Tổng Quan Về Nghề Sales Admin: Vai Trò, Kỹ Năng & Cơ Hội Thăng Tiến
Sales Admin là vị trí quan trọng trong bộ phận kinh doanh, đóng vai trò hỗ trợ
quy trình bán hàng, quản lý đơn hàng và chăm sóc khách hàng. Để thành công,
Sales Admin cần có kỹ năng tổ chức, giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả. Bài
viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc, yêu cầu và cơ hội phát triển
của nghề Sales Admin.
I. Công việc chính của một Sales admin

II. Nhập dữ liệu đơn hàng vào hệ thống
Sau khi xác nhận thành công thông tin của đơn hàng, Sales admin sẽ tiến hành
nhập đơn vào hệ thống của doanh nghiệp. Sau khi nhận được thông tin trên hệ
thống, doanh nghiệp sẽ chuyển đến những bộ phận liên quan để điều phối giao
hàng.
Trong lúc này, Sales admin sẽ phải kiểm tra các hạng mục như: Tình trạng thanh
toán, Hạn mức công nợ của khách hàng, Thông tin liên hệ của khách hàng có
chính xác hay không, Cập nhật những thay đổi về đơn hàng…. Và báo lên để doanh
nghiệp bắt đầu thực hiện đi đơn hàng.
Quản lý thông tin và hồ sơ khách hàng
Các thông tin của khách hàng khi thực hiện các giao dịch với doanh nghiệp sẽ
do Sales admin quản lý. Vì thế, với mỗi khách hàng họ sẽ phải tạo ra hồ sơ bao
gồm các thông tin cơ bản như: Họ tên, số điện thoại, địa chỉ,… và các thông
tin từ đơn đặt hàng như: Số lượng, phân loại,…
Sales admin cũng cần phải chủ động trong việc quản lý hồ sơ khách hàng bởi các
thông tin này sẽ được dùng làm báo cáo bán hàng. Từ đó, bộ phận marketing sẽ
kết hợp với bộ phận kinh doanh để lên các chiến dịch marketing hiệu quả.

Sales admin là chức danh trong lĩnh vực bán hàng, đóng vai trò hỗ trợ cho đội
ngũ sales và quản lý bán hàng
Một trong những công việc của Sales admin chính là hỗ trợ bộ phận kinh doanh
trong công việc bán hàng như: gửi báo giá cho khách và cung cấp các thông tin
cần thiết cho khách.
III. Tố chất để trở thành Sales admin chuyên nghiệp
1. Kỹ năng chuyên môn
Để làm tốt công việc của Sales admin, ngoài việc nắm được khái niệm Sales
admin là gì bạn cần hiểu về kinh tế, kinh doanh, marketing, truyền thông.
2. Kỹ năng giao tiếp, đàm phán
Sales admin cần có kỹ năng giao tiếp tốt để có thể tương tác với khách hàng và
các đối tác trong công ty một cách hiệu quả. Sales admin cần có khả năng đàm
phán để đạt được thỏa thuận với khách hàng và các đối tác.
3. Kỹ năng quản lý, sắp xếp thời gian
Để quản lý quá trình bán hàng và các đơn hàng, Sales admin cần có khả năng tổ
chức và quản lý thời gian hiệu quả.
4. Kỹ năng làm việc nhóm
Sales admin cũng cần phối hợp thường xuyên với phòng kinh doanh hay các bộ
phận khác có liên quan nên kỹ năng làm việc nhóm là rất quan trọng. Kỹ năng
làm việc nhóm tốt sẽ tạo nên một tập thể làm việc ăn ý, đoàn kết, các thành
viên luôn sẵn sàng hỗ trợ nhau trong công việc để mang lại kết quả kinh doanh
cao nhất.

5. Kỹ năng tin học văn phòng
Sales admin cần có kỹ năng tin học văn phòng và kỹ năng sử dụng các công nghệ
như: phần mềm quản lý đơn hàng, hệ thống, cơ sở dữ liệu để quản lý thông tin
và giải quyết các vấn đề bán hàng.
Kỹ năng giải quyết vấn đề, đối mặt áp lực
Công việc Sales administrator rất áp lực, nhất là trong những thời gian cao
điểm bán hàng. Do đó, để theo đuổi công việc này, bạn cần có khả năng chịu áp
lực tốt, có thể giữ được bình tĩnh trước mọi vấn đề để giải quyết tốt và thông
suốt các công việc được giao. Trong trường hợp rơi vào bế tắc hoặc phải đối
diện với những phản hồi không tốt từ cấp trên hay khách hàng, bạn cũng cần giữ
vững tâm lý và nghiên cứu để đưa ra cách giải quyết vấn đề có lợi nhất cho
doanh nghiệp.
IV. Mức lương của Sales admin
Mức lương của Sales admin thường phụ thuộc vào nhiều yếu tố như kinh nghiệm,
trình độ, khả năng và vị trí làm việc, khu vực địa lý và quy mô của công ty.
Theo thống kê VietnamWorks, mức lương trung bình của Sales admin dao động từ 6
triệu đến 20 triệu đồng mỗi tháng, tùy thuộc vào vị trí làm việc, kinh nghiệm
và khu vực địa lý.
Các Sales admin có kinh nghiệm và thành tích tốt có thể nhận được mức lương
cao hơn so với trung bình. Ngoài ra, Sales admin còn được hưởng các khoản
thưởng và phụ cấp khác như: thưởng doanh số, thưởng thành tích, phụ cấp đi
lại, phụ cấp ăn trưa, bảo hiểm và các chế độ phúc lợi khác tùy thuộc vào chính
sách của công ty.
V. Cơ hội thăng tiến của Sales admin
Dưới đây là một số cơ hội thăng tiến của Sales admin:
- Chuyển tiếp sang vị trí Quản lý bán hàng: Sau khi tích lũy đủ kinh nghiệm và có năng lực quản lý, Sales admin có thể chuyển tiếp sang vị trí Quản lý bán hàng để quản lý đội ngũ Sales admin và đảm bảo hoạt động bán hàng của công ty diễn ra hiệu quả hơn.
- Thăng tiến lên vị trí Quản lý kinh doanh: Với kiến thức và kinh nghiệm tích lũy, Sales admin có thể thăng tiến lên vị trí Quản lý kinh doanh để quản lý các hoạt động kinh doanh chung của công ty.
- Chuyển tiếp sang các vị trí khác trong bộ phận kinh doanh: Sales admin cũng có thể chuyển sang các vị trí khác trong bộ phận kinh doanh như: Marketing, Chăm sóc khách hàng hoặc Kế toán bán hàng.
- Thăng tiến đến các vị trí cấp cao hơn trong công ty: Với sự nỗ lực và thành tích làm việc, Sales admin có thể có được cơ hội thăng tiến đến các vị trí quan trọng và cấp cao hơn trong công ty.
- Khởi nghiệp: Nếu có khát vọng và ý tưởng kinh doanh, họ có thể khởi nghiệp và trở thành doanh nhân thành đạt.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://www.vietnamworks.com/hrinsider/sales-admin-la-gi.html