Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp
dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu
doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Doanh nghiệp chế xuất
bán hàng vào nội địa sử dụng hóa đơn nào và có được bán tài sản đã qua sử
dụng không? Bài viết này dành cho các doanh nghiệp chế xuất và các
doanh nghiệp nội địa có liên quan đến hoạt động mua bán với doanh nghiệp chế
xuất. Ngoài ra, các chuyên viên hải quan, kế toán, và quản lý trong lĩnh vực
xuất nhập khẩu và logistics cũng sẽ tìm thấy thông tin hữu ích trong bài
viết này. AGS chia sẻ về chủ đề này nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp chế
xuất và nội địa hiểu rõ hơn về các quy định pháp lý liên quan đến việc xuất
hóa đơn và quản lý tài sản đã qua sử dụng.
Bài viết có các từ viết tắt như sau: thuế giá giá trị gia tăng (thuế GTGT).
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.
1. Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
Căn cứ khoản 11 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP:Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
11. Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Hàng hóa nhập khẩu từ doanh nghiệp chế xuất, khu chế xuất vào thị trường trong nước thuộc đối tượng chịu thuế theo quy định của pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
...
Và khoản 2 Điều 8 Nghị định 123/2020/NĐ-CP:
Loại hóa đơn
...
2. Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho các tổ chức, cá nhân như sau:
a) Tổ chức, cá nhân khai, tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp trực tiếp sử dụng cho các hoạt động:
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong nội địa;
- Hoạt động vận tải quốc tế;
- Xuất vào khu phi thuế quan và các trường hợp được coi như xuất khẩu;
- Xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài.
b) Tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ vào nội địa và khi bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ giữa các tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan với nhau, xuất khẩu hàng hóa, cung cấp dịch vụ ra nước ngoài, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
...
Đồng thời, tại khoản 20 Điều 4 Thông tư 219/2013/TT-BTC có quy định:
Đối tượng không chịu thuế GTGT
...
20. Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất, gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài.
Hàng hóa, dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan và giữa các khu phi thuế quan với nhau.
Khu phi thuế quan bao gồm: khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất, kho bảo thuế, khu bảo thuế, kho ngoại quan, khu kinh tế thương mại đặc biệt, khu thương mại - công nghiệp và các khu vực kinh tế khác được thành lập và được hưởng các ưu đãi về thuế như khu phi thuế quan theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ. Quan hệ mua bán trao đổi hàng hóa giữa các khu này với bên ngoài là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu.
...
Theo các quy định trên thì doanh nghiệp chế xuất được phép bán hàng hóa vào thị trường nội địa. Và khi bán hàng hóa vào thị trường nội địa thì doanh nghiệp chế xuất phải sử dụng hóa đơn bán hàng, trên hóa đơn ghi rõ “Dành cho tổ chức, cá nhân trong khu phi thuế quan”.
2. Doanh nghiệp chế xuất có được bán tài sản đã qua sử dụng vào thị trường nội địa không?
Căn cứ khoản 4 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất như sau:Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất
...
4. Quan hệ trao đổi hàng hóa giữa doanh nghiệp chế xuất với các khu vực khác trên lãnh thổ Việt Nam, không phải là khu phi thuế quan, là quan hệ xuất khẩu, nhập khẩu trừ các trường hợp quy định tại điểm c khoản này và các trường hợp không phải làm thủ tục hải quan theo quy định của pháp luật về hải quan như sau:
a) Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định áp dụng đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế;
b) Vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của người lao động làm việc tại doanh nghiệp chế xuất không phải thực hiện quy định về thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu áp dụng đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu theo quy định của pháp luật. Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng được lựa chọn thực hiện hoặc không phải thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam;
c) Doanh nghiệp chế xuất được bán, thanh lý vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng và các hàng hóa theo quy định của pháp luật về đầu tư và quy định khác của pháp luật có liên quan. Tại thời điểm bán, thanh lý vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
...
Theo quy định trên thì doanh nghiệp chế xuất được bán vào thị trường nội địa tài sản đã qua sử dụng.
Lưu ý: Tại thời điểm bán tài sản vào thị trường nội địa không áp dụng chính sách quản lý hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu trừ trường hợp hàng hóa thuộc diện quản lý theo điều kiện, tiêu chuẩn, kiểm tra chuyên ngành chưa thực hiện khi nhập khẩu; hàng hóa quản lý bằng giấy phép thì phải được cơ quan cấp phép nhập khẩu đồng ý bằng văn bản.
3. Hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan vào thời gian nào?
Thời hạn làm thủ tục hải quan đối với hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất được quy định tại khoản 4 Điều 86 Thông tư 38/2015/TT-BTC (được sửa đổi bởi khoản 58 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC) như sau:Thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ
...
3. Hồ sơ hải quan
Hồ sơ hải quan hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ thực hiện theo quy định tại Điều 16 Thông tư này.
Trường hợp hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa và doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan sử dụng hóa đơn giá trị gia tăng hoặc hóa đơn bán hàng theo quy định của Bộ Tài chính thay cho hóa đơn thương mại. Riêng trường hợp cho thuê tài chính đối với doanh nghiệp chế xuất, doanh nghiệp trong khu phi thuế quan thì người khai hải quan không phải nộp hóa đơn thương mại hoặc hóa đơn GTGT hoặc hóa đơn bán hàng.
4. Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
...
Theo đó, hàng hóa mua bán giữa doanh nghiệp nội địa với doanh nghiệp chế xuất phải làm thủ tục hải quan trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Thông tin tuyển dụng và Hướng dẫn
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
AGS luôn mở rộng cánh cửa cho những ứng viên muốn thử thách bản thân trong lĩnh vực Kế toán - Kiểm toán - Ngôn ngữ Nhật - Pháp lý - Nhân sự. Xem chi tiết bài viết để biết thêm về Thông tin tuyển dụng tại AGS bạn nhé!
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/doanh-nghiep-che-xuat-ban-hang-vao-noi-dia-su-dung-hoa-don-nao-co-duoc-ban-tai-san-da-qua-su-dung-623357-170532.html