I. Kiểm toán báo cáo tài chính
1. Kiểm toán
Kiểm toán có thể hiểu một cách đơn giản, kiểm toán hoạt động kiểm tra, xác minh tính trung thực, chính xác của báo cáo tài chính. Thông qua kiểm toán có thể cung cấp nhữnh thông tin chính xác nhất về tình hình tài chính của doanh nghiệp, tổ chức,...Có 3 loại kiểm toán là: kiểm toán nhà nước, kiểm toán độc lập, kiểm toán nội bộ. Tùy vào đối tượng mà áp dụng các hình thức kiểm toán phù hợp nhằm hướng đến mục đích của đơn vị, doanh nghiệp, nhà nước.
2. Kiểm toán báo cáo tài chính
Kiểm toán báo cáo tài chính doanh nghiệp là tổng hợp các thông tin kinh tế, tài chính được kế toán viên trình bày dưới dạng các bảng biểu, cung cấp thông tin về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh, các luồng tiền doanh nghiệp. Các thông tin trong báo cáo tài chính cần đảm bảo tính trung thực và chính xác do đó người ta thực hiện báo cáo tài chính.Có thể hiểu kiểm toán báo cáo tài chính là công việc được thực hiện bởi các kiểm toán viên cùng trợ lý kiểm toán tiến hành thu thập các thông tin, bằng chứng kiểm toán để đánh giá về báo cáo tài chính được kiểm toán. Việc kiểm toán này nhằm mục đích đưa ra ý kiến về mức độ trung thực, hợp lý của báo cáo tài chính so với các chuẩn mực đang được áp dụng.
Báo cáo tài chính bao gồm:
- Bảng cân đối kế toán
- Bảng kết quả hoạt động kinh tế, kinh doanh
- Bảng lưu chuyển tiền tệ (trực tiếp hoặc gián tiếp)
- Bảng thuyết minh báo cáo tài chính của công ty.
II. Vai trò của báo cáo tài chính
Thực tế, báo cáo tài chính cung cấp các thông tin quan trọng về tình hình tài chính, tình hình kinh doanh và các luồng tiền của một doanh nghiệp, đơn vị. Các thông tin được sử dụng để các nhà quản trị, các doanh nhân đưa ra quyết định trong hoạt động sản xuất kinh doanh, hợp tác,...Kiểm toán báo cáo tài chính đóng vai trò xác định thông tin của báo cáo tài chính là trung thực, chính xác căn cứ trên hệ thống chuẩn mực kế toán và kiểm toán. Kiểm toán tài chính giúp cho các đối tượng có nhu cầu sử dụng thông tin trên bản báo cáo tài chính của doanh nghiệp, đơn vị đưa ra những quyết định đúng đắn, chính xác nhất hạn chế được rủi ro.
Bên cạnh đó, kiểm toán báo cáo tài chính còn đóng vai trò như một hành lang pháp lí để các doanh nghiệp, đơn vị không vi phạm quy định về kiểm toán, làm sai lệch báo cáo để trục lợi bất chính. Công tác kiểm toán báo cáo tài chính sẽ thường do các doanh nghiệp kiểm toán đảm nhận, phục vụ cho nhu cầu của các nhà quản lý, Chính phủ, ngân hàng, nhà đầu tư,... Cụ thể:
- Đối với cơ quan thuế, cơ quan chức năng: dựa trên báo cáo tài chính đã qua kiểm toán, cơ quan thuế có thể tính toán và truy thu mức thuế phù hợp. Kiểm toán báo cáo tài chính cũng là cơ sở để cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ, chức năng của mình.
- Đối với doanh nghiệp được kiểm toán: thông qua kiểm toán báo cáo tài chính, đơn vị được kiểm toán mong muốn nhận diện các gian lận, sai sót và có biện pháp ngăn ngừa, khắc phục kịp thời. Từ đó, có được một bản báo cáo tài chính hoàn thiện, đáp ứng được các chuẩn mực, nguyên tắc của luật kế toán, kiểm toán hiện hành.
- Đối với cổ đông công ty: báo cáo tài chính dã được kiểm toán là căn cứ quan trọng để những người góp vốn và các cổ đông nắm bắt được một cách chính xác, đầy đủ về tình hình hoạt động và kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.
III. Ký và đóng dấu trên báo cáo tài chính trước khi kiểm toán
1. Ký và đóng dấu trên báo cáo tài chính trước khi kiểm toán
Theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 48 Nghị định 41/2018/NĐ-CP về xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán như sau:“Xử phạt hành vi vi phạm quy định về báo cáo kiểm toán
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với kiểm toán viên thực hiện một trong trong các hành vi sau:
a) Ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
b) Ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính được kiểm toán.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với kiểm toán viên thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Ký báo cáo kiểm toán khi không phải là kiểm toán viên hành nghề;
b) Ký báo cáo kiểm toán quá ba năm liên tục cho một đơn vị được kiểm toán.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với doanh nghiệp kiểm toán thực hiện một trong các hành vi sau:
a) Bố trí kiểm toán viên hành nghề ký báo cáo kiểm toán không đúng thẩm quyền theo quy định;
b) Phát hành báo cáo kiểm toán mà ngày ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính;
c) Lập báo cáo kiểm toán không có đầy đủ chữ ký của kiểm toán viên hành nghề theo quy định;
d) Giải trình không đầy đủ, đúng thời gian quy định về các nội dung ngoại trừ trong báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, của đại diện chủ sở hữu đơn vị được kiểm toán....”
