Công ty Kế toán - Kiểm toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và
cung cấp dịch vụ Kế toán - Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, Chuyển đổi và tái
cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này Công ty AGS sẽ chia sẽ về chủ đề "cách hạch toán và cách
tính thuế Thu Nhập Hoãn lại phải trả" bài viết sẽ cung cấp những thông tin cần
thiết cho người làm Kế toán - Kiểm toán hay các cá nhân có nhu cầu quan tâm
đến cách tính cũng như hạch toán của trường hợp.
I. Thuế thu nhập hoãn lại là gì? Nguyên nhân ảnh hưởng
1. Thuế thu nhập hoãn lại là gì?
Thuế thu nhập hoãn lại (TNHL) là khoản thuế thu nhập tương lai mà doanh nghiệp
phải nộp ra. Khoản này sẽ được tính dựa vào khoản chênh lệch tạm thời chịu
thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm hiện hành.
2. Nguyên nhân ảnh hưởng
Thuế thu nhập hoãn lại phát sinh do nhiều nguyên nhân khác nhau, nhưng chủ
yếu đến từ 2 yếu tố chính sau:
- Thanh toán nợ phải trả;
- Thu hồi giá trị tài sản.
Do 2 yếu tố này mà dẫn đến doanh nghiệp trong tương lai phát sinh thuế thu
nhập doanh nghiệp phải trả ít hoặc nhiều hơn thuế thu nhập doanh nghiệp
phải nộp trong năm. Dù cho không quá ảnh hưởng đến tổng thuế TNDN trong
năm nhưng doanh nghiệp vẫn phải ghi nhận.
II. Cơ sở tính thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1. Tài sản thuế thu nhập hoãn lại được phát sinh từ khoản chênh lệch tạm
thời được khấu trừ:
- Tài sản thuế TNHL được tính trên chênh lệch tạm thời được khấu trừ = Chênh lệch tạm thời được khấu trừ x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
2. Tài sản thuế TNHL phát sinh từ khoản giá trị được khấu trừ chuyển sang
năm sau của các khoản lỗ tính thuế chưa được sử dụng:
- Tài sản thuế TNHL tính trên các khoản lỗ tính thuế = Giá trị được khấu trừ chuyển sang năm sau của các khoản lỗ tính thuế mà chưa sử dụng x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
3. Tài sản thuế TNHL phát sinh từ các khoản ưu đãi thuế mà chưa được sử
dụng:
- Tài sản thuế TNHL tính trên các khoản ưu đãi thuế chưa sử dụng = Giá trị được khấu trừ của các khoản ưu đãi thuế mà chưa sử dụng x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
III. Cách tính thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Công thức tính thuế thu nhập hoãn lại phải trả như sau:
Tài sản thuế TNHL phải trả = Tổng chênh lệch tạm thời thu nhập thuế tạm thời
mà phát sinh trong năm x Thuế suất thuế TNDN hiện hành (%)
Lưu ý:
- Nếu trong năm nay phát sinh số thuế TNHL phải trả phát sinh giảm thì sẽ được bù trừ với số thuế TNHL đã ghi nhận từ các năm trước;
- Trong trường hợp số thuế TNHL phải trả được hoàn nhập trong năm nhỏ hơn số thuế TNHL phát sinh phải trả, thì số chênh lệch này được ghi tăng chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi bổ sung vào số thuế TNHL phải trả;
- Trong trường hợp số thuế TNHL phải trả được hoàn nhập lớn hơn số thuế TNHL phải thanh toán trong năm thì số chênh lệch này sẽ được ghi giảm chi phí thuế TNDN hoãn lại và ghi giảm thuế TNDN hoãn lại phải trả.
IV. Cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1. Nguyên tắc hạch toán thuế thu nhập hoãn lại
- Căn cứ theo Chuẩn mực kế toán số 17 - Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Cuối kỳ, thực hiện kết chuyển số chênh lệch giữa phát sinh bên Nợ và phát sinh bên Có TK 8212 - “Chi phí thuế TNDN hoãn lại” vào TK 911 - “Xác định kết quả kinh doanh”;
- Tài khoản 243 là tài khoản ghi nhận tài sản thuế TNHL.
