HS CODE

2024/06/11

ThuếLuậtHảiquan

1. HS CODE là gì? 

HS Code là mã phân loại của hàng hóa, dùng để xác định thuế suất xuất nhập khẩu hàng hóa.

Khi xuất – nhập khẩu hàng hóa cần xác định mã HS chính xác để tính được thuế suất mà chủ hàng phải nộp.

Công cụ dùng để tra cứu mã HS code: tra cứu trên phần mềm excel, Word – sách biểu thuế xuất nhập khẩu áp dụng với từng năm.

2. Điều kiện tra HS CODE.

  • Tên Chính Xác Của Hàng
  • Cấu tạo – Thông Số Kỹ Thuật Của Hàng
  • Xuất Xứ Hàng Hóa
  • Mục Đích Sử Dụng
  • Hiểu rõ về quy tắc tra HS CODE

3. Cấu trúc HS CODE

4. Tổng hợp quy tắc HS Code

  • Phải áp dụng quy tắc 1- 4 theo trình tự
  • Quy tắc 5 áp dụng cho trường hợp riêng
  • 5 quy tắc đầu tiên liên quan đến nhóm 4 số, Quy tắc 6 liên quan đến phân loại ở cấp độ 5 hoặc 6 số

Quy tắc 1: Tên chương và định danh

- Tên các phần, chương và phân chương không có giá trị pháp lý trong việc phân loại hàng hóa

=> Chỉ giúp chúng ta định hình loại hàng này nằm ở phần nào chương nào. Vì tên gọi của phần, chương và phân chương ko thể diễn giải hết tất cả các sản phẩm trong đó. Phải căn cứ vào chú giải và phân nhóm.

- Chú giải của từng chương mang yếu tố quyết định nhất đến phân loại hàng trong chương đó => điều này có giá trị xuyên suốt trong tất cả các quy tắc còn lại. Phải kiểm tra chú mà ta định áp mã giải của phần, chương mà ta định áp mã sản phẩm vào.
VD:  Xác định mã Hs của voi làm xiếc, ta có trình tự suy diễn như sau:

- Bước 1: Định hình khu vực: Có thể áp vào Chương 1: Động vật sống

- Bước 2: Đọc chú giải khu vực đó: Theo chú giải 1.c của chương 1 là trừ “động vật thuộc chương 95.08

- Bước 3: Đọc chương 95 và xem chú giải chương đó: xác định voi làm xiếc thuộc nhóm 9508 và mã HS chính xác là: 95081000

- Tra mã theo tên định danh hoặc được giải thích cụ thể rõ ràng nhất trong phân nhóm.

VD: Ngựa thuần chủng để nhân giống => Trong biểu thuế có mục định danhcụ thể là “ngựa thuần chủng để nhân giống” đồng thời chú giải chương này không có quy định khác cho sản phẩm này nên ta áp mã 01012100.

Quy tắc 2: Sản phẩm chưa hoàn thiện và hợp chất cùng nhóm

Quy tắc 2a. Sản phẩm chưa hoàn thiện

- Một mặt hàng chưa hoàn chỉnh, chưa hoàn thiện, thiếu một vài bộ phận nhưng có đặc tính và công dụng như sản phẩm hoàn thiện thì được áp mã theo sản phẩm đã hoàn thiện.

VD: Xe ô tô thiếu bánh xe: vẫn được áp mã theo xe ô tô

- Một mặt hàng mà có các bộ phận tháo rời, các phần tháo rời đó nếu ráp vào sẽ thành 1 sản phẩm hoàn thiện thì vẫn được áp vào mã sản phẩm đã hoàn thiện.

VD: Để tiện lợi cho quá trình vận chuyển người ta tháo từng bộ phận của 1 chiếc xe ra thì vẫn được xác định mã HS theo chiếc xe.

- Phôi: là những sản phẩm chưa sẵn sàng đưa ra sử dụng, có hình dán bên ngoài gần giống với với hàng hóa hoàn thiện, chỉ sử dụng vào mục đích duy nhất là hoàn thiện nó thành sản phẩm hoàn chỉnh của nó.

VD: Phôi chìa khóa khi chưa dủa các cạnh => được áp mã chìa khóa đã hoàn thiện; Chai làm bằng nhựa chưa tạo ren ở cổ chai => được áp mã như chai hoàn thiện.

