Xuất Nhập Khẩu: Giải mã điều kiện FCA (Free Carrier - Giao hàng cho người chuyên chở)

2024/05/14

ThuếLuậtHảiquan

Trong các điều kiện Incoterms được nhà nhập khẩu ưa chuộng nhất là EXW, FOB, CIF, CFR và cuối cùng là FCA (Incoterm 2010). Đây là điều kiện được sử dụng phổ biến trong vận chuyển đa phương thức và có thể được dùng cho nhiều loại hình vận chuyển khác nhau, bao gồm: Đường biển, đường bộ, đường sắt và cả đường hàng không. Vậy AGS sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về điều kiện FCA (Incoterm 2010) thông qua blog này nhé!

1. Điều kiện FCA là gì?

FCA là viết tắt của từ Free Carrier trong tiếng Anh. Như vậy, điều kiện FCA được hiểu là điều kiện giao hàng cho người chuyên chở.

Giao hàng cho người chuyên chở có nghĩa là hàng hóa được giao cho người mua bằng hai cách:

  • Cách thứ nhất, khi mà nơi giao hàng là cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được xếp lên phương tiện vận tải do người mua chỉ định đến lấy hàng.
  • Cách thứ hai, khi mà nơi giao hàng không phải cơ sở của người bán thì hàng hóa sẽ được giao khi chúng được đặt dưới quyền định đoạt của người chuyên chở hoặc một người khác do người mua chỉ định và trên phương tiện vận tải của người bán chở đến nơi giao hàng, sẵn sàng để dỡ xuống.

Dù cho có giao hàng ở đâu, thì địa điểm giao hàng sẽ luôn là nơi mà rủi ro được chuyển giao cho người mua và kể từ thời điểm đó mọi chi phí sẽ do người mua chịu.

2. Phương thức vận tải

Điều kiện FCA sẽ được sử dụng cho mọi phương thức vận tải và có thể sử dụng khi có nhiều phương tiện vận tải tham gia.

a. Vận tải đối với người bán

Người bán không có nghĩa vụ với người mua về việc kí kết hợp đồng vận tải. Tuy nhiên, người bán, nếu người mua yêu cầu, do người mua chịu rủi ro và phí tổn, phải giúp đỡ người mua lấy các chứng từ và thông tin kể cả thông tin an ninh mà người mua cần để tổ chức việc vận chuyển hàng hóa.

Nếu người mua yêu cầu hoặc do tập quán thương mại, người bán có thể ký hợp đồng vận tải theo những điều kiện thông thường với những chi phí ra rủi ro do người mua chịu. Trong cả hai trường hợp, người bán hoàn toàn có thể từ chối ký hợp đồng vận tải và nếu từ chối người bán phải thông báo ngay cho người mua biết về việc đó.

b. Vận tải đối với người mua

Người mua tự ký kết hợp đồng vận tải hoặc sắp xếp việc vận tải với chi phí do mình chịu để vận chuyển hàng hóa từ khi nhận hàng, trừ khi hợp đồng vận chuyển được ký kết bởi người mua theo như khoản (i) Mục này.

3. Nơi giao hàng

Các bên nên quy định càng rõ càng tốt địa điểm giao hàng tại nơi giao hàng chỉ định. Điều này sẽ giúp các bên xác định rõ được khi nào và tại đâu thì hàng hóa và rủi ro đối với hàng hóa được chuyển giao từ người bán sang cho người mua, cũng đồng thời là điểm mà từ đó mọi chi phí liên quan đến việc vận chuyển hàng sẽ do người mua chịu. Nếu hai bên không có thỏa thuận về một địa điểm cụ thể tại nơi giao hàng chỉ định và nếu tại nơi giao hàng chỉ định có nhiều điểm có thể giao hàng, thì người bán có thể chọn một điểm giao hàng phù hợp nhất với mục đích của mình.

4. Vận đơn có ghi chú "hàng lên tàu" trong quy tắc FCA

Trường hợp giao dịch áp dụng quy tắc FCA (giao hàng cho người chuyên chở) với phương thức vận tải đường biển, người bán hoặc người mua có yêu cầu lấy vận đơn đường biển ghi rõ “hàng lên tàu” để thực hiện công tác thanh toán hoặc nhận hàng từ người chuyên chở thì Incoterms 2020 bổ sung thêm nội dung lựa chọn này ở chứng chỉ giao hàng của người bán và người mua theo điều kiện giao hàng FCA như sau:

