Người quản lý là những người lãnh đạo giỏi và cộng tác tốt. Họ không chỉ thành thảo trong việc quản lý thời gian và kết quả, mà còn chủ động hướng dẫn người khác và giúp họ tạo ra một môi trường làm việc tích cực.
1. Kỹ năng quản lý là gì?
Kỹ năng quản lý là khả năng và đặc điểm cần thiết để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, thường liên quan đến việc giám sát một nhóm, chẳng hạn như giải quyết vấn đề, giao tiếp tốt và tạo động lực cho nhân viên. Những kỹ năng như vậy có thể học được thông qua kinh nghiệm thực tế hoặc trong các khóa học, và được mài dũa trong trong thời gian làm việc. Kỹ năng giao tiếp cá nhân là điều cần thiết để duy trình mối quan hệ tốt và tinh thần đồng đội, trong khi kỹ năng kỹ thuật cho phép người quản lý thành thạo trong việc đào tạo các thành viên trong nhóm.
Một số kỹ năng quản lý có thể được đề cập trong hồ sơ ứng tuyển như: kỹ năng lãnh đạo, quản lý dự án, lập kế hoạch, đàm phán, thuyết phục,giao tiếp,....
2. Làm thế nào để thể hiện kỹ năng lãnh đạo trên hồ sơ ứng tuyển?
Bạn đang tìm kiếm một vị trí mới? Đây là cách để làm nổi bật hơn kỹ năng quản lý của bạn trên CV.
Gợi ý: Thể hiện, đừng nói.
Kỹ năng quản lý có thể được bao gồm trong hai phần khác nhau trong sơ yếu lý lịch của bạn.Nó có thể được liệt kê trong phần kỹ năng trong sơ yếu lý lịch. Hoặc nếu tốt hơn, kỹ năng sẽ được thể hiện trong phần công việc hoặc giáo dục. Mô tả cách kỹ năng quản lý của bạn đóng góp vào quy trình làm việc, năng suất hoặc thành công của nhóm bạn là cách thể hiện hiệu quả.
Một số kỹ năng quản lý có thể được chuyển giao. Ví dụ người quản lý nhà hàng hoặc cửa hàng có thể tận dụng sơ yếu lý lịch của họ để thể hiện được kỹ năng tổ chức và giao tiếp. Hoặc ông bà, bố mẹ hy vọng rằng kinh nghiệm quản lý gia đình sau nhiều năm của họ sẽ được chia sẻ trong buổi phỏng vấn xin việc.
Dưới đây là một vài ví dụ về kỹ năng quản lý và cách bạn thể hiện nó trên hồ sơ ứng tuyển.
2.1. Lãnh đạo
Kỹ năng lãnh đạo là một chìa khóa để quản lý thành công, và là một kỹ năng tuyệt vời khi được đề cập trong hồ sơ ứng tuyến. Trở thành một nhà lãnh đạo hiệu quả có nghĩa là hưởng dẫn một nhóm đạt được các mục tiêu của công ty, và đóng góp vào môi trường làm việc một cách tích cực, hiệu quả. Cho dù vị trí đó có yêu cầu về khả năng lãnh đạo hay không, nhà tuyển dụng vẫn có xu hướng tìm kiếm kỹ năng này trong sơ yếu lý lịch.
Ví dụ : Tổng hợp và lãnh đạo một nhóm những người có ảnh hưởng trên mạng xã hội để tạo nội dung và ra mắt thương hiệu trang phục thể thảo trên TikTok (Vị trí Nhà quản lý bộ phận Marketing)
2.2. Sự ủy nhiệm
Ủy quyền là một kỹ năng quản lý ngụ ý phân bổ nhiệm vụ một cách có chiến lược cho những nhân viên có trình độ phù hợp. Nó không chỉ là ra lệnh cho mọi người xung quanh - những người lãnh đạo giỏi giao phó công việc vì điều đó là cần thiết để có một nhóm đạt được nhiều thành tựu hơn. Việc phân công dự án đòi hỏi việc quan sát và hiểu về điểm mạnh và điểm yếu của nhân viên. Khi hoàn thành công việc, thành viên trong nhóm có thể cảm thấy rằng ngay cả những nhiệm vụ tẻ nhạt nhất cũng có mục đích và họ đang đóng góp cho nhóm.
