5 chứng chỉ kế toán, kiểm toán quốc tế sinh viên tài chính cần biết

2024/07/17

Kỹnăng_Chứng chỉ

I. Chứng chỉ kế toán là gì?

Người học và làm việc trong lĩnh vực tài chính, kế toán, kiểm toán cần quan tâm đến các chứng chỉ nào? Các chứng chỉ kế toán cần có? Các chứng chỉ kế toán quốc tế mà sinh viên kế kiểm nên biết? Tại sao cần phải sở hữu các chứng chỉ này? Cùng tìm hiểu ngay các chứng chỉ kế toán, kiểm toán sinh viên tài chính không thể bỏ lỡ qua bài viết dưới đây của AGS. Chứng chỉ kế toán là gì?
Chứng chỉ kế toán viên là chứng nhận trình độ, năng lực của kế toán viên do Bộ Tài Chính công nhận sau khi người dự thi hoàn thành kỳ thi cấp chứng chỉ được diễn ra hàng năm.

Thông qua đó, chứng chỉ kế toán giúp người học hay làm việc trong lĩnh vực kế toán có cơ hội hiểu hơn về nghề nghiệp, nâng cao năng lực chuyên môn. 

II. Có nên thi chứng chỉ kế toán không?

Chứng chỉ kế toán phù hợp với những sinh viên mới ra trường theo học.Thực tế cho thấy, số lượng sinh viên kế toán ngày càng tăng nhưng không phải bạn nào cũng học một loại chứng chỉ kế toán. Thông thường, các sinh viên năm 1, năm 2 hay thậm chí năm 3 rất khó để theo học các chứng chỉ kế toán bởi các bạn chưa được học hết các kiến thức chuyên ngành. Học chứng chỉ kế toán chủ yếu học thực hành nghiệp vụ kế toán, hạch toán các nghiệp vụ, v.v.

Do đó, chứng chỉ này thực sự phù hợp với sinh viên mới ra trường. Việc theo học chứng chỉ kế toán giúp các bạn có thêm kiến thức và tiếp cận thực tế với công việc, đặc biệt giúp các bạn thuận lợi hơn trong quá trình xin việc.

III. Các chứng chỉ kế toán, kiểm toán sinh viên tài chính không thể bỏ qua

Nếu bạn là sinh viên đang học tập hoặc làm việc trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán, tài chính thì không thể bỏ qua các chứng chỉ nên học về kế toán, kiểm toán dưới đây.

1. Chứng chỉ CPA (Certified Public Accountant)

Bạn thắc mắc chứng chỉ CPA là gì? Đây là chứng chỉ phổ biến nhất mà những ai hành nghề kế toán – kiểm toán cần có để được công nhận bởi các viện kế kiểm toán trong nước và quốc tế. Chứng chỉ CPA xác nhận năng lực kế toán, quản lý rủi ro, cũng như đảm bảo tính chuyên nghiệp của kế toán viên. Chứng chỉ CPA được công nhận rộng rãi trong toàn ngành kế toán và ngày càng nhiều công ty yêu cầu chứng chỉ này cho các vị trí quản lý. Ngoài ra, với chứng chỉ này, bạn còn có thể đăng ký thành lập doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ kế toán, văn phòng kế toán.

1.1 Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CPA

Yêu cầu và cấu trúc thi chứng chỉ CPA có thể khác nhau tùy theo địa điểm mỗi nơi. Khi dự thi tại Việt Nam, bạn bắt buộc phải có thời gian công tác thực tế về tài chính, kế toán từ 60 tháng trở lên (hoặc thời gian thực tế làm trợ lý kiểm toán ở doanh nghiệp kiểm toán từ 48 tháng trở lên) tính từ tháng tốt nghiệp ghi trên quyết định tốt nghiệp đại học hoặc sau đại học đến thời điểm đăng ký dự thi. Ngoài ra, ứng viên phải là người đã có bằng đại học các chuyên ngành kế toán, kiểm toán hoặc tài chính, ngân hàng. Trong trường hợp bạn học khác ngành thì CPA sẽ xét đến tổng số phần trăm các môn học thuộc các chuyên ngành nói trên trong suốt quá trình học (ít nhất 7% tổng chương trình học). Kỳ thi gồm 6 môn viết (180 phút/ 1 môn) và 1 môn Ngoại ngữ (trình độ C) của 1 trong 5 ngoại ngữ thông dụng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.

Trong khi ở Mỹ, kế toán viên chỉ cần có một năm kinh nghiệm trước khi thi lấy giấy phép CPA bao gồm 4 cấp độ kiểm tra có thể được thực hiện theo thứ tự ngẫu nhiên. Bên cạnh đó, chứng chỉ CPA Úc cũng khá phổ biến mà bạn có thể tìm hiểu thêm và cân nhắc.

