Cách hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt

2024/09/13

ThuếTTĐB

Công ty Kế toán AGS hoạt động trong lĩnh vực tư và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty sẽ chia sẻ về chủ đề "Thuế tiêu thụ đặc biệt". Cùng tìm hiểu chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
Hạch toán thuế tiêu thụ đặc biệt là công việc bắt buộc với kế toán trong việc ghi chép các khoản thu chi doanh nghiệp. Nhằm hỗ trợ kế toán tốt nhất trong công tác hạch toán thuế Tiêu Thụ đặc biệt (TTĐB), dưới đây Công ty Kế toán AGS sẽ tổng hợp và chi tiết hóa những khoản mục giúp kế toán hạch toán dễ dàng.


1. Tài khoản sử dụng

Tài khoản 3332: sử dụng cho người có nghĩa vụ nộp thuế tiêu thụ đặc biệt theo quy định của pháp luật. Trong giao dịch xuất nhập khẩu ủy thác, tài khoản này chỉ sử dụng cho bên giao ủy thác, không áp dụng cho bên nhận ủy thác.
Kết cấu:
  • Tăng bên Có (số thuế TTĐB phải nộp)
  • Giảm bên Nợ (số thuế TTĐB đã nộp)
  • Số dư: Có thể ở bên Nợ hoặc Bên Có
  • Số dư bên Có: Số thuế TTĐB còn phải nộp vào Ngân sách Nhà nước.
  • Số dư bên Nợ (nếu có) của TK 333 phản ánh số thuế TTĐB đã nộp lớn hơn số thuế phải nộp cho Nhà nước


2. Nguyên tắc hạch toán Tài khoản 3332 – Thuế Tiêu Thụ Đặc Biệt

Với DN bán sản phẩm, hàng hoá chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

=> Ghi nhận doanh thu không bao gồm thuế TTĐB.
Nếu tại thời điểm ghi nhận doanh thu mà không không tách ngay được số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp thì được ghi nhận doanh thu bao gồm cả thuế nhưng định kỳ phải ghi giảm doanh thu đối với số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp.
Trong mọi trường hợp, thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ đều không nằm trong chỉ tiêu Doanh thu hoặc các khoản giảm trừ doanh thu.

Với DN nhập khẩu hoặc mua nội địa hàng hoá, TSCĐ thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

=> Ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp vào giá gốc hàng nhập kho hay nguyên giá TSCĐ.

Với DN nhập khẩu hàng hộ nhưng không có quyền sở hữu hàng hóa, ví dụ giao dịch tạm nhập – tái xuất hộ bên thứ ba

=> Ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp là khoản phải thu khác ( không được ghi nhận vào giá trị hàng hóa)

Kế toán số thuế TTĐB được hoàn, được giảm thực hiện theo nguyên tắc:

  • Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ, nếu được hoàn ghi giảm giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán) hoặc giảm giá trị hàng hóa (nếu xuất trả lại do vay, mượn…);
  • Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu TSCĐ, nếu được hoàn ghi giảm chi phí khác (nếu bán TSCĐ) hoặc giảm nguyên giá TSCĐ (nếu xuất trả lại);
  • Thuế TTĐB đã nộp khi nhập khẩu hàng hóa, TSCĐ nhưng đơn vị không có quyền sở hữu, khi được hoàn ghi giảm khoản phải thu khác.
  • Thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được hoàn, được giảm thì kế toán ghi nhận vào thu nhập khác.

3. Cách hạch toán thuế TTĐB trong các trường hợp cụ thể

Khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ

***Trường hợp tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ không bao gồm thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
***Trường hợp không tách ngay được thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, kế toán phản ánh doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ bao gồm cả thuế tiêu thụ đặc biệt. Định kỳ khi xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, kế toán ghi giảm doanh thu, ghi:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.

Khi nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt

***Kế toán căn cứ vào hoá đơn mua hàng nhập khẩu và thông báo nộp thuế của cơ quan có thẩm quyền, xác định số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp của hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
***Đối với hàng tạm nhập – tái xuất không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, ví dụ như hàng quá cảnh được tái xuất ngay tại kho ngoại quan, khi nộp thuế TTĐB của hàng nhập khẩu, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
***Khi nộp tiền thuế tiêu thụ đặc biệt vào Ngân sách Nhà nước, ghi
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có các TK 111, 112.

Kế toán hoàn thuế tiêu thụ đặc biệt đã nộp ở khâu nhập khẩu

***Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất hàng hóa, ghi:
Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán (nếu xuất hàng để bán)
Có các TK 152, 153, 156 (nếu xuất hàng trả lại).
***Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu, được hoàn khi tái xuất TSCĐ, ghi:
Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB
Có TK 211 – Tài sản cố định hữu hình (nếu xuất trả lại TSCĐ)
Có TK 811 – Chi phí khác (nếu bán TSCĐ).
***Thuế TTĐB đã nộp ở khâu nhập khẩu nhưng hàng hóa không thuộc quyền sở hữu của đơn vị, được hoàn khi tái xuất, ghi:
Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB
Có TK 138 – Phải thu khác.
***Kế toán thuế TTĐB phải nộp khi bán hàng hóa, TSCĐ, cung cấp dịch vụ nhưng sau đó được giảm, được hoàn, khoản tiền này ghi nhận vào thu nhập khác
Nợ TK 3332 – Thuế TTĐB
Có TK 711 – Thu nhập khác.
*** Nếu xuất sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt để tiêu dùng nội bộ, cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo không thu tiền => trường hợp này được vẫn phải ghi nhận số thuế TTĐB phải nộp như bình thường:
Nợ các TK 641, 642
Có các TK 154, 155
Có TK 3332 – Thuế TTĐB.
*** Trường hợp nhập khẩu ủy thác (áp dụng tại bên giao ủy thác)
Khi nhận được thông báo về nghĩa vụ nộp thuế TTĐB từ bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác ghi nhận số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp, ghi:
Nợ các TK 152, 156, 211, 611,…
Có TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt.
Khi nhận được chứng từ nộp thuế vào NSNN của bên nhận ủy thác, bên giao ủy thác phản ánh giảm nghĩa vụ với NSNN về thuế tiêu thụ đặc biệt, ghi:
Nợ TK 3332 – Thuế tiêu thụ đặc biệt
Có các TK 111, 112 (nếu trả tiền ngay cho bên nhận ủy thác)
Có TK 3388 – Phải trả khác (nếu chưa thanh toán ngay tiền thuế TTĐB cho bên nhận ủy thác)
Có TK 138 – Phải thu khác (ghi giảm số tiền đã ứng cho bên nhận ủy thác để nộp thuế TTĐB).
Bên nhận ủy thác không phản ánh số thuế tiêu thụ đặc biệt phải nộp như bên giao ủy thác mà chỉ ghi nhận số tiền đã nộp thuế hộ bên giao ủy thác, ghi:
Nợ TK 138 – Phải thu khác (phải thu lại số tiền đã nộp hộ)
Nợ TK 3388 – Phải trả khác (trừ vào số tiền đã nhận của bên giao ủy thác)
Có các TK 111, 112.
Công ty Kế toán AGS cảm bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo chúng tôi để cập thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: https://amis.misa.vn/16827/hach-toan-thue-tieu-thu-dac-biet-don-gian-chinh-xac/

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