Ví dụ cho việc thể hiện kỹ năng ủy nhiệm trên hồ sơ ứng tuyển:
Quản lý một nhóm gồm 7 nhân viên chăm sóc sức khỏe và 4 nhân viên bảo quản, bao gồm việc phân công y tá cho những bệnh nhân cụ thể, xem xét tính cách của họ, chuyên môn và số năm kinh nghiệm. (Vị trí: Người giám sát)
2.3. Sự đồng cảm
Sự đồng cảm là điều cần thiết cho các kỹ năng lãnh đạo, ủy quyền và một số kỹ năng quan trọng khác. Đó là khả năng hiểu cảm giác của người khác và nhìn mọi thứ từ quan điểm của họ. Những nhà lãnh đạo và quản lý có sự đồng cảm sẽ làm việc hiệu quả vì họ biết khi nào nhóm của họ cần được dẫn dắt hay làm việc độc lập. Ngược lại, nhân viên sẽ cảm thấy thoải mái khi được chia sẻ hoặc góp ý
Ví dụ cho việc đề cập sự đồng càm trên sơ hồ sơ ứng tuyển
Làm việc tại môi trường pháp lý với các trường hợp liên quan đến bạo lực, tôi tiến hành nghiên cứu và phỏng vấn các khách hàng để hiểu hơn về nhu cầu của họ. (Vị trí Nhân viên pháp lý)
2.4. Quản lý dự án
Quản lý dự án là một quá trình dẫn dắt và tổ chức một nhóm nhằm hoàn thiện một dự án trong một khoảng thời gian và một ngân sách cho phép. Điều này liên quan đến quản lý con người, hệ thống, công cụ, phần mềm, ngân sách, và đôi khi sẽ cần phải đòi hỏi nhiều kỹ năng đào tạo và kỹ thuật, bên cạnh kỹ năng giao tiếp.
Ví dụ: Triển khai hệ thống X và Y cho một nhóm tổ chức phi lợi nhuận gồm 20 người, và tăng hiệu quả lên 10% trong một năm. (Vị trí Nhân viên Phát triển dự án)
2.5. Giao tiếp
Chứng minh rằng bạn là một người giao tiếp hiệu quả có thể chứng minh được giá trị của bạn với nhà tuyển dụng. Khả năng giao tiếp giữa các nhóm khác nhau; trao đổi bằng lời nói và văn bản,...là một kỹ năng quản lý quan trọng.
Ví dụ: Thực hiện việc tiếp cần bằng cách liên lạc và gọi điện ngẫu nhiên, phát triển thành đối tác với 5 tổ chức cơ sở và thu hút được 3 nhà tài trợ quốc tế (Vị trí Điều phối viên)
2.6. Lập kế hoạch
Các nhà quản lý được yêu cầu suy nghĩ trước nhằm đảm bảo các hoạt động và dự án hiện tại phù hợp với mục tiêu kinh doanh tổng thể. Lập kế hoạch trước và chủ động lên kế hoạch cho tương lai sẽ cho nhà tuyển dụng thấy rằng bạn là người hướng tới mục tiêu và hiệu quả, có tổ chức và sẵn sàng cho mọi trở ngại có thể xảy ra.
Ví dụ: Giám sát tất cả các đơn đặt hàng nguyên liệu thô, đặt hàng và tạo ra khoảng đệm 15% nhằm giảm thiểu tình trạng thiếu hụt chuỗi cung ứng tiềm ẩn (Vị trí Bếp trưởng)
Nguồn: https://www.coursera.org/enterprise/articles/9-key-management-skills