Rà soát và nhận diện được các rủi ro trên bảng cân đối kế toán, cân đối số phát sinh đặc biệt quan trọng với các kế toán viên, nhằm đảm bảo uy tín và tránh trường hợp bị phạt khi thanh, kiểm tra thuế.
AGS đã tổng hợp chi tiết 25 rủi ro thường gặp trong bài viết dưới đây, hãy cũng theo dõi tiếp phần 2 nhé:1. Hao mòn TSCĐ trong Bảng cân đối kế toán(TK 214)
Phân tích hồ sơ, NNT có trích khấu hao TSCĐ TK 214 => Thuế kiểm tra Thuyết minh BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ một số nội dung sau:Căn cứ vào Thuyết minh BCTC để xác định thời gian khấu hao bình quân (TG KHBQ) cho từng loại TSCĐ {TG KHBQ = Nguyên giá (Trung bình cộng) : (chia) Giá trị hao mòn}, đồng thời so sánh với thời gian khấu hao tối thiểu theo quy định để ước lượng mức khấu hao NNT trích có phù hợp hay không (Trường hợp này chấp nhận sai số đối với trường hợp tăng giảm TSCĐ trong kỳ dẫn đến khấu hao không đủ 12 tháng trong năm).
(b) Trường hợp NNT không áp dụng phương pháp khấu hao đường thẳng:Tùy trường hợp cụ thể => Thuế căn cứ vào Thuyết minh BCTC để xác định từng loại TSCĐ, đồng thời so sánh với quy định có liên quan để ước lượng mức khấu hao NNT trích có phù hợp không.
(c) Trường hợp khác:Trường hợp TSCĐ vô hình là quyền sử dụng đất lâu dài; Công trình, nhà xây dựng trên đất không thuộc quyền sở hữu của NNT; Xe ô tô chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống, tàu bay dân dụng và du thuyền không sử dụng cho mục đích kinh doanh có nguyên giá vượt trên 1,6 tỷ đồng => Kiểm tra việc trích khấu hao có phù hợp với quy định pháp luật thuế TNDN hay không.
2. Dự phòng tổn thức các khoản đầu tư dài hạn (Dư Có TK 229)
Phân tích hồ sơ, nếu TK 229 phát sinh Số Dư Có => Thuế kiểm tra Thuyết minh BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ một số nội dung sau:
- Xác định Số Dư Đầu/Cuối kỳ, số đã trích thêm hoặc số đã hoàn nhập giảm chi phí.
- Các khoản đầu tư tài chính dài hạn (Chi tiết theo từng nơi đầu tư).
- BCĐKT của tổ chức kinh tế năm trước liền kề thời điểm trích lập dự phòng mà NNT có đầu tư tài chính dài hạn.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.
=> Rủi ro: NNT trích không phù hợp, không hoàn nhập; hoặc không đủ điều kiện theo quy định.
3. Trích quỹ tiền lương (Dư Có TK 334)
Phân tích hồ sơ, nếu TK 334 phát sinh Số Dư Có => Thuế xem xét Thuyết minh BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ một số nội dung sau:
- Số thực chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động từ ngày 01 tháng 01 năm sau liền kề đến ngày cuối cùng phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế của năm sau liền kề năm phân tích hồ sơ.
- Trường hợp năm trước DN có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính DN chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì DN phải tính giảm chi phí của năm sau. Riêng từ năm 2013 trở về trước thì tính đến 31/12 của năm sau.
- DN khai lỗ thì không được trích quỹ tiền lương (Áp dụng từ năm 2011).
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.
4. Chi phí trả trước (Dư Có TK 335)
Phân tích hồ sơ, nếu TK 335 phát sinh Số Dư Có => Thuế kiểm tra Thuyết minh BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ một số nội dung sau:
- Nội dung trích trước là gì? Căn cứ trích, hồ sơ, chứng từ kèm theo (Nếu có).
- Chi phí trả trước theo kỳ hạn mà đến kỳ hạn chưa chi hoặc chi không hết, chi phí trích trước không phù hợp với doanh thu ghi nhận trong năm.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.
=> Rủi ro: NNT trích không phù hợp, không hoàn nhập; Chi phí phát sinh nhưng không có chứng từ đúng quy định.
5. Thanh toán theo tiến độ kế hoạch hợp đồng xây dựng (Dư Có TK 337)
Phân tích hồ sơ, nếu TK 337 phát sinh Số Dư Có => Thuế kiểm tra Thuyết minh BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ một số nội dung sau:
- Công trình, hạng mục công trình hoặc khối lượng công việc nào đã hoàn thành, nghiệm thu, đã xác định doanh thu tính thuế.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT đã khai doanh thu tính thuế đầy đủ chưa.
=> Rủi ro: Khai thiếu doanh thu tính thuế; Hoặc lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
6. Trích kinh phí công đoàn, quỹ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp (Dư Có TK 3382, 3383, 3384, 3389)
Phân tích hồ sơ, nếu TK 3382, 3383, 3384, 3389 phát sinh Số Dư Có => Thuế kiểm tra Thuyết minh BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ một số nội dung sau:
- Khoản trích có phù hợp với quy định hay không; NNT còn nợ cơ quan bảo hiểm, công đoàn cấp trên hay mức trích tính vào chi phí lớn hơn mức nộp.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT trích hoặc đã hoàn nhập phù hợp với quy định hay không.
7. Doanh thu chưa thực hiện (Dư Có TK 3387)
Phân tích hồ sơ, nếu TK 3387 phát sinh Số Dư Có => Thuế kiểm tra Thuyết minh BCTC và có thể trao đổi với NNT để làm rõ một số nội dung sau:
- Doanh thu chưa thực hiện có phù hợp với pháp luật kế toán và thuế TNDN không.
- Trên cơ sở đó, đánh giá việc NNT đã khai doanh thu tính thuế đầy đủ chưa.
=> Rủi ro: Khai thiếu doanh thu tính thuế GTGT; Hoặc trích trước chi phí không tương ứng với doanh thu, xác định ưu đãi thuế TNDN một lần trong trường hợp khai doanh thu tính nhận trước.