Mục tiêu của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán là chỉ chấp nhận hoặc tiếp
tục thực hiện hợp đồng kiểm toán khi đã thống nhất được các cơ sở để thực hiện
hợp đồng kiểm toán, thông qua việc:
- Thiết lập được các tiền đề của một cuộc kiểm toán;
-
Xác nhận rằng kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc, Ban
quản trị đơn vị được kiểm toán (trong phạm vi phù hợp) đã thống nhất được
các điều khoản của hợp đồng kiểm toán.
I. Tiền đề của một cuộc kiểm toán
Để xác định tiền đề của một cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải:
-
Xác định xem liệu khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được đơn
vị áp dụng trong việc lập và trình bày báo cáo tài chính là có thể chấp nhận
được hay không.
-
Đạt được thỏa thuận với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về việc Ban Giám
đốc hiểu và thừa nhận trách nhiệm của họ:
-
Đối với việc lập và trình bày báo cáo tài chính phù hợp với khuôn khổ về
lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng, kể cả sự trình bày hợp
lý, nếu thích hợp.
-
Đối với kiểm soát nội bộ mà Ban Giám đốc xác định là cần thiết để đảm bảo
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính không còn sai sót trọng yếu do
gian lận hoặc nhầm lẫn.
- Trong việc cung cấp cho kiểm toán viên:
-
Quyền tiếp cận với tất cả tài liệu, thông tin mà Ban Giám đốc nhận thấy
là có liên quan đến quá trình lập và trình bày báo cáo tài chính như
chứng từ kế toán, sổ kế toán và các tài liệu khác;
-
Các tài liệu, thông tin bổ sung mà kiểm toán viên yêu cầu Ban Giám đốc
cung cấp hoặc giải trình để phục vụ cho mục đích của cuộc kiểm toán;
-
Quyền tiếp cận không hạn chế đối với nhân sự của đơn vị được kiểm toán
mà kiểm toán viên xác định là cần thiết để thu thập bằng chứng kiểm
toán.
1. Giới hạn phạm vi trước khi chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Nếu Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm toán giới hạn phạm vi công
việc của kiểm toán viên trong các điều khoản của dự thảo hợp đồng kiểm toán mà
kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán cho rằng
sự giới hạn này sẽ dẫn đến việc kiểm toán viên từ chối đưa ra ý kiến đối với
báo cáo tài chính
thì kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
không được chấp nhận hợp đồng kiểm toán bị giới hạn như vậy, trừ khi pháp
luật và các quy định khác yêu cầu phải chấp nhận hợp đồng đó.
2. Các yếu tố khác ảnh hưởng đến việc chấp nhận hợp đồng kiểm toán
Nếu không có đầy đủ tiền đề của cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải thảo luận
vấn đề này với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán. Trừ khi pháp luật và các quy
định khác yêu cầu, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán không được chấp nhận
hợp đồng kiểm toán nếu:
-
Kiểm toán viên xác định rằng
khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính mà đơn vị áp dụng cho
việc lập và trình bày báo cáo tài chính là không thể chấp nhận được.
-
Kiểm toán viên, doanh nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán
không đạt được thỏa thuận.
II. Thỏa thuận về các điều khoản của hợp đồng kiểm toán
-
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải thỏa thuận về các điều khoản
của hợp đồng kiểm toán với Ban Giám đốc hoặc Ban quản trị đơn vị được kiểm
toán (trong phạm vi phù hợp).
-
Các điều khoản thỏa thuận phải được ghi trong hợp đồng kiểm toán hoặc một
hình thức thỏa thuận khác bằng văn bản phù hợp (như Thư hẹn kiểm toán) và
phải bao gồm:
- Mục đích và phạm vi của cuộc kiểm toán báo cáo tài chính;
- Trách nhiệm của kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán;
- Trách nhiệm của Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán;
-
Xác định khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính mà đơn vị áp dụng
cho việc lập và trình bày báo cáo tài chính;
-
Dự kiến về báo cáo mà kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán sẽ phát
hành.
-
Nếu pháp luật và các quy định đã có yêu cầu đầy đủ, chi tiết về các điều
khoản của hợp đồng kiểm toán thì kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
không cần phải đưa các điều khoản đó vào hợp đồng kiểm toán, trừ trường hợp
theo yêu cầu của pháp luật hoặc các quy định và Ban Giám đốc đơn vị được
kiểm toán hiểu và thừa nhận trách nhiệm của họ.