Lưu ý:
Không được phép phản ánh vào tài khoản này tài sản thuế TNHL hoặc thuế TNHL
phải trả phát sinh từ các giao dịch được ghi nhận trực tiếp vào vốn chủ sở
hữu.
2. Cách hạch toán thuế thu nhập hoãn lại
Trường hợp tài sản thuế TNHL phát sinh trong năm lớn hơn tài sản thuế TNHL
được hoàn nhập trong năm
Gọi a là số chênh lệch giữa số tài sản thuế TNHL phát sinh lớn hơn số được
hoàn nhập trong năm
a = Số tài sản thuế TNHL x Số thuế TNHL được hoàn nhập trong năm
Hạch toán:
Nợ TK 243: a;
Có TK 8212: a.
Trường hợp tài sản thuế TNHL phát sinh trong năm nhỏ hơn tài sản thuế
TNHL được hoàn nhập trong năm
Gọi a là số chênh lệch giữa số tài sản thuế TNHL phát sinh nhỏ hơn số được
hoàn nhập trong năm
a = Số tài sản thuế TNHL được hoàn nhập trong năm x Số tài sản thuế
TNHL
Hạch toán:
Nợ TK 8212: a;
Có TK 243: a.
Ví dụ:
Tại công ty ABC, có báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh như sau:
Năm N, công ty ABC trích trước khoản chi phí 5.000, nhưng chưa đủ hồ sơ,
chứng từ. Sang năm N + 1 khoản chi phí này mới đủ hồ sơ, chứng từ nên năm
N có bảng kết quả kinh doanh như sau:
Khoản chênh lệch chi phí giảm do trích trước chi phí chưa được ghi nhận
nên tăng lợi nhuận trước thuế TNDN, do đó thuế TNDN theo pháp luật thuế
sẽ cao hơn theo pháp luật kế toán. Năm N + 1 có bảng kết quả kinh doanh
như sau:
Khoản chênh lệch chi phí tăng do chi phí trích trước năm N đã được ghi
nhận nên làm giảm lợi nhuận trước thuế TNDN. Do đó thuế TNDN theo pháp
luật thuế sẽ thấp hơn theo pháp luật kế toán.
Như vậy, trong năm N kế toán cần ghi nhận giảm tạm thời khoản thuế
TNDN trên báo cáo kết quả kinh doanh, sau đó sẽ được ghi tăng lại vào
năm N + 1. Đây là khoản thuế thu nhập hoãn lại của doanh nghiệp và
được hạch toán như sau:
- Năm N:
Nợ TK 243: 1.000;
Có TK 8212: 1.000.
- Năm N + 1:
Nợ TK 8212: 1.000;
Có TK 243: 1.000.
V. Câu hỏi thường gặp về cách hạch toán thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại
1. Dựa vào yếu tố nào để xác định khoản thuế TNHL phải trả ?
Việc xác định khoản thuế TNHL dựa vào khoản ghi giảm chi phí thuế TNDN do
phát sinh từ 2 yếu tố sau đây:
- Ghi nhận các tài sản thuế TNHL trong năm;
- Hoàn nhập khoản thuế TNHL phải trả đã được ghi nhận từ các năm trước.
2. Thuế TNHL phát sinh vì áp dụng hồi tố chính sách kế toán do nguyên nhân hồi tố các sai sót trọng yếu từ các năm trước thì xử lý như thế nào ?
Thuế TNHL phát sinh vì áp dụng hồi tố chính sách kế toán do nguyên nhân
hồi tố các sai sót trọng yếu từ các năm trước làm cho phát sinh khoản
chênh lệch tạm thời chịu thuế, khi đó kế toán ghi nhận bổ sung khoản thuế
thu nhập doanh nghiệp hoãn lại phải trả cho các năm trước bằng cách ghi
giảm số dư đầu năm của tài khoản cụ thể.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
https://ketoananpha.vn/cach-tinh-thue-thu-nhap-hoan-lai.html