Theo đó người mua và người bán có thể thống nhất rằng, hợp đồng vận tải giữa người mua và người chuyên chở sẽ quy định nghĩa vụ cung cấp vận đơn đường biển, ghi rõ hàng lên tàu, và chi phí lấy vận đơn thuộc về người bán hoặc người mua tuỳ theo yêu cầu của bên nào. Khi đó người bán có nghĩa vụ cung cấp chứng từ vận tải/ vận đơn đường biển cho người mua. Trong những trường hợp này, ICC (Phòng Thương mại Quốc tế) khuyến nghị các bên cần quy định chính xác, cụ thể về thời điểm “giao hàng”, bởi vì người bán theo điều kiện FCA “giao hàng” cho người chuyên chở đầu tiên, và sẽ khác biệt với thời điểm phát hành vận đơn hàng lên tàu của người chuyên chở đường biển.

Cuối cùng, cần nhấn mạnh rằng ngay cả khi hai bên lựa chọn cách giải quyết này, người bán trong các quy tắc nhóm F không có nghĩa vụ đối với người mua về các điều khoản của hợp đồng vận tải cũng như cung cấp vận đơn đường biển.

5. Phân chia về chi phí

a. Người bán chịu chi phí

  • Thông quan xuất khẩu;
  • Giao hàng cho người chuyên chở;
  • Có được giấy phép xuất khẩu thuế và phí xuất khẩu;
  • Cung cấp tài liệu chứng minh việc giao hàng;
  • Chuẩn bị và gửi hóa đơn thương mại;
  • Thông báo cho người mua rằng hàng hóa đã được giao và ủy thác cho người vận chuyển tại thời điểm đã thỏa thuận;
  • Bao bì và ký mã hiệu cần thiết cho vận chuyển;
  • Kiểm soát chất lượng, đo lường, cân và đếm;

b. Người mua chịu chi phí

  • Nhập khẩu và vận chuyển hàng hóa cơ sở của người bán;
  • Có được các tài liệu cần thiết cho người mua để nhập khẩu hoặc vận chuyển hàng hóa;
  • Dỡ hàng hóa được giao từ các phương tiện vận chuyển do người mua chỉ định;

6. Điểm chuyển giao rủi ro

Người bán hết trách nhiệm khi giao hàng cho người vận tải. Cụ thể: 

a. Nếu giao tại xưởng của người bán

Người bán phải bốc xong hàng lên xe tải/container tại xưởng người bán thì người bán mới hết trách nhiệm chịu rủi ro.

b. Nếu giao tại sân bay Tân Sơn nhất (cụ thể là giao đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX…) cho các hãng bay mà người mua thuê

Người bán chỉ cần chở hàng đến các kho SCSC, TCS, kho DHL, FEDEX… để giao cho hãng bay là hết trách nhiệm. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải tại kho này. Và nôm na, nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.

c. Nếu giao ở cảng biển

  • Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính): Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm chịu rủi ro. Thậm chí người bán không chịu trách nhiệm và chi phí cho việc dỡ hàng xuống khỏi xe tải/xe containers tại ICD này. Và nôm na, nếu mất hàng trong ICD này hay bất cứ rủi ro nào phát sinh trong đoạn đường từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
  • Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính)
    • Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm chịu rủi ro. Ví dụ nếu có rủi ro trong quá trình bốc hàng lên tàu, rủi ro đó người mua chịu.
    • Không bắt buộc ai phải mua bảo hiểm.

7. Trách Nhiệm Các Bên Liên Quan Trong Term FCA

a. Nghĩa vụ của người bán

  • Người bán phải cung cấp hàng hóa, hóa đơn thương mại được yêu cầu và quy định trong hợp đồng
  • Theo yêu cầu và với chi phí của người mua, người bán hỗ trợ lấy chứng từ vận chuyển
  • Chỉ định một người chịu trách nhiệm bốc hàng lên xe của người mua
  • Người bán có trách nhiệm chuẩn bị hàng hóa để xếp lên phương tiện vận tải (đo lường và đóng gói hàng hóa)

b. Nghĩa vụ của người mua

  • Người mua hoàn thành các thủ tục liên quan đến nhập khẩu hàng hóa và vận chuyển kể từ thời điểm giao hàng của người bán.
  • Chịu rủi ro mất mát hoặc hư hỏng sản phẩm kể từ thời điểm giao hàng cho người vận tải.
  • Làm thủ tục quá cảnh cần thiết và chuẩn bị hàng hóa để nhập khẩu.
  • Người mua ký hợp đồng vận chuyển với hãng vận tải.
  • Người mua nhận giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng vận tải.

