân loại và ghi nhận các khoản thu và chi phí tương ứng. Công đoàn cần duy trì các bản ghi tài chính chi tiết, bao gồm sổ cái, sổ nhật ký và báo cáo tài chính, để có thể theo dõi và kiểm soát các hoạt động tài chính của mình. Việc hạch toán kinh phí công đoàn quan trọng để đảm bảo sự minh bạch và trách nhiệm trong quản lý tài chính công đoàn, đồng thời giúp xác định, đánh giá hiệu quả của các hoạt động, dự án của công đoàn.

2. Hướng dẫn cách hạch toán kinh phí công đoàn

2.1. Hạch toán chi phí công đoàn

– Với chi phí công đoàn cần hạch toán chi tiết theo từng bộ phận, tính vào chi phí sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trong kỳ của doanh nghiệp:
Nợ các TK: 154, 241, 622, 623 727, 641, 642…
Có TK 3382 (Tổng tiền lương tham gia bảo hiểm xã hội (X) 2%)
  • Khi nộp tiền kinh phí công đoàn:
Nợ TK 3382 (Tổng tiền lương tham gia bảo hiểm xã (X) 2%)
Có TK 111, 112
Trường hợp Công đoàn cơ sở tại doanh nghiệp sử dụng 65% tổng số thu Kinh phí công đoàn thì cần qua TK 3388 
  • Phải trả, phải nộp khác.
Nợ TK 3382.
Có TK 3388.

2.2. Cách hạch toán tiền phạt kinh phí công đoàn

Tiền phạt kinh phí công đoàn cần được hạch toán theo quy định của luật pháp và chính sách tài chính của từng công ty và tổ chức công đoàn. Thông thường, khi tiền phạt được áp dụng, việc hạch toán là cần thiết để ghi nhận và phản ánh khoản phạt này trong sổ sách kế toán. Thông thường, tiền phạt được ghi nhận trong tài khoản chi phí hoặc tài khoản phạt tương ứng và cần được phân loại, ghi chú thích chi tiết để xác định lý do phạt và căn cứ pháp lý tương ứng.
  • Với tiền phạt nộp vào chi phí công đoàn, hạch toán sẽ thực hiện như sau
Nợ 811.
Có 3388.
  • Khi nộp tiền:
Nợ 3388.
Có 111, 112
  • Cuối kỳ kết chuyển:
Nợ 911.
Có 811 (Lưu ý: khi lập tờ khai quyết toán thuế TNDN 03/TNDN thì nhập vào chỉ tiêu B4, vì đây là số tiền không được trừ khi tính thuế TNDN.
Nguồn: https://luatminhkhue.vn/hach-toan-kinh-phi-cong-doan-nhu-the-nao.aspx

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