Hệ số K và cách tính hệ số K

2024/06/28

ThuếLuậtHóađơn TintứcKếtoán

Hiểu rõ về hệ số K không chỉ giúp doanh nghiệp nắm bắt được quy định của cơ quan thuế, mà còn giúp họ tránh được những rủi ro không đáng có. Hệ số K đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát hóa đơn điện tử và ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống. Bài viết này sẽ giải thích chi tiết về hệ số K, cách tính toán nó và tầm quan trọng của hệ số K trong quản lý doanh nghiệp. Hãy cùng chúng tôi khám phá về hệ số K nhé! 

1. Hệ số K là gì?

Ngày 14/6/2023, Tổng cục thuế ban hành Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023 về việc kiểm tra hóa đơn điện tử, trong đó chỉ đạo kiểm tra người nộp thuế xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn. Trong đó, Tổng cục Thuế có nêu đã xây dựng chức năng trên ứng dụng hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kiểm soát hóa đơn điện tử, ngăn chặn tình trạng xuất hóa đơn khống. Một số chức năng chính như sau:

  • Hệ thống tự động kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.
  • Hệ thống cảnh bảo thực hiện theo tham số K.
Mục đích chính của nó là ngăn chặn việc phát hành hóa đơn giả mạo. Khi dữ liệu hóa đơn của một doanh nghiệp vượt quá giá trị của Hệ số K, doanh nghiệp đó sẽ được xem là thuộc nhóm có nguy cơ cao về việc sử dụng hóa đơn không chính xác.

Như vậy, hệ số K được hiểu là một tham số hay một ngưỡng giới hạn dùng để kiểm tra xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn dựa trên thương số của Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn với tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào.

2. Hệ số K tính dựa trên công thức nào?

Căn cứ tại Công văn 2392/TCT-QLRR năm 2023, hệ số K được dùng để kiểm soát tổng giá trị hàng hóa bán ra trên các hóa đơn đã xuất so với ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính bằng công thức sau:

K = Tổng giá trị hàng hóa bán ra trên hóa đơn / (Tổng giá trị Hàng tồn kho + Tổng giá trị hàng hóa mua vào trên hóa đơn)

Theo đó, khi doanh nghiệp vượt ngưỡng giá trị hàng hóa đầu vào được tính toán bằng K lần tổng giá trị hàng tồn kho và tổng giá trị trị hàng hóa mua vào thì hệ thống sẽ phát đi cảnh báo hóa đơn và đưa vào danh sách quản lý. Để dễ hình dung hơn thì ta có thể hiểu mức độ rủi ro của Hệ số K như sau:

  • Khi K < 1, điều này được coi là an toàn vì giá trị hàng hoá đã bán ra ít hơn tổng giá trị hàng tồn kho và hàng mua vào.
  • Khi K > 1, điều này được coi là có rủi ro vì cơ quan thuế sẽ đặt câu hỏi về việc tại sao giá trị hàng hoá đã bán lại lớn hơn tổng giá trị hàng tồn kho và hàng mua vào. Điều này có thể dẫn đến nghi ngờ về việc xuất hóa đơn không chính xác.

Do đó, mức độ rủi ro tăng theo Hệ số K. Khi Hệ số K càng cao, doanh nghiệp thường phải giải trình với cơ quan thuế.

3. Doanh nghiệp gặp vấn đề gì nếu vượt ngưỡng hệ số K?

Khi một doanh nghiệp tiến hành sử dụng hóa đơn, chứng từ và vượt quá giới hạn của hệ số cảnh báo K, họ sẽ phải đối mặt với các biện pháp kiểm soát như sau:
  • Doanh nghiệp sẽ nhận được thông báo cảnh báo và được xếp vào danh sách quản lý đặc biệt.
  • Cơ quan Thuế sẽ tham khảo danh sách các doanh nghiệp này để tiếp tục kiểm tra và xác định những trường hợp cần phải dừng việc sử dụng hóa đơn. Thông báo về việc vi phạm này sẽ được gửi đến doanh nghiệp thông qua phần mềm hóa đơn điện tử

4. Hậu quả khi vi phạm quy định pháp luật thuế về hóa đơn ra sao?

Tùy theo tính chất và mức độ vi phạm của hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ mà người vi phạm sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
  • Trường hợp phải xử phạt hành chính, căn cứ tại Nghị định 125/2020/NÐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn như sau:
    • Hành vi lập hóa đơn không đúng thời điểm bị phạt tiền lên đến 8 triệu đồng theo quy định tại Điều 24 Nghị định 125/2020/NÐ-CP
    • Hành vi mua bán hóa đơn bị phạt tiền lên đến 50 triệu đồng theo quy định tại Điều 22 Nghị định 125/2020/NÐ-CP
    • Hành vi sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp hay sử dụng không hợp pháp hóa đơn chứng từ như: sử dụng hóa đơn, chứng từ giả; chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng; không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; không phản ánh đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn “khống”; hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa; sử dụng để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào, bán ra;... bị phạt tiền từ 20 – 50 triệu đồng.
  •  Trường hợp phải truy cứu trách nhiệm hình sự về tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước, cơ quan chức năng căn cứ tại Ðiều 203 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm k khoản 2 Điều 2 Luật Sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017:
    • Người có hành vi vi phạm bị phạt tiền lên đến 500 triệu đồng hoặc phạt tù lên đến 05 năm.
    • Pháp nhân thương mại phạm tội có thể bị phạt tiền lên đến 1 tỷ đồng; cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định lên đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn lên đến 03 năm.

5. Kế hoạch triển khai áp dụng kiểm soát theo hệ số K

  • Kế hoạch thực hiện kiểm soát dựa trên hệ số K đang được triển khai như sau:
  • Tại thời điểm hiện tại, “Danh sách các NNT nằm trong diện giám sát xuất hóa đơn vượt ngưỡng an toàn” đã có thể được xuất ra trên chức năng tương ứng trong Ứng dụng hóa đơn điện tử, dựa trên dữ liệu kiểm soát được tổng hợp đến hết ngày 14/6/2023. Dựa trên danh sách này, cơ quan thuế sẽ phân công công chức để tiến hành kiểm tra Người nộp thuế.
  • Nếu doanh nghiệp nằm trong diện đánh giá có rủi ro theo hệ số K, cán bộ thuế sẽ yêu cầu doanh nghiệp giải trình, xác minh… Doanh nghiệp nên chuẩn bị các tài liệu sau:
    • Chứng từ mua sắm tài sản cố định;
    • Chứng từ nhập/xuất kho; biên bản kiểm kê;
    • Bảng kê mua vào bán ra theo tháng/quý DN kê khai;
    • Sao kê tài khoản ngân hàng;
    • Sổ chi tiết công nợ phải thu phải trả;… 
    • Mỗi giao dịch cần có đầy đủ bộ chứng từ đi kèm: hoá đơn; hợp đồng; biên bản nghiệm thu; phiếu giao nhận…
Qua bài viết này, hy vọng bạn đã hiểu rõ hơn về hệ số K và tầm quan trọng của nó trong việc kiểm soát hóa đơn điện tử. Việc nắm bắt chính xác hệ số K không chỉ giúp doanh nghiệp tuân thủ quy định của cơ quan thuế mà còn giúp họ tránh được những rủi ro không đáng có. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều kiến thức hữu ích khác về quản lý doanh nghiệp và kế toán.
Bài viết được tham khảo và tổng hợp từ nhiều nguồn trên Internet

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