- Việc lắp ráp quy định là công việc đơn giản như dùng vít, bu-lông, đai ốc, hoặc ghép bằng đinh tán hoặc bằng cách hàn lại.... Không áp dụng quy tắc này với các sản phẩm cần phải gia công thêm trước khi đưa vào lấp ráp.

- Những bộ phận chưa lắp ráp, thừa ra về số lượng theo yêu cầu để hoàn thiện 1 mặt hàng thì sẽ được phân loại riêng.

Nguyên tắc 2b: Hỗn hợp và hợp chất của các nguyên liệu hoặc các chất

- Chỉ áp dụng quy tắc này sản phẩm là hỗn hợp của nguyên liệu và chất liệu.

- Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc cùng 1 nhóm thì phân loại trong nhóm đó.

VD: Chất A thuộc nhóm 1, Chất B cũng thuộc nhóm 1 => hỗn hợp củaA + B sẽ thuộc nhóm 1.

- Hỗn hợp và hợp chất của nguyên liệu hoặc chất thuộc các nhóm nhác nhau thì áp mã hỗn
hợp đó theo chất cơ bản nhất của hỗn hợp.

Quy tắc 3: Hàng thoạt nhìn năm ở nhiều nhóm

Quy tắc 3a: 

- Hàng hóa được mô tả ở nhiều nhóm thì nhóm nào có mô tả cụ thể nhất sẽ được ưu tiên hơn các nhóm có mô tả khái quát.

Ví dụ: Máy cạo râu và tông đơ có lắp động cơ điện được phân vào Nhóm 85.10 mà không phải trong Nhóm 84.67 (nhóm các dụng cụ cầm tay có lắp động cơ điện) hoặc vào Nhóm 85.09 (các thiết bị cơ điện gia dụng có lắp động cơ điện).

Vì nhóm 85.10 đã quy định cụ thể luôn là: "Máy cạo râu, tông đơ cắt tóc và các dụng cụ cắt tóc, có lắp động cơ điện“

Quy tắc 3b:

- Hàng hóa được cấu thành từ nhiều sản phẩm, mỗi sản phẩm có thể thuộc nhiều nhóm nhiều chương khác nhau => phân loại bộ sản phẩm đó vào sản phẩm mang đặt tính nhất của bộ đó.

VD: Bộ dụng cụ vẽ gồm: một thước, một vòng tính, một compa, một bút chì và cái vót bút chì,
đựng trong túi nhựa.

Thước thuộc: Nhóm 90.17

Vòng tính thuộc: Nhóm 90.17

Compa thuộc: Nhóm 90.17

Bút chì thuộc: Nhóm 96.09

Vót bút chì thuộc: Nhóm 82.14

Túi nhựa thuộc: Nhóm 42.02.

Trong bộ sản phẩm trên, thước, vòng, compa tạo nên đặc tính cơ bản của bộ dụng cụ vẽ. Do vậy, bộ
dụng cụ vẽ được phân loại vào Nhóm 90.17.

Quy tắc 3c: 

- Khi không áp dụng được Quy tắc 3(a) hoặc 3(b), hàng hóa sẽ được phân loại theo Quy tắc 3(c). Theo Quy tắc này thì hàng hóa sẽ được phân loại vào nhóm có thứ tự sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét để phân loại.

VD: Ta có sản phẩm: "Băng tải một mặt là plastic còn một mặt là cao su". Xét thấy mặt hàng này không thể quyết định phân loại vào Nhóm 40.10 hay Nhóm 39.26 theo Qui tắc 3(a), và cũng không thể phân loại mặt hàng này phân loại có thứ tự theo Quy tắc 3(b). Vì vậy, mặt hàng sẽ được vào Quy tắc 3(c), tức là “phân loại vào nhóm sau cùng trong số các nhóm cùng được xem xét”. Theo Qui tắc này, mặt hàng trên sẽ được phân loại vào Nhóm 40.10.

Quy tắc 4: Phân loại theo hàng hóa giống nhất

- So sánh hàng hóa định phân loại với hàng hóa đã được phân loại trước đó.

- Xác định giống nhau có thể dựa trên nhiều yếu tố: như mô tả, đặc điểm, tính chất, mục đích sử dụng
của hàng hóa...

- Hàng hóa sau khi đã so sánh sẽ được xếp trong nhóm của hàng hóa giống chúng nhất.