1.2 Mức lệ phí thi chứng chỉ CPA tại Việt Nam

  • Chi phí dự thi kiểm toán viên và kế toán viên: 250.000 đồng/môn thi.
  • Chi phí dự thi sát hạch đối với người có
  • Chứng chỉ chuyên gia kế toán hoặc Chứng chỉ kiểm toán viên nước ngoài: 2.000.000 đồng/thí sinh.

2. Chứng chỉ CFA (Chartered Financial Analyst)

CFA là chứng chỉ gì? CFA là viết tắt của Chartered Financial Analyst – một chứng chỉ kiểm toán được cấp bởi Hiệp hội CFA Hoa Kỳ, dùng để xác minh kiến thức và khả năng của người phân tích tài chính chuyên nghiệp trong các lĩnh vực: chứng khoán, đầu tư, quản lý rủi ro, ngân hàng và tài chính. Các công ty đầu tư thường yêu cầu chứng nhận này cho các nhà phân tích bảo mật và quản lý tài sản. Ngoài ra, những người quan tâm đến các công việc như phân tích cổ phiếu, quản lý quỹ hoặc quỹ đầu cơ, giám đốc tài chính hoặc giám đốc tài chính cấp cao cũng ưu ái kế kiểm toán viên có chứng chỉ CFA. Bạn cũng không cần phải lo lắng bằng CFA có giá trị bao lâu bởi chứng chỉ CFA có giá trị sử dụng vô thời hạn.

2.1 Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CFA

Chứng chỉ CFA yêu cầu bằng cử nhân chuyên ngành liên quan cùng với 4 năm kinh nghiệm trong các lĩnh vực dịch vụ tài chính. Bên cạnh đó, yêu cầu học chứng chỉ kế toán CFA cũng khá khắt khe khi ứng viên phải đáp ứng trình độ ngoại ngữ hạng C, tương đương IELTS 5.5 và TOEFL 500 trở lên. Kỳ thi có 3 cấp độ với tổng thời gian làm bài là 18 giờ, mỗi cấp độ là 6 giờ và được diễn ra cách quãng. Kỳ thi được tổ chức gần như đồng thời trên toàn thế giới để tránh trường hợp lộ đề thi.

2.2 Mức lệ phí thi chứng chỉ CFA

  • Phí thi đóng sớm: 940 USD
  • Phí thi đóng chuẩn: 1.250 USD
Mới đây, Viện CFA đã cập nhật lệ phí thi CFA từ kỳ thi tháng 2/2025. Khác với trước đây, mức phí sẽ khác nhau đối với từng cấp độ, cụ thể như sau:
Hạn đóng phí sớm:
  • Level 1: 990 USD
  • Level 3: 1.090 USD
Hạn đóng phí chuẩn:
  • Level 1: 1.290 USD
  • Level 3: 1.390 USD

3. Chứng chỉ CMA (Certified Management Accountant)

Chứng chỉ CMA là một chứng chỉ kế toán chuyên nghiệp của Hiệp Hội Kế Toán Quản Trị Hoa Kỳ IMA (Institute of Management Accountants) với mục đích xác nhận bạn là chuyên gia về kế toán quản trị và quản trị tài chính doanh nghiệp. Nó thể hiện sự thành thạo các kỹ năng quản lý tài chính và kế toán quan trọng từ góc độ nội bộ, quản lý và tổng thể. Hầu hết các kế toán viên chuyên nghiệp đều có chứng chỉ CPA và CMA, đặc biệt nếu bạn đang muốn nâng tầm sự nghiệp thuộc lĩnh vực kế toán quản trị, quản trị tài chính trong các công ty lớn, đa quốc gia. CMA được cho là thực tế hơn các khái niệm lý thuyết được kiểm tra trong kỳ thi CPA.

3.1 Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CMA

Ứng viên phải có bằng cử nhân và 2 năm làm việc liên tục trong lĩnh vực kế toán quản trị hoặc quản lý tài chính. Ngoài ra, bạn cũng cần phải vượt qua bài kiểm tra gồm 2 phần và tuân theo quy tắc đạo đức nghề nghiệp của IMA.

