Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn pháp lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này, công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Thần thoại Nhật Bản.
Bài viết này dành cho những ai đam mê muốn tìm hiểu sâu thêm về thế giới
tâm linh của xứ sở hoa anh đào. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là
những câu chuyện được kết hợp giữa truyền thuyết, các vị thần, thần thoại cổ
đại và phong tục tập quán ẩn chứa sức mạnh siêu nhiên cùng những điều kỳ
diệu.
Cùng tìm hiểu kỹ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
I. Giới thiệu về thần Inari
Đền Inari là những ngôi đền có thể được tìm thấy trên khắp Nhật Bản, nổi tiếng với cổng Torii màu đỏ và có tượng con cáo đá bên trong khuôn viên đền. Nhật Bản có khoảng 30.000 đến 40.000 đền thờ Inari, vào thời kỳ Edo, bởi vì có số lượng đền thờ nhiều nên chúng được gọi là “Iseya, Inari ni Inu no kuso” để mô tả sự phong phú của các đền thờ Inari. Inari Ou được nhiều người thờ phụng từ thời xa xưa.
1. Thần Inari (Inari Ou) là vị thần được thờ bởi tộc Hata - một gia tộc nhập cư
Nguồn gốc tên gọi Inari sama
Đền Inari, như tên gọi của nó, là một vị thần liên quan đến lúa gạo. Lúa gạo có nghĩa là "gốc của sự sống". Do đó, khi lúa gạo mọc lên = inari, nên vị thần này được gọi là Inari sama.
Gia tộc Hata
Vị thần này được tôn kính vì đã phù hộ cho một vụ lúa bội thu, nhưng bản thân việc trồng lúa là một kỹ thuật được du nhập từ lục địa. Vì vậy, nguồn gốc của Inari được cho là có nguồn gốc từ lục địa. Ban đầu Inari Ou là vị thần được tôn thờ như một vị thần được hộ mệnh bởi gia tộc Hata, một gia tộc nhập cư, nhưng người ta nói rằng nó đã được du nhập vào Nhật Bản và hợp nhất với Thần đạo bản địa và hình thành nên hình dạng như hiện nay.
2. Thần Inari và đền Inari có lịch sử hơn 1300 năm ở Nhật Bản
Trong lịch sử Nhật Bản, thần Inari xuất hiện đầu tiên vào tháng 2 năm 711 sau công nguyên. Trong “Sách phong thổ quốc gia Yamashiro” (Yamashiro no Kuni Fudoki) có ghi lại “Truyền thuyết bánh mochi và thiên nga” kể về việc Hata Irogu, người sử dụng bánh mochi để làm mục tiêu luyện tập bắn cung, khi ông bắn trúng mục tiêu, vị thần trú ngụ ở đó đã biến bánh mochi thành một con thiên nga bay đến ngọn núi Inari gần đó, và lúa bắt đầu mọc ở bất cứ nơi nào mà thiên nga đáp xuống.
Gia tộc Hata đã xây dựng một ngôi đền trên núi để thờ phụng linh hồn thần thánh này và đây chính là nguồn gốc của đền Fushimi Inari Taisha, đền thờ chính của các đền thờ Inari hiện nay. Trong sách phong thổ quốc gia này, tên của ngài được viết là “伊奈利” (Inari), nhưng trong cuốn sử do Sugawara no Michizane biên soạn vào năm 892, tên được viết là “稲荷” (Inari). Ngoài ra, có một số ngôi đền được viết là “稲成” (Inari) hoặc “稲生” (Inao) và đọc là “Inari”.
Tại đền Fushimi Inari Taisha, vị thần chính được thờ cúng là thần Ōkami Uka no Mitama, vị thần của sự nuôi dưỡng năm loại hạt. Bên cạnh đó, ngôi đền còn thờ thần Satahiko Ōkami, Ōmiya no Me Ōkami, Tanaka Ōkami và Shi no Ōkami. Họ được gọi là “Ngũ Hòa Thần”.
Khoảng 30.000 đến 40.000 đền thờ Inari trên khắp Nhật Bản và phần lớn trong số đó đã được thỉnh các vị thần từ đền Fushimi Inari Taisha.
II. Đền thờ Phật giáo Inari
Nhiều đền thờ Inari trên khắp Nhật Bản được chia thành Thần đạo và Phật giáo.Các đền thờ Thần đạo Inari
Bao gồm Fushimi Inari Taisha, đền Kasama Inari ở tỉnh
Ibaraki và đền Yutoku Inari ở tỉnh Saga.
Các đền thờ Phật giáo Inari
Bao gồm đền Toyokawa Inari (chùa Enpuku-san Myōgon-ji) ở tỉnh Aichi và
Mogami Inari (chùa Saijō Inari-san Myōkyō-ji) ở tỉnh Okama.
Toyokawa Inari thờ thần Toyokawa Dakini Shinten. Dakini Shinten vốn là một vị
thần quỷ ở Ấn Độ, nhưng người ta nói rằng ông đã cải đạo sang Phật giáo và trở
thành vị thần bảo vệ Phật giáo. Đền Toyokawa Inari nổi tiếng với hình ảnh vị thần Dakini Shinten này cưỡi một con cáo trắng và mang theo lúa.
Tại đền Saijō Inari, vị thần được tôn thờ chính là Saijōi Kyōō Daibosatsu, được biết đến với hình ảnh mang lúa trên vai trái, tay phải cầm liềm, cưỡi một con cáo
trắng.