8. Phân Tích Điều Khoản FCA Với Các Loại Hình Vận Tải

Bạn sẽ thấy FCA có thể áp dụng trong các trường hợp sau:

  • FCA (kho người bán)
  • FCA (Sân bay xuất
  • FCA (cảng xuất/cảng Cát Lái)
  • FCA ( Địa chỉ khác do người mua chỉ định)

a. Đối với vận tải đường thủy, đường biển

FCA đường biển, thủy bạn sẽ hiểu như sau

  •  Người bán có trách nhiệm làm toàn bộ công việc đã nêu trong trách nhiệm của bên bán.
  • Người mua có quyền chỉ định trách nhiệm giao hàng của người bán tối đa tới cảng xuất. Ví dụ FCA, Hải Phòng, Incoterm 2020…
  • Nếu người bán không muốn giao hàng lên tàu thì nên dùng term FCA thay vì FAS hoặc FOB.
  • Hàng tới cảng biển người mua chỉ định người bán hoàn thành trách nhiệm khi hạ hàng tại cảng xuất , hoàn thành thủ tục thông quan xuất khẩu, xuất trình bộ chứng từ liên quan tới hàng hóa.

Việc còn lại bốc hàng từ cảng xuất lên tàu và xử lý lô hàng từ càng xuất tới kho người mua do người mua chịu.

Nếu giao ở cảng biển

  • Trường hợp hàng đóng trong containers/sử dụng tàu Liner (Các hãng tàu thường chỉ định người bán giao hàng ở các ICD gần cảng chính): Người bán chỉ cần chở hàng đến các các ICD nơi mà hãng tàu chỉ định người bán giao containers hàng ở đấy là người bán hết trách nhiệm,bất cứ rủi ro nào phát sinh từ ICD này đến cảng bốc thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.
  • Trường hợp hàng không đóng trong containers/Sử dụng tàu chuyển. (Việc giao hàng sẽ diễn ra ở mép cảng/cầu cảng tại cảng chính): Người bán phải chở hàng đến cảng chính, đặt hàng ở cầu cảng sát mép tàu là hết trách nhiệm.

b. Đối với vận tải đa phương thức, đường hàng không

Đối với FCA, Nội Bài, Incoterm 2010

Người mua có thể chỉ định người bán giao hàng tại kho gom hàng(các kho SCSC, TCS, DHL, FEDEX…) – các hãng bay mà người mua thuê. Lúc này người bán có trách nhiệm giao hàng đã thông quan xuất khẩu tới địa chỉ người mua thuê, chịu trách nhiệm bốc hàng xuống địa chỉ người mua chỉ định. Sau khi hoàn thành công việc người bán sẽ không chịu trách nhiệm với những rủi ro phát sinh sau đó. Nhiều trường hợp người bán không trả chi phí dỡ hàng xuống địa chỉ người mua chỉ định. Nếu mất hàng trong kho này thì rủi ro/chi phí này người mua chịu.

Trường hợp Chỉ định FCA, on plane Nội Bài, Incoterm 2020

Có nghĩa là người bán sẽ phải làm công việc tương tự các Term FCA nhưng có thêm trách nhiệm bốc hàng lên máy bay người mua thuê và chịu toàn bộ chi phí cho tới lúc hoàn thành công việc giao hàng trên máy bay người mua chỉ định.
Đối với hàng air muốn giao lên máy bay thường dùng FCA, tương đương với term FOB đường biển (giao hàng lên tàu).

9. Những Lưu Ý Khi Sử Dụng Điều Kiện FCA

  • FCA được sử dụng bất kể phương thức vận chuyển nào và cũng có thể được sử dụng khi sử dụng nhiều hơn một phương thức vận chuyển.
  • Việc bán hàng theo Incoterms 2020 FCA có thể được kết luận chỉ đặt tên địa điểm giao hàng, tại cơ sở của người bán hoặc ở nơi khác, mà không chỉ định điểm giao hàng chính xác trong địa điểm được đặt tên đó. Tuy nhiên, các bên cũng được khuyên nên xác định rõ ràng nhất có thể về địa điểm giao hàng đã nêu.
  • Tuy nhiên, trong trường hợp điểm giao hàng chính xác không được xác định, điều này có thể gây ra vấn đề cho người mua. Người bán có quyền lựa chọn điểm phù hợp nhất với mục đích của mình: điểm đó trở thành điểm giao hàng, từ đó rủi ro và chi phí chuyển cho người mua. Do đó, tốt nhất là người mua nên chọn điểm chính xác trong một nơi sẽ diễn ra giao hàng.
Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/fca-free-carrier-la-gi/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