3.2 Mức lệ phí thi chứng chỉ CMA

Để tham dự kỳ thi chứng chỉ CMA, ứng viên cần thanh toán 4 loại lệ phí thi, được phân thành 2 nhóm đối tượng chính, bao gồm người đi làm và sinh viên. Chi tiết lệ phí thi CMA như sau:
 

Loại phí

Dành cho người đi làm

Dành cho sinh viên

Phí đăng ký hồ sơ

15 USD

15 USD

Phí hội viên IMA

280 USD

49 USD

Phí đăng ký đầu vào

300 USD

225 USD

Phí thi (1 phần thi)

495 USD

370 USD

4. Chứng chỉ CIA (Certified Internal Auditor)

Chứng chỉ CIA được cấp bởi Hiệp Hội Kiểm Toán Nội Bộ IIA (Institute of Internal Auditors) - tổ chức nghề nghiệp duy nhất được thế giới công nhận về kiểm toán nội bộ. CIA được đánh giá cao bởi nhà tuyển dụng về năng lực chuyên môn trong kiểm toán nội bộ và quản trị rủi ro doanh nghiệp, cũng như năng lực làm việc thành thạo với nhân viên và khách hàng. Chứng chỉ CIA rất hữu ích cho các kiểm toán viên nội bộ muốn trở thành nhà quản lý, kiểm toán trưởng hay giám đốc

4.1 Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ CIA

Ứng viên phải có bằng cử nhân và 2 năm kinh nghiệm kiểm toán nội bộ. Bằng thạc sĩ có thể được thay thế cho một năm kinh nghiệm. Kỳ thi bao gồm 3 phần thi trắc nghiệm với tổng thời gian làm bài là 6,5 giờ.

4.2 Mức lệ phí thi chứng chỉ CIA

Lệ phí thi CIA sẽ khác nhau phụ thuộc vào đối tượng tham dự kỳ thi, bao gồm hội viên (member), không phải hội viên (non-member) và học sinh-sinh viên:
 

Loại phí

Hội viên

Không phải hội viên

Học sinh-sinh viên

Phí đăng ký

115 USD

230 USD

65 USD

Phí thi CIA Part 1

295 USD

425 USD

245 USD

Phí thi CIA Part 2

265 USD

395 USD

215 USD

Phí thi CIA Part 3

265 USD

395 USD

215 USD

5. Chứng chỉ ACCA (Chartered Certified Accountants)

Chứng chỉ ACCA là gì? ACCA (the Association of Chartered Certified Accountants) là tên gọi của Hiệp hội Kế toán công chứng Anh Quốc mang đến cho giới chuyên môn ngành tài chính, kế toán và kiểm toán một chương trình chuyên nghiệp được công nhận rộng rãi trên toàn cầu. Chứng chỉ ACCA đề cập nhiều kiến thức và kỹ năng chuyên sâu, bao gồm quản lý tài chính, báo cáo tài chính, thuế, kiểm toán, tính chuyên nghiệp, đạo đức nghề nghiệp và khả năng lãnh đạo.

Chứng chỉ ACCA có thời hạn bao lâu là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Đây là một loại chứng chỉ kế toán vô thời hạn và được rất nhiều người theo đuổi để đạt được mục tiêu và cơ hội nghề nghiệp trong các công ty Big4, non-Big4 và nhiều quốc gia khác. Điểm cộng lớn là ACCA được xây dựng dựa trên IFRS - chuẩn mực kế toán được 139 quốc gia tuân thủ và thực hành.

5.1 Điều kiện tham dự kỳ thi chứng chỉ ACCA

Ứng viên thi chứng chỉ ACCA được yêu cầu là sinh viên của các trường Đại học/Cao đẳng hoặc đã tốt nghiệp và đang làm việc trong ngành liên quan 3 năm. Trong trường hợp bạn chưa tốt nghiệp thì bạn cần phải trang bị một khóa học nền tảng để bổ sung những kiến thức về kế toán, thông thường là chứng chỉ kế toán sơ cấp CAT (The Certified Accounting Technician, do ACCA cung cấp), nay còn gọi là chứng chỉ FIA.

5.2 Mức lệ phí thi chứng chỉ ACCA

Phí đăng ký

Lệ phí

Lưu ý

Phí đăng ký mở tài khoản

£36

Chỉ phải đóng lần đầu khi đăng ký mở tài khoản ACCA

Phí đăng ký lại

£36

Phải đóng khi tài khoản bị tạm ngưng do không đóng phí đúng hạn

Phí thường niên tiêu chuẩn

£134

Phí duy trì tài khoản hằng năm

Phí đăng ký thường niên đã giảm

£58

Dành cho học viên tham gia năm đầu


Trên đây là những chia sẻ về các chứng chỉ kế toán, kiểm toán sinh viên tài chính không thể bỏ qua mà Glints muốn gửi tới bạn. Hy vọng qua bài viết này sẽ giúp các bạn có thêm nhiều thông tin thú vị về các chứng chỉ quan trọng trong lĩnh vực của mình.
Nguồn: 
  • https://www.hotcourses.vn/study-abroad-info/study-guides/top-chung-chi-ke-toan-kiem-toan/
  • https://glints.com/vn/blog/cac-chung-chi-ke-toan-can-co

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