Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch
vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh
nghiệp.Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Doanh nghiệp chế
xuất có sử dụng ngoại tệ ngoài khu chế xuất hay không? Tiền USD có được coi là
ngoại tệ tại Việt Nam hay không?.
Bài viết dành cho các kế toán viên đang phụ trách về chủ đề Doanh nghiệp chế
xuất. AGS muốn chia sẻ về chủ đề này bởi vì đây là một phần rất quan trọng
trong lĩnh vực kế toán, kiểm toán của doanh nghiệp.
Căn cứ theo Điều 22 Pháp lệnh ngoại hối 2005 sửa đổi bởi Khoản 13 Điều 1
Pháp lệnh sửa đổi Pháp lệnh ngoại hối năm 2013
"Điều 22. Quy định hạn chế sử dụng ngoại hối
Trên lãnh thổ Việt Nam, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo
giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự
khác của người cư trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại
hối, trừ các trường hợp được phép theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt
Nam."
Như vậy, mọi giao dịch, thanh toán, niêm yết, quảng cáo, báo giá, định giá,
ghi giá trong hợp đồng, thỏa thuận và các hình thức tương tự khác của người cư
trú, người không cư trú không được thực hiện bằng ngoại hối.
Tuy nhiên, tại khoản 12 Điều 4 Thông tư 32/2013/TT-NHNN quy định như sau:
"Điều 4. Các trường hợp được sử dụng ngoại hối trên lãnh thổ Việt Nam
12. Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:
a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán bằng ngoại tệ
chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất, gia công,
tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu, trừ hàng hóa thuộc diện
cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá, định giá bằng ngoại
tệ và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho
doanh nghiệp chế xuất;
b) Được báo giá, định giá, ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh
toán, nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất
khác."
Như vậy, Doanh nghiệp chế xuất mua hàng từ nội địa để sản xuất,
gia công, tái chế, lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu hoặc trường hợp
doanh nghiệp trong nước bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất thì mới được
sử dụng ngoại tệ để thanh toán.
Doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất không được sử dụng ngoại tệ trong
các giao dịch bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho doanh nghiệp nội địa.
2. Tiền USD có được coi là ngoại tệ tại Việt Nam hay không?
Căn cứ vào Điều 4 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Pháp lệnh này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Ngoại
hối bao gồm:
a) Đồng tiền của quốc gia khác hoặc đồng tiền chung châu
Âu và đồng tiền chung khác được sử dụng trong thanh toán quốc tế và khu
vực (sau đây gọi là ngoại tệ);
b) Phương tiện thanh toán bằng ngoại
tệ, gồm séc, thẻ thanh toán, hối phiếu đòi nợ, hối phiếu nhận nợ và các
phương tiện thanh toán khác;
c) Các loại giấy tờ có giá bằng ngoại
tệ, gồm trái phiếu Chính phủ, trái phiếu công ty, kỳ phiếu, cổ phiếu và
các loại giấy tờ có giá khác;
d) Vàng thuộc dự trữ ngoại hối nhà
nước, trên tài khoản ở nước ngoài của người cư trú; vàng dưới dạng khối,
thỏi, hạt, miếng trong trường hợp mang vào và mang ra khỏi lãnh thổ Việt
Nam;
đ) Đồng tiền của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam trong
trường hợp chuyển vào và chuyển ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc được sử
dụng trong thanh toán quốc tế."
Như vậy, USD là tiền ngoại tệ được Pháp lệnh ngoại hối điều chỉnh các hoạt
động ngoại hối tại Việt Nam.
3. Việc sử dụng ngoại tệ của các doanh nghiệp do cơ quan nào có trách nhiệm quản lý?
Căn cứ theo quy định tại Điều 40 Pháp lệnh ngoại hối 2005 quy định như
sau:
"Điều 40. Quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối
1. Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối.
2. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm trước Chính phủ thực hiện quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối, xây dựng và ban hành chính sách quản lý ngoại hối, hướng dẫn và thanh tra, kiểm tra việc chấp hành chế độ chứng từ và thông tin báo cáo.
3. Bộ, cơ quan ngang bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có trách nhiệm quản lý nhà nước về hoạt động ngoại hối trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình."
Theo quy định tại Điều 41 Pháp lệnh ngoại hối 2005 như sau:
"Điều 41. Các biện pháp bảo đảm an toàn
Khi xét thấy cần thiết, để bảo đảm an ninh tài chính, tiền tệ quốc gia, Chính phủ được áp dụng các biện pháp sau đây:
1. Hạn chế việc mua, mang, chuyển, thanh toán đối với các giao dịch trên tài khoản vãng lai, tài khoản vốn;
2. Áp dụng các quy định về nghĩa vụ bán ngoại tệ của người cư trú là tổ chức;
3. Áp dụng các biện pháp kinh tế, tài chính, tiền tệ;
4. Các biện pháp khác."
Như vậy, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam chịu trách nhiệm về việc quản lý sử dụng ngoại tệ tại Việt Nam.
Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã
có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật
thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.
Thông tin khác
Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn
Nguồn: https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/doanh-nghiep-che-xuat-co-su-dung-ngoai-te-ngoai-khu-che-xuat-hay-khong-tien-usd-co-duoc-coi-la-ngoa-24293.html