-
Nếu pháp luật và các quy định đã có các yêu cầu về trách nhiệm của Ban Giám
đốc đơn vị được kiểm toán thì kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán có
thể xác định rằng pháp luật và các quy định đã bao gồm các trách nhiệm mà
theo xét đoán của kiểm toán viên là tương đồng với các trách nhiệm. Đối với
các trách nhiệm tương đồng này, kiểm toán viên có thể sử dụng các thuật ngữ
của pháp luật và các quy định để trình bày trong hợp đồng kiểm toán. Đối với
các trách nhiệm mà pháp luật và các quy định không đặt ra yêu cầu cụ thể
nhưng vẫn có ảnh hưởng tương tự, hợp đồng kiểm toán phải sử dụng các thuật
ngữ quy định tại Chuẩn mực Kiểm toán số 210.
III. Các cuộc kiểm toán nhiều năm
Doanh nghiệp kiểm toán và đơn vị được kiểm toán được phép ký hợp đồng kiểm toán
cho nhiều năm tài chính. Đối với hợp đồng kiểm toán nhiều năm, hàng năm, kiểm
toán viên và doanh nghiệp kiểm toán
phải đánh giá xem liệu có cần phải sửa đổi, bổ sung các điều khoản của hợp
đồng kiểm toán đã ký hay không
và liệu có cần phải nhắc lại các điều khoản hiện có của hợp đồng kiểm toán với
đơn vị được kiểm toán hay không. Những điều khoản cần sửa đổi, bổ sung (nếu có)
cần được lập thành văn bản và đính kèm thành phụ lục của hợp đồng kiểm toán đã
ký.
IV. Chấp nhận thay đổi điều khoản hợp đồng kiểm toán
-
Kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán không được đồng ý thay đổi các điều
khoản của hợp đồng kiểm toán nếu không có lý do phù hợp cho thay đổi đó.
-
Trước khi hoàn thành cuộc kiểm toán, nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm
toán được yêu cầu thay đổi dịch vụ kiểm toán thành dịch vụ có mức đảm bảo
thấp hơn, kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải đánh giá liệu có lý
do phù hợp để làm việc đó hay không.
-
Nếu các điều khoản của hợp đồng kiểm toán bị thay đổi, kiểm toán viên, doanh
nghiệp kiểm toán và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán phải thỏa thuận lại
các điều khoản để lập thành hợp đồng kiểm toán mới thay thế hợp đồng kiểm
toán cũ hoặc lập phụ lục hợp đồng đính kèm với hợp đồng kiểm toán cũ.
-
Nếu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán không đồng ý thay đổi điều
khoản của hợp đồng kiểm toán và Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán không
đồng ý tiếp tục thực hiện hợp đồng kiểm toán ban đầu, kiểm toán viên và
doanh nghiệp kiểm toán phải:
-
Rút khỏi cuộc kiểm toán và chấm dứt hợp đồng kiểm toán phù hợp với pháp
luật và các quy định có liên quan;
-
Xác định trách nhiệm (theo hợp đồng hoặc quy định khác) trong việc báo cáo
cho các bên khác, như Ban quản trị, chủ sở hữu hoặc cơ quan quản lý Nhà
nước.
V. Các vấn đề cần xem xét thêm trong quá trình chấp nhận hợp đồng kiểm toán
1. Chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính được pháp luật và các quy định
bổ sung
Nếu chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài chính do tổ chức có thẩm quyền hoặc
được thừa nhận ban hành, được pháp luật và quy định khác bổ sung thì kiểm toán
viên phải xác định liệu có mâu thuẫn giữa chuẩn mực lập và trình bày báo cáo tài
chính này với các quy định bổ sung hay không. Nếu có mâu thuẫn, kiểm toán viên
phải thảo luận với Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán về nội dung các quy định
bổ sung này và phải thống nhất liệu:
-
Các quy định bổ sung có thể được thực hiện bằng cách bổ sung các thuyết minh
trong báo cáo tài chính hay không.
