Phân biệt các loại hình kiểm toán

2024/03/01

TintứcKiểmtoán

Kiểm toán, một loại hình dịch vụ đặc thù của các doanh nghiệp hiện nay và cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc quản lý và kiểm soát của Nhà nước đối với các doanh nghiệp. Vậy có bao nhiêu loại kiểm toán và cách phân biệt các loại hình đó như thế nào? Các quy định về các loại kiểm toán đó ra sao? Để so sánh và tìm hiểu hơn về các loại kiểm toán các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây.

1. Kiểm toán độc lập là gì?

Căn cứ theo quy định của Luật Kiểm toán độc lập số 67/2011/QH12 thì quy định khái niệm của kiểm toán độc lập như sau:

Kiểm toán độc lập là việc kiểm toán viên hành nghề, doanh nghiệp kiểm toán, chi nhánh doanh nghiệp kiểm toán nước ngoài tại Việt Nam kiểm tra, đưa ra ý kiến độc lập của mình về báo cáo tài chính và công việc kiểm toán khác theo hợp đồng kiểm toán.

2. Kiểm toán Nhà nước là gì?

Kiểm toán Nhà nước là kiểm tra, xác nhận tính đúng đắn, hợp pháp của tài liệu, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán của cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp, đơn vị kinh tế nhà nước và đoàn thể quần chúng, tổ chức xã hội sử dụng kinh phí do ngân sách nhà nước cấp.

Kiểm toán Nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn của Nhà nước thực hiện các chức năng kiểm toán ngân sách và tài sản công.

3. Kiểm toán nội bộ là gì?

Căn cứ theo quy định của Thông tư 44/2011/TT-NHNN quy định về hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài tại Khoản 2 Điều 3 quy định về kiểm toán nội bộ như sau:

Kiểm toán nội bộ là việc rà soát, đánh giá độc lập, khách quan đối với hệ thống kiểm soát nội bộ; đánh giá độc lập về tính thích hợp và tuân thủ quy định, chính sách nội bộ, thủ tục, quy trình đã được thiết lập trong tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả của các hệ thống, quy trình, quy định, góp phần bảo đảm tổ chức tín dụng hoạt động an toàn, hiệu quả, đúng pháp luật. 

4. Điểm giống nhau giữa 3 loại hình kiểm toán

Cả 3 hình thức kiểm toán trên đều có nét chung nhất bao gồm:

  • Kiểm toán với chức năng: Kiểm tra, đánh giá và xác nhận thông tin kế toán, chất lượng và kết quả hoạt động kinh tế tài chính.
  • Đều phải tuân thủ nguyên tắc và chuẩn mực kế toán, kiểm toán, đều được thực hiện theo quy trình chung của kiểm toán và sử dụng các phương pháp riêng có, mang tính khoa học của kiểm toán.
  • Đều có tính độc lập và được đảm bảo độc lập trong hoạt động. Hoạt động kiểm toán là hoạt động chuyên môn, có tính chuyên nghiệp cao và chỉ tuân thủ luật pháp.
  • Kết luận đều là đánh giá và ý kiến của kiểm toán mới khách quan, có mức độ tin cậy cần thiết cho các đối tượng sử dụng thông tin kinh tế – tài chính do kế toán cung cấp.

5. Điểm khác nhau giữa 3 loại hình kiểm toán

Kiểm toán độc lập

Là công việc kiểm toán được thực hiện bởi các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các tổ chức kiểm toán chuyên nghiệp tiến hành theo yêu cầu của khách hàng.

Phạm vi kiểm toán:

  • Kiểm toán các báo cáo tài chính.
  • Thực hiện các dịch vụ tư vấn tài chính kế toán khác.
  • Kiểm toán sự tuân thủ.
  • Kiểm toán hoạt động.
Khách thể kiểm toán:

Bao gồm các bộ phận cấu thành trong đơn vị; các hoạt động, chương trình, dự án cụ thể trong đơn vị; các cá nhân trong đơn vị.

Đặc điểm:

  • Là loại hình dịch vụ nên chỉ được thực hiện khi khách hàng có yêu cầu và đồng ý trả phí thông qua việc ký kết hợp đồng kinh tế.
  • Do các KTV chuyên nghiệp, độc lập làm việc trong các doanh nghiệp kiểm toán thực hiện.
  • Độc lập tuyệt đối trong hoạt động.
  • Kết quả kiểm toán có tính pháp lý cao, đạt được sự tin cậy cao của các cá nhân, tổ chức sử dụng thông tin.