III. Sự phổ biến của thần Inari và đền Inari trong thời kỳ Edo
Tín ngưỡng đối với thần Inari đã mở rộng rất nhiều vào thời kỳ Edo. Trước đó,
thần Inari chủ yếu được thờ cúng với mong muốn mùa màng bội thu. Tuy nhiên, có
thông tin cho rằng danh tiếng của Tanuma Okitsugu, một nhân vật nổi tiếng
trong thời kỳ cải cách của Mạc phủ, đã được mở rộng khi ông đặt một ngôi đền
thờ thần Inari trong khuôn viên dinh thự của mình, từ đó đem lại may mắn. Sau
đó, các samurai khác cũng bắt đầu theo gương và thờ cúng thần Inari. Hơn nữa,
các thương nhân, thuộc tầng lớp bình dân, cũng bắt đầu thờ thần Inari như là
thần bảo trợ cho việc kinh doanh thịnh vượng và an toàn cho gia đình. Ở Edo,
nơi có nhiều kiến trúc gỗ và thường xuyên xảy ra hỏa hoạn, thần Inari cũng
được thờ cúng như là thần bảo vệ khỏi những tai họa này.
Những sự việc này đã thu hút sự chú ý của các lãnh chúa từ khắp nơi đến Edo
theo hệ thống thay phiên cử đại diện, và tín ngưỡng Inari đã lan rộng trên
toàn quốc. Hơn nữa, thần Inari Daimyojin tại đền Fushimi Inari Taisha đã
nhận được cấp bậc “Shōichi-i”, một cấp bậc trong triều đình từ trước đó. Các
đền thờ Inari tại các địa phương khác cũng đã nhận được cùng một cấp bậc này,
điều này đã thúc đẩy sự phổ biến của tín ngưỡng Inari.
IV. Thần Inari không mang hình dáng của một con cáo
Tại các đền thờ Inari, tượng cáo thường là một phần không thể thiếu, nhưng vị
thần được thờ không mang hình dáng của một con cáo mà cáo chính là sứ giả của thần
Inari.
Từ xưa, cáo đã được coi là động vật bí ẩn với khả năng dự đoán tương lai như
tuổi thọ của con người và lượng thu hoạch mùa màng. Cáo cũng được cho là có
thể hút tinh khí của con người hoặc lừa dối người khác. Hình dáng của bông lúa
rủ xuống giống như đuôi cáo, khả năng của cáo là tiêu diệt chuột ăn
lúa, và tên gọi khác của vị thần Inari, Uka no Mitama no Okami, là Miketsu no
Kami (có thể viết bằng chữ Hán là "三狐神" tức "Tam Hồ Thần"), đây là
những lý do dẫn đến việc cáo được chọn làm sứ giả của thần Inari.
Ngoài ra, cáo thường xuống núi vào mùa xuân và trở về núi vào mùa thu.
Tương tự, thần Inari cũng được cho là xuất hiện trong mùa gieo trồng và trở
lại núi sau khi thu hoạch mùa thu kết thúc. Sự tương đồng này đã dẫn đến việc
gắn bó giữa thần Inari và cáo.
Dù thế nào đi nữa, cáo đã có mối liên hệ sâu sắc với cuộc sống con người và
nông nghiệp từ lâu, và vì vậy, có lẽ nó đã được chọn làm sứ giả của thần
Inari.
V. Phúc lợi của Inari Ou
Lợi ích mà thần Inari mang lại đã trở nên rất đa dạng theo dòng chảy của lịch
sử. Ngoài những lời cầu nguyện vốn có như mùa màng bội thu, hiện nay, tùy vào
người thờ và địa điểm thờ, có thể nhận được nhiều loại lợi ích khác nhau.
Trong số đó, một trong những lợi ích tiêu biểu là làm ăn phát đạt. Tại đền
Fushimi Inari Taisha, tên của nhiều công ty được khắc trên các cổng Torii, và
đến nay, nhiều đền thờ trên nóc các trung tâm thương mại, như các cửa hàng
bách hóa, chủ yếu là đền Inari. Thêm vào đó, các việc như biểu diễn nghệ
thuật, tìm kiếm tình duyên, cuộc sống, gia đình bình an, và việc thực hiện các
ước nguyện cũng được cho là sẽ được thần Inari ban cho.
Ngoài ra, tùy vào từng đền thờ, các con cáo đá trong khuôn viên có
thể giữ những vật phẩm khác nhau, và loại vật phẩm đó cũng phản ánh các lợi
ích nhận được. Ví dụ, nếu con cáo giữ cuộn sách, sẽ được ban cho trí tuệ và
học vấn; nếu giữ viên ngọc tròn, sẽ mang lại mùa màng bội thu; còn nếu giữ
bông lúa hoặc chìa khóa, thì tượng trưng cho mùa màng của lúa và chìa khóa kho
thóc, mang lại lợi ích về thu hoạch lúa.
VI. Inari Ou - vị thần được yêu thích trên khắp Nhật Bản
Thần Inari là một vị thần được yêu mến trên khắp Nhật Bản, và khi trở lại tìm
hiểu nguồn gốc của vị thần này, ta thấy sự hấp dẫn của những điều này là vô hạn. Ngoài
việc cầu nguyện cho mùa màng bội thu, người ta còn có thể cầu xin sự giúp đỡ
trong công việc và các vấn đề gia đình. Với sự hiện diện của nhiều đền thờ
trên toàn quốc, thần Inari là một vị thần đáng tin cậy, có thể giúp thực hiện
nhiều ước nguyện và luôn được các tín đồ kính trọng như một vị thần gần gũi và
đáng tin cậy.
Công ty AGS cảm ơn các bạn đã đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những
thông tin bổ ích.
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ
hội làm việc tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://www.e-sogi.com/guide/26376/#i