Đặc điểm & điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự là gì ?

2024/09/27

NgànhKếToán-Kiểmtoán

Công ty Kế toán - Kiểm toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán - Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, Chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này Công ty AGS sẽ chia sẽ về chủ đề "Đặc điểm và điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự" bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần thiết cho người làm Kế toán - Kiểm toán hay các cá nhân có nhu cầu quan tâm đến giao dịch tài chính.

Giao dịch dân sự là gì ?

1. Khái niệm giao dịch dân sự

Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương mà những điều này làm thay đổi, phát sinh hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự. Cụ thể: 
Hợp đồng là sự thỏa thuận song phương/đa phương về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: hợp đồng vay tiền, hợp đồng mua bán…;
Hành vi pháp lý đơn phương là sự thể hiện ý chí của một bên làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. Ví dụ: lập di chúc, từ chối quyền thừa kế…

2. Các hình thức giao dịch dân sự

Điều 119 Bộ luật Dân sự 2015 quy định rõ hình thức của giao dịch dân sự như sau: 
  • Giao dịch dân sự bằng lời nói;
  • Giao dịch dân sự bằng hành vi cụ thể;
  • Giao dịch dân sự bằng văn bản.
Trong đó giao dịch dân sự bằng văn bản cũng được quy định rằng: 
  • Có thể được thể hiện bằng phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu, nhưng vẫn phải tuân thủ các luật định về giao dịch điện tử;
  • Tùy từng trường hợp và tùy từng giao dịch dân sự, nếu luật có quy định giao dịch dân sự đó phải được thể hiện bằng văn bản có công chứng, chứng thực, đăng ký thì bạn phải tuân thủ quy định đó. Điều này có nghĩa là, không phải tất cả hợp đồng dân sự đều phải công chứng, chứng thực.

Điều kiện có hiệu lực của giao dịch dân sự

  • Điều kiện để các giao dịch dân sự có hiệu lực bao gồm:
  • Chủ thể vừa phải có đủ năng lực hành vi dân sự, vừa phải có đủ năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc hoặc đe dọa;
  • Nội dung cũng như mục đích của giao dịch dân sự không được trái đạo đức và không được vi phạm các điều mà luật cấm.
Ngoài ra, hình thức giao dịch dân sự cũng là một trong những điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực trong một số trường hợp mà pháp luật quy định.
Ví dụ:
Hợp đồng mua bán nhà ở bắt buộc phải được công chứng hoặc chứng thực mới có hiệu lực.

Giao dịch dân sự vô hiệu trong những trường hợp nào ?

Nếu giao dịch dân sự không đáp ứng được 1 trong số những điều kiện kể trên thì được xem là vô hiệu, trừ khi có quy định khác.
Đồng thời, theo Bộ luật Dân sự, có 7 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu gồm:
  • Giao dịch dân sự được xác lập trái đạo đức xã hội hoặc vi phạm pháp luật (Điều 123);
  • Xác lập giao dịch dân sự giả (Điều 124);
  • Giao dịch dân sự được xác lập bởi chủ thể là người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng nhận thức hoặc không làm chủ được hành vi của mình (Điều 125);
  • Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn (Điều 126);
  • Giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);
  • Giao dịch dân sự xác lập vào thời điểm chủ thể không nhận thức và không làm chủ hành vi của mình (Điều 128);
  • Giao dịch dân sự xác lập mà không tuân thủ các quy định về hình thức giao dịch (Điều 129).
Lưu ý:
Giao dịch dân sự có thể bị vô hiệu từng phần nếu phần nội dung bị vô hiệu đó không ảnh hưởng đến hiệu lực của các phần còn lại của giao dịch.


Thời hiệu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu

Tại Điều 132 Bộ luật Dân sự 2015 thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu được quy định như sau:Các trường hợp (3), (4), (5), (6) và (7) kể trên có thời hiệu là 2 năm kể từ ngày:
  • Người đại diện của các chủ thể nêu tại trường hợp (3) kể trên biết hoặc phải biết các chủ thể này tự mình xác lập, thực hiện giao dịch dân sự;
  • Cá nhân bị lừa dối hoặc có sự nhầm lẫn biết hoặc phải biết việc xác lập giao dịch bởi sự lừa dối hay sự nhầm lẫn đó;
  • Cá nhân có hành vi đe dọa hoặc cưỡng ép chấm dứt các hành vi này;
  • Cá nhân xác lập giao dịch trong tình trạng không nhận thức và làm chủ hành vi của mình;
  • Giao dịch dân sự xác lập vi phạm quy định về hình thức.
  • Nếu hết thời hiệu quy định trên mà không có yêu cầu tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu thì giao dịch dân sự sẽ có hiệu lực;
  • Trường hợp (1) và (2) thì thời hiệu yêu cầu Tòa án tuyên bố giao dịch dân sự vô hiệu sẽ không bị hạn chế.

Hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu

Theo Điều 131 Bộ luật Dân sự 2015, khi giao dịch không hợp lệ sẽ có những hậu quả pháp lý sau:
  • Giao dịch vô hiệu không có giá trị pháp lý và không làm phát sinh, thay đổi, chấm dứt bất kỳ quyền lợi hay nghĩa vụ nào của các bên tham gia kể từ thời điểm giao dịch được xác lập;
  • Các bên phải khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi giao dịch được thực hiện, cụ thể:Hoàn trả tài sản đã nhận của nhau;
  • Hoàn trả giá trị: Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật, các bên phải hoàn trả bằng giá trị tương đương của tài sản đã nhận.
  • Những lợi ích mà bên ngay tình thu được sẽ không phải trả lại;
  • Bên có lỗi gây ra thiệt hại có trách nhiệm bồi thường cho các bên còn lại;
  • Quy định về hậu quả của giao dịch dân sự vô hiệu ảnh hưởng đến quyền nhân thân được Bộ luật Dân sự 2015 và các luật liên quan khác quy định.

Một vài câu hỏi về giao dịch dân sự

1. Giao dịch dân sự là gì ?

Theo Điều 116 Bộ luật Dân sự 2015, giao dịch dân sự có thể là hợp đồng hoặc hành vi pháp lý đơn phương mà những điều này làm thay đổi, phát sinh hoặc chấm dứt các quyền và nghĩa vụ dân sự.

2. Di chúc có phải là giao dịch dân sự không ?

Di chúc là giao dịch dân sự. Bởi di chúc là sự thể hiện ý chí của cá nhân nhằm chuyển tài sản của mình cho người khác sau khi qua đời. Theo đó, người lập di chúc đang thực hiện hành vi pháp lý đơn phương nhằm thay đổi quyền sở hữu tài sản của họ sau khi họ mất đi.

3. Mục đích của giao dịch dân sự là gì ?

Mục đích của giao dịch dân sự là để thực hiện quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia. Một số ví dụ về giao dịch dân sự như sau:
  • Giao dịch mua bán nhà đất: 
  • Người mua muốn có một nơi ở ổn định còn người bán muốn thu được tiền;
  • Hợp đồng cho vay tiền: Người vay muốn có tiền để tiêu dùng hoặc đầu tư, người cho vay muốn thu được lãi;
  • Hợp đồng cho thuê: Người thuê muốn sử dụng tài sản mà không cần mua, người cho thuê muốn có thu nhập từ tài sản đó.

4. Điều kiện để giao dịch dân sự có hiệu lực ?

Giao dịch dân sự muốn có hiệu lực phải đảm bảo các điều kiện như: 
  • Chủ thể vừa phải có đủ năng lực hành vi dân sự, vừa phải có đủ năng lực pháp luật dân sự phù hợp với giao dịch dân sự được xác lập;
  • Chủ thể tham gia giao dịch dân sự phải hoàn toàn tự nguyện, không bị lừa dối, ép buộc hoặc đe dọa;
  • Nội dung cũng như mục đích của giao dịch dân sự không được trái đạo đức và không được vi phạm các điều mà luật cấm;
  • Hình thức giao dịch dân sự được xác lập phù hợp theo quy định pháp luật.

5. Giao dịch dân sự vô hiệu khi nào ?

Có 7 trường hợp giao dịch dân sự bị vô hiệu, gồm:
  • Giao dịch dân sự được xác lập trái đạo đức xã hội hoặc vi phạm pháp luật (Điều 123);
  • Xác lập giao dịch dân sự giả (Điều 124);
  • Giao dịch dân sự được xác lập bởi chủ thể là người chưa đủ 18 tuổi, người bị hạn chế hoặc mất năng lực hành vi dân sự, người không có khả năng nhận thức hoặc không làm chủ được hành vi của mình (Điều 125);
  • Giao dịch dân sự được xác lập bởi sự nhầm lẫn (Điều 126);
  • Giao dịch dân sự được xác lập do bị lừa dối hoặc bị đe dọa, cưỡng ép (Điều 127);
  • Giao dịch dân sự xác lập vào thời điểm chủ thể không nhận thức và không làm chủ hành vi của mình (Điều 128);
  • Giao dịch dân sự xác lập mà không tuân thủ các quy định về hình thức giao dịch (Điều 129). 
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian đọc bài viết này. Hi vọng bạn sẽ có những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi đễ có thêm những thông tin bổ ích khác và cơ hội việc làm tại AGS nữa nhé. 

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

https://ketoananpha.vn/giao-dich-dan-su-la-gi.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