Kiểm toán nội bộ:

Là công việc kiểm toán do các Kiểm toán viên của đơn vị tiến hành, chủ yếu để đánh giá về việc thực hiện pháp luật và quy chế nội bộ; kiểm tra tính hữu hiệu của hệ thống kiểm soát nội bộ và việc thực thi công tác Kế toán, Tài chính,… của đơn vị.

Phạm vi kiểm toán:

  • Kiểm toán các báo cáo tài chính, báo cáo kế toán quản trị.
  • Kiểm toán sự tuân thủ.
  • Kiểm toán hoạt động.
Khách thể kiểm toán:

Có 2 khách thể kiểm toán đối với kiểm toán nội bộ.

  • Khách thể bắt buộc: doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tổ chức có hoạt động tín dụng, ngân hàng, quỹ hỗ trợ phát triển v…v
  • Khách thể tự nguyện: Các doanh nghiệp và xí nghiệp tư; chương trình, dự án có nguồn kinh phí từ bên ngoài ngân sách Nhà nước v…v.

Nhiệm vụ:

  • Kiểm tra tính phù hợp, hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ.
  • Kiểm tra và xác nhận chất lượng, độ tin cậy của thông tin Kế toán – Tài chính trong BCTC, báo cáo Kế toán quản trị trước khi trình ký duyệt.
  • Kiểm tra sự tuân thủ các nguyên tắc hoạt động, các nguyên tắc quản lý kinh doanh.
  • Phát hiện những sơ hở, yếu kém, sai phạm trong quản lý, trong bảo vệ và sử dụng tài sản của tổ chức, đơn vị.
  • Đề xuất các kiến nghị và giải pháp xử lý nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống quản lý, điều hành hoạt động, điều hành kinh doanh của đơn vị.

Đặc điểm:

  • Do các kiểm toán viên nội bộ thực hiện theo kế hoạch đã được duyệt.
  • Bộ phận kiểm toán độc lập tương đối so với các bộ phận khác trong đơn vị.
  • Kết quả kiểm toán mặc dù được lãnh đạo đơn vị tin tưởng nhưng khó đạt được độ tin cậy cao của các đơn vị nước ngoài.
  • Báo cáo kiểm toán nội bộ chủ yếu phục vụ cho chủ thể đơn vị, tính pháp lý thấp.

Kiểm toán nhà nước:

Là công việc kiểm toán do cơ quan chuyên trách Nhà nước tiến hành, chủ yếu nhằm phục vụ việc kiểm tra và giám sát của Nhà nước trong quản lý, sử dụng Ngân sách, tiền và tài sản của Nhà nước.

Phạm vi kiểm toán: Đối với cơ quan, tổ chức quản lý, sử dụng ngân sách, tiền và tài sản Nhà nước:

  • Kiểm toán các báo cáo tài chính.
  • Kiểm toán sự tuân thủ.
  • Kiểm toán hoạt động.
Khách thể kiểm toán:

Bao gồm tất cả các đơn vị, cá nhân có sử dụng ngân sách Nhà nước như: Các doanh nghiệp Nhà nước, các dự án công trình do ngân sách Nhà nước đầu tư.

Nhiệm vụ:

  • Xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch kiểm toán hằng năm.
  • Gửi báo cáo kiểm toán cho các cơ quan, đoàn thể, cá nhân có thẩm quyền theo luật định.
  • Tham gia cùng với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền trong việc thẩm tra, xem xét dự toán và các phương án sử dụng Ngân sách Nhà nước cũng như quyết toán ngân sách Nhà nước.
  • Giám sát việc thực hiện luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thường vụ Quốc hội về lĩnh vực tài chính – ngân sách.
  • Giám sát việc thực hiện ngân sách Nhà nước và chính sách tài chính.
  • Góp ý với các đơn vị để sửa chữa những sai phạm; kiến nghị xử lý vi phạm; đề xuất việc sửa đổi, cải tiến cơ chế quản lý tài chính kế toán cần thiết.

Đặc điểm:

Do các kiểm toán viên làm việc trong cơ quan Kiểm toán Nhà nước thực hiện. Kiểm toán Nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất bao gồm: bộ máy điều hành, kiểm toán Nhà nước chuyên ngành, kiểm toán Nhà nước khu vực và các đơn vị sự nghiệp.

Mong rằng qua bài viết trên, bạn đọc đã dễ dàng phân biệt và rút ra được các điểm giống nhau và khác nhau của các loại hình kiểm toán. 



Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