-
Các diễn giải trong báo cáo tài chính về khuôn khổ về lập và trình bày báo
cáo tài chính được áp dụng có thể được sửa đổi cho phù hợp hay không.
Nếu không thể thực hiện được giải pháp nào trên đây, kiểm toán viên phải xác
định có cần phải đưa ra ý kiến kiểm toán không phải là ý kiến chấp nhận toàn
phần theo quy định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 705 hay
không.
2. Khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính theo yêu cầu của pháp luật
và các quy định – Các vấn đề khác ảnh hưởng đến việc chấp nhận hợp đồng kiểm
toán
Nếu kiểm toán viên đã xác định được rằng khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo
tài chính theo yêu cầu của pháp luật và các quy định là không thể chấp nhận được
nhưng đơn vị vẫn phải áp dụng vì đó là yêu cầu bắt buộc của pháp luật và các quy
định, kiểm toán viên chỉ được chấp nhận hợp đồng kiểm toán khi thỏa mãn các điều
kiện sau:
-
Ban Giám đốc đơn vị được kiểm toán đồng ý trình bày bổ sung các thuyết minh
trong báo cáo tài chính nhằm tránh cho việc báo cáo tài chính bị hiểu sai;
- Các điều khoản của hợp đồng kiểm toán thể hiện rõ:
-
Báo cáo kiểm toán sẽ trình bày thêm đoạn “Vấn đề cần nhấn mạnh” theo quy
định và hướng dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706 để thông báo cho
người sử dụng báo cáo tài chính về các thuyết minh bổ sung;
-
Ý kiến kiểm toán về báo cáo tài chính sẽ không bao gồm cụm từ “Báo cáo tài
chính đã phản ánh trung thực và hợp lý, trên các khía cạnh trọng yếu, phù
hợp với khuôn khổ về lập và trình bày báo cáo tài chính được áp dụng”, trừ
khi pháp luật và các quy định yêu cầu kiểm toán viên phải sử dụng cụm từ
đó.
Nếu các điều kiện quy định trên không được thỏa mãn trong khi pháp luật và các
quy định vẫn yêu cầu kiểm toán viên và doanh nghiệp kiểm toán phải thực hiện
cuộc kiểm toán, kiểm toán viên phải:
-
Đánh giá ảnh hưởng của nội dung bị hiểu sai trong báo cáo tài chính đến ý
kiến kiểm toán.
-
Trình bày vấn đề này một cách thích hợp trong điều khoản của hợp đồng kiểm
toán.
3. Báo cáo kiểm toán theo yêu cầu của pháp luật và các quy định
Pháp luật và các quy định có thể đặt ra các yêu cầu về cách trình bày hoặc ngôn
từ cụ thể trong báo cáo kiểm toán khác so với quy định của các chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam. Trường hợp này, kiểm toán viên phải đánh giá:
-
Liệu người sử dụng báo cáo kiểm toán có thể hiểu sai mức độ đảm bảo của ý
kiến kiểm toán đối với báo cáo tài chính hay không.
-
Liệu các giải thích bổ sung trong báo cáo kiểm toán theo quy định và hướng
dẫn của Chuẩn mực kiểm toán Việt Nam số 706 có thể làm cho người sử dụng báo
cáo kiểm toán hiểu đúng hay không.
Nếu thấy rằng việc giải thích bổ sung trong báo cáo kiểm toán cũng không thể
giúp người sử dụng báo cáo kiểm toán hiểu đúng, kiểm toán viên và doanh nghiệp
kiểm toán không được chấp nhận cuộc kiểm toán đó, trừ khi pháp luật và các quy
định yêu cầu vẫn phải thực hiện kiểm toán. Một cuộc kiểm toán được thực hiện
theo yêu cầu của pháp luật và các quy định như vậy sẽ không đảm bảo tuân thủ các
chuẩn mực kiểm toán Việt Nam. Vì vậy, theo quy định tại đoạn 43 Chuẩn mực kiểm
toán Việt Nam số 700, kiểm toán viên không được đề cập trong báo cáo kiểm toán
là cuộc kiểm toán đã được thực hiện theo các chuẩn mực kiểm toán Việt Nam.
Nguồn: https://docs.kreston.vn/vbpl/kiem-toan/chuan-muc-kiem-toan/vsa-210/