VD: Men dạng viên, được dùng giống như thuốc thì được áp vào mã thuốc 30.04.

Quy tắc 5: Hộp đựng bao bì

Quy tắc 5a: Hộp, túi, bao và các loại bao bì chứa đựng tương tự.

- Các loại bao hộp tương tự, thích hợp hoặc có hình dạng đặc biệt để chứa hàng hóa hoặc bộ hàng hóa xác định, có thể dùng trong thời gian dài và đi kèm với sản phẩm khi bán, được phân loại cùng với những sản phẩm này.

VD: Hộp trang sức (Nhóm 71.13);

Bao đựng máy cạo râu bằng điện (Nhóm 85.10);

Bao ống nhòm, hộp kính viễn vọng (Nhóm 90.05);

Hộp, bao và túi đựng nhạc cụ (Nhóm 92.02);

Bao súng (Nhóm 93.03).

- LƯU Ý: không được áp dụng đối với bao bì mang tính chất cơ bản nổi trội hơn so với hàng hóa mà nó chứa đựng.

VD: Hộp đựng kính đeo mắt mà hộp đó bằng vàng thì không thể áp mã theo kính được. Hoặc hộp đựng chè bằng bạc hoặc cốc gốm trang trí đựng đồ ngọt.

Quy tắc 5b: BAO BÌ

- Quy tắc này quy định việc phân loại bao bì thường được dùng để đóng gói chứa đựng hàng hóa, được nhập cùng với hàng (như cái túi nilon, hộp carton...). Tuy nhiên, Quy tắc này không áp dụng cho bao bì bằng kim loại có thể dùng lặp lại.

Vd: Không áp mã bình chứa ga bằng thép (bình có thể sử dụng lại) vào mã ga được mà phải được phân theo mã riêng. Nếu bình ga dùng một lần thì áp mã ga.

Quy tắc 6: Giải thích cách phân loại

- Việc phân loại hàng hóa vào các phân nhóm của một nhóm phải phù hợp theo nội dung của từng phân
nhóm, phù hợp các chú giải phân nhóm, phù hợp với chú giải của chương có liên quan.

- Khi so sánh 1 sản phẩm ở các nhóm hoặc các phân nhóm khác nhau thì phải so sánh cùng cấp độ.

Vd: 1 gạch so sánh với 1 gạch, 2 gạch so sánh với 2 gạch.... (gạch là gạch đầu dòng "-" trước tên hàng
trong phần mô tả hàng hóa của biểu thuế)

5. Trị giá tính thuế

Thuế XNK hay thuế quan là tên gọi chung để gọi hai loại thuế trong lĩnh vực thương mại quốc tế.
Đó là thuế nhập khẩu và thuế xuất khẩu.

Thuế nhập khẩu là thuế đánh vào hàng hóa nhập khẩu, còn thuế xuất khẩu là thuế đánh vào hàng
hóa xuất khẩu

Có 2 loại thuế xuất: thuế giá trị và thuế số lượng

6. Công thức tính thuế

1) Mặt hàng áp dụng thuế suất theo tỷ lệ phần trăm:

Trị giá tính thuế = Số Lượng x Trị Giá Từng Đơn Vị Hàng Hóa x Tỉ Giá Ngoại Tệ

Số Thuế NK Phải Nộp = Thuế Suất x Trị Giá Tính Thuế

2) Mặt hàng áp dụng thuế suất tuyệt đối:

Số Thuế Phải Nộp = Trị Giá Tính Thuế x Thuế Suất (Tuyệt Đối)

3) Công Thức Tính Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt (TTĐB)

Số Thuế Phải Nộp = (Trị giá tính thuế + Thuế Nhập Khẩu) x Thuế Suất

4) Công Thức Tính Thuế Môi Trường (MT)

Số Thuế Phải Nộp = (Trị giá tính thuế + Thuế Nhập Khẩu) x Thuế Suất

5) Công Thức Tính Thuế Chống Bán Phá Giá (CBPG)

Số Thuế Phải Nộp = Trị giá tính thuế x Thuế Suất

6) Công Thức Tính Thuế GTGT:

Số Thuế Phải Nộp = ( Trị giá tính thuế + NK + TTDB + MT + CBPG) x Thuế suất
Nguồn: https://vinatrain.edu.vn/tai-lieu-xuat-nhap-khau/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