Như vậy, theo quy định trênm kiểm toán viên ký báo cáo kiểm toán trước ngày ký báo cáo tài chính được kiểm toán có thể xử phạt hành chính với mức phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
2. Chữ ký trên báo cáo kiểm toán
Tại Đoạn 40 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 – Hình thành ý kiến và báo cáo kiểm toán về báo cáo tài chính ben hành kèm theo Thống tư số 214/2012/TT-BTC ngày 06/12/2012 của Bộ Tài chính có quy định:“40. Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký, gồm chữ ký của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký của thành viên Ban Giám đốc là người đại diện theo pháp luật phụ trách tổng thể cuộc kiểm toán...”
Ngoài ra, đoạn A37 của Chuẩn mực kiểm toán số 700 có hướng dẫn:
“A37. Báo cáo kiểm toán phải có 2 chữ ký của 2 kiểm toán toán viên hành nghề dưới, mỗi chữ ký phải ghi rõ họ và tên, sổ đăng ký hành nghề kiểm toán. Chữ ký thứ nhất trên báo cáo kiểm toán là của kiểm toán viên hành nghề được giao phụ trách cuộc kiểm toán và chữ ký thứ hai là của người đại diện theo pháp luật.”
3. Kiểm tra
Kiểm tra là đối chiếu các chứng từ, sổ sách có liên quan sẵn có trong đơn vị để chứng minh một thông tin trên báo cáo tài chính.Chứng từ được kiểm toán viên xem xét, kiểm tra là các sổ sách, chứng từ,... mà công ty khách hàng sử dụng để cung cấp thông tin cho quản lý. Vì từng nghiệp vụ kinh tế ở công ty khách hàng thường được chứng minh bởi ít nhất một chứng từ nên luôn có sẵn một khối lượng lớn loại bằng chứng này. Ví dụ, với nghiệp vụ bán hàng thì sẽ có một hóa đơn bán hàng (liên 3), với nghiệp vụ xuất kho vật tư dùng vào sản xuất thì có cổ phiếu xuất kho, hoặc một chứng từ vận chuyển chứng minh cho nghiệp vụ bán hàng đã được giao cho khách hàng và căn cứ để tính cước vận chuyển.
Trong quá trình kiểm tra, kiểm toán viên cần phân biệt toàn bộ chứng từ của công ty khách hàng thành hai loại: chứng từ nội bộ và chứng từ bên ngoài
- Chứng từ nội bộ là chứng từ được lập và sử dụng trong phạm vi của công ty trong phạm vi của công ty mà không cung cấp ra bên ngoài (khách hàng mua hoặc người cung ứng) như bảng chấm công, các báo cáo nhập kho,...
- Chứng từ bên ngoài là chứng từ do một đơn vị nào đó ở bên ngoài công ty khách hàng lập (đơn vị bên ngoài có thể là một bên nghiệp vụ kinh tế đang được phản ánh trên chứng từ) và được lưu trữ tại công ty khách hàng như hóa đơn người cung ứng, các phiếu nợ phải trả đã thanh toán. Chứng từ bên ngoài cũng bao gồm những chứng từ do công ty khách hàng lập hiện đang lưu trữ tại công ty khách hàng như và cũng đang có tại một đơn vị bên ngoài công ty khách hàng như hóa đơn bán hàng. Những chứng từ khác như séc đã thanh toán, khởi đầu từ công ty khách hàng, đi ra bên ngoài rồi cuối cùng quay trở lại công ty khách hàng.
Khi kiểm tra, kiểm toán viên cần phân biệt quá trình kiểm tra vật chất về tài sản như tiền mặt, trái phiếu có giá,... với quá trình kiểm tra các chứng từ như phiếu chi đã thanh toán, chứng từ bán hàng,... Nếu tài liệu được kiểm toán là một hóa đơn mua hàng, không có giá trị thanh toán như tiền thì bằng chứng đó là một tài liệu chứng minh. Đối với trái phiếu, khi chưa được ký, nó là một chứng từ, sau khi được ký, nó là tài sản, kỹ thuật kiểm tra tài liệu khi nó là một chứng từ.
IV. Thư xác nhận
Các công ty muốn kiểm toán phải làm thủ tục lập và gửi thư xác nhận. Thư xác nhận là văn bản xác minh giữa đơn vị và các bên liên quan (nhà cung cấp, khách hàng, ngân hàng,...) về số tiền phải thanh toán, tạm ứng hoặc phần vốn góp,... nhằm mục đích xác minh tính chính xác của mục trên báo cáo tài chính.Thư xác nhận được chia thành 5 loại cơ bản:
- Thư xác nhận các khoản phải trả
- Thư xác nhận phải thu
- Thư xác nhận số dư ngân hàng
- Thư xác nhận góp vốn
Lập và gửi thư xác nhận được xem là thủ tục kiểm toán cần thiết đối với các đơn vị được kiểm toán do kiểm toán viên và đơn vị được kiểm toán kết hợp thực hiện nhằm thu thập bằng chứng đáng tin cậy phục vụ quá trình kiểm toán.
Nguồn: Tổng hợp