[BHTN] Nghỉ thai sản xong nghỉ việc có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

2024/05/22

BHTN Nhânsự_C&B

Vì nhiều lý do mà hiện nay lao động nữ sau khi nghỉ thai sản đã quyết định nghỉ việc luôn. Vậy họ có còn được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không vì đã có 6 tháng nghỉ thai sản không đóng BHTN rồi? Đây là câu hỏi nhận được sự quan tâm rất lớn từ phía bạn đọc hiện nay. Để giải đáp cho thắc mắc trên mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây nhé!

1. Bảo hiểm thất nghiệp là gì?

Căn cứ theo quy định tại khoản 4 Điều 3 Luật Việc làm 2013 thì:

Bảo hiểm thất nghiệp là chế độ nhằm bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi bị mất việc làm, hỗ trợ người lao động học nghề, duy trì việc làm, tìm việc làm trên cơ sở đóng vào Quỹ bảo hiểm thất nghiệp.

Như vậy, bảo hiểm thất nghiệp là khoản tiền mà người lao động nhận được khi bị mất việc làm. Số tiền này được cấp với mục đích để bù đắp một phần thu nhập, giúp NLĐ có một khoản tiền nhỏ để trang trải cuộc sống, vượt qua giai đoạn khó khăn khi chưa tìm được việc làm.

Chỉ những người đã đóng bảo hiểm thất nghiệp khi nộp hồ sơ hưởng trợ cấp thất nghiệp tại trung tâm dịch vụ việc làm mới được nhận khoản tiền này.

2. Các trường hợp được hưởng bảo hiểm thất nghiệp?

Căn cứ Điều 49 Luật Việc làm 2013 quy định người lao động tham gia bảo hiểm thất nghiệp được hưởng trợ cấp thất nghiệp khi thuộc các trường hợp sau:
  • Chấm dứt hợp đồng lao động hoặc hợp đồng làm việc, trừ các trường hợp sau đây:
    • Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc trái pháp luật;
    • Hưởng lương hưu, trợ cấp mất sức lao động hằng tháng.
  • Đã đóng BHTN từ đủ:
    • 12 tháng trở lên trong thời gian 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Hợp đồng lao động có xác định và không xác định thời hạn
    • 12 tháng trở lên trong thời gian 36 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động đối với các trường hợp: Ký hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng
  • Đã đăng ký thất nghiệp và nộp hồ sơ hưởng trợ cấp tại Trung tâm dịch vụ việc làm.
  • Chưa tìm được việc làm sau 15 ngày, kể từ ngày nộp hồ sơ hưởng BHTN, trừ các trường hợp sau đây:
    • Thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an;
    • Đi học tập có thời hạn từ đủ 12 tháng trở lên;
    • Chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
    • Bị tạm giam; chấp hành hình phạt tù;
    • Ra nước ngoài định cư; đi lao động ở nước ngoài theo hợp đồng;
    • Chết.

3. Nghỉ thai sản xong nghỉ việc luôn có được hưởng bảo hiểm thất nghiệp không?

Để được hưởng BHTN, người lao động cần đáp ứng các điều kiện theo quy định đã được đề cập tại phần 2 trong bài. Theo đó, người lao động nghỉ việc cần phải là đối tượng đang đóng BHTN thì mới được nhận trợ cấp.

Vậy đối với trường hợp lao động nữa đã có đến 6 tháng nghỉ thai sản và không đóng BHTN thì thời gian đóng BHTN của họ sẽ được tính như thế nào?

Căn cứ theo quy định tại Khoản 2, Điều 12, Nghị định số 28/2015/NĐ-CP (SĐBS tại Khoản 4, Điều 1, Nghị định 61/2020/NĐ-CP) quy định chi tiết về người đang đóng BHTN nêu rõ:

Người lao động được xác định là đang đóng bảo hiểm thất nghiệp có tháng liền kề trước tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc tháng chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc mà nghỉ việc do ốm đau, thai sản từ 14 ngày làm việc trở lên trong tháng.

Như vậy, lao động nữ nghỉ việc sau khi nghỉ thai sản thì tháng liền kề xác định BHTN là tháng trước thời điểm NLĐ nghỉ việc hưởng chế độ thai sản.Vậy lao động nữ nghỉ việc ngay sau khi nghỉ thai sản có thể hưởng bảo hiểm thất nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện quy định và tại tháng liền kề có đóng BHTN.

Ví dụ:

Chị E ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn với công ty A. Hàng tháng, chị E đóng đầy đủ các loại BHXH. Đến 01/6/2022, chị E nghỉ thai sản (nghỉ đến hết 31/12/2022). Vì lý do con còn quá nhỏ, không có ông bà chăm sóc, cũng không gửi nhà trẻ được, nên ngày 01/1/2023 chị E nộp đơn xin nghỉ việc. Trong 24 tháng trước khi chấm dứt hợp đồng lao động, tổng thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp là 15 tháng.

Tháng trước khi nghỉ thai sản là tháng 5/2022. Lúc này, chị E vẫn đang tham gia đóng BHTN. Vậy theo các điều kiện hưởng BHTN, Chị E đủ điều kiện hưởng BHTN nếu nghỉ việc vào 1/1/2023 sau thời gian nghỉ thai sản.

4. Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp 2024

Căn cứ Điều 50, Luật Việc làm 2013 quy định về mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp năm 2024 như sau:
  • Mức hưởng bảo hiểm thất nghiệp (TCTN) hàng tháng bằng 60% bình quân tiền lương 06 tháng liền kề trước thời điểm thất nghiệp. Tiền lương được áp dụng tính là tiền lương tháng làm căn cứ đóng BHTN.
  • Tuy nhiên, mức hưởng BHTN này tối đa không quá 05 lần mức lương cơ sở đối với người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định.
  • Đối với người lao động thực hiện theo chế độ tiền lương do doanh nghiệp quyết định thì mức hưởng BHTN là không quá 05 lần mức lương tối thiểu vùng theo quy định của Bộ luật lao động.
Ngoài ra, thời gian người lao động được hưởng trợ cấp thất nghiệp được tính theo số tháng đóng BHTN, cứ đóng đủ 12 tháng đến đủ 36 tháng thì được hưởng 03 tháng trợ cấp thất nghiệp, sau đó, cứ đóng đủ thêm 12 tháng thì được hưởng thêm 01 tháng trợ cấp thất nghiệp nhưng tối đa không quá 12 tháng.

Căn cứ theo Quyết định 17/2021/QĐ-TT, trong quá trình hưởng trợ cấp thất nghiệp, nếu người lao động tham gia khóa đào tạo nghề thì còn được nhận mức hỗ trợ học nghề như sau:
  • Người tham gia khóa đào tạo nghề 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo mức thu học phí của cơ sở đào tạo nghề nghiệp và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 4,5 triệu đồng/người/khóa đào tạo.
  • Người tham gia khóa đào tạo nghề trên 03 tháng: Mức hỗ trợ tính theo tháng, mức thu học phí và thời gian học nghề thực tế nhưng tối đa 1,5 triệu đồng/người/tháng.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://hoatieu.vn/phap-luat/nghi-thai-san-xong-nghi-viec-co-duoc-huong-bao-hiem-that-nghiep-khong-214800#google_vignette

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