Doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu hàng hóa thì có bắt buộc thực hiện thủ tục hải quan hay không?

2024/09/20

ThuếLuậtHảiquan

 Hôm nay Công ty Kế Toán AGS sẽ cung cấp thông tin chi tiết về quy trình và địa điểm thực hiện các thủ tục nhập khẩu hải quan của doanh nghiệp chế xuất tại Việt Nam.

I. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất

1. Đăng Ký Tại Cục Hải Quan

Doanh nghiệp chế xuất thực hiện thủ tục nhập khẩu hải quan tại Cục Hải quan hoặc Chi cục Hải quan nơi doanh nghiệp đặt trụ sở hoặc nơi hàng hóa nhập khẩu vào. Đối với doanh nghiệp chế xuất, thủ tục này bao gồm các bước chính sau
  • Chuẩn bị hồ sơ: Doanh nghiệp cần chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ như hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại, vận đơn, chứng từ xuất xứ, và các giấy tờ liên quan khác.
  • Khai báo hải quan: Doanh nghiệp thực hiện khai báo thông tin hàng hóa qua hệ thống Hải quan điện tử hoặc nộp trực tiếp tại cơ quan hải quan.
  • Kiểm tra và thông quan: Cơ quan hải quan sẽ tiến hành kiểm tra hồ sơ và hàng hóa. Sau khi hoàn tất kiểm tra và các nghĩa vụ thuế được thực hiện, cơ quan hải quan sẽ cấp giấy thông quan.

2. Quy định chun­g đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của DNCX

Hàng hóa nhập khẩu phục vụ hoạt động sản xuất sản phẩm xuất khẩu của DNCX phải thực hiện thủ tục hải quan theo quy định và sử dụng đúng với mục đích sản xuất, trừ các trường hợp sau DNCX và đối tác của DNCX được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan
  • Hàng hóa mua, bán, thuê, mượn giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư này;
  • Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX;
  • Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất;
  • Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc;
  • Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa."
Như vậy, thuộc một trong những trường hợp như trên thì doanh nghiệp chế xuất và đối tác của doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan.

II. Thủ tục hải quan của doanh nghiệp chế xuất khi nhập khẩu hàng hóa

Thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất như sau
  • Đối với nguyên liệu, vật tư nhập khẩu để sản xuất, để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX, hàng hóa nhập khẩu tạo tài sản cố định, hàng tiêu dùng nhập khẩu, sản phẩm xuất khẩu của DNCX.
Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định người khai hải quan phải khai đầy đủ thông tin tờ khai hải quan trên Hệ thống trừ thông tin về mức thuế suất và số tiền thuế.
Trường hợp nhà thầu nhập khẩu hàng hóa để xây dựng nhà xưởng, văn phòng, lắp đặt thiết bị cho DNCX thì thực hiện thủ tục hải quan tại Chi cục Hải quan quản lý DNCX; nhà thầu nhập khẩu thực hiện khai tờ khai hải quan nhập khẩu theo hướng dẫn tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư này, chỉ tiêu “Phần ghi chú” khai thông tin số hợp đồng theo quy định tại điểm g khoản 3 Điều 16 Thông tư này và ngay khi được thông quan hàng hóa phải đưa trực tiếp vào DNCX. Sau 30 ngày kể từ ngày kết thúc hợp đồng thầu, DNCX và nhà thầu nhập khẩu báo cáo lượng hàng hóa đã nhập khẩu cho cơ quan hải quan nơi quản lý DNCX theo mẫu số 20/NTXD-DNCX/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư này.
  • Đối với hàng hóa mua, bán giữa DNCX với doanh nghiệp nội địa: DNCX, doanh nghiệp nội địa làm thủ tục hải quan xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo loại hình tương ứng quy định tại Điều 86 Thông tư này.
  • Đối với hàng hóa mua, bán giữa hai DNCX: Trường hợp lựa chọn làm thủ tục hải quan thì thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ quy định tại Điều 86 Thông tư này.
Xử lý phế liệu, phế phẩm của DNCX
  • Đối với phế liệu, phế phẩm được phép bán vào thị trường nội địa: Thủ tục hải quan thực hiện theo quy định tại Chương II Thông tư này, theo đó DNCX làm thủ tục xuất khẩu và doanh nghiệp nội địa mở tờ khai hải quan hàng hóa nhập khẩu theo loại hình tương ứng;
  • Đối với phế liệu, phế phẩm được phép xuất khẩu ra nước ngoài: DNCX thực hiện thủ tục xuất khẩu theo quy định tại Chương II Thông tư này.
  • Việc tiêu hủy nguyên liệu, vật tư, phế liệu, phế phẩm của DNCX thực hiện theo quy định tại điểm d khoản 3 Điều 64 Thông tư này.
Thủ tục Tạm Nhập để Sửa Chữa/Bảo Hành
  • Khai báo tạm nhập: Doanh nghiệp cần khai báo với cơ quan hải quan về việc tạm nhập hàng hóa đã xuất khẩu về để sửa chữa hoặc bảo hành. Hồ sơ khai báo phải đầy đủ thông tin về hàng hóa, lý do tạm nhập, và dự kiến thời gian sửa chữa/bảo hành.
  • Chứng từ cần thiết: Hồ sơ bao gồm các chứng từ như hợp đồng bảo hành/sửa chữa, phiếu yêu cầu sửa chữa, hóa đơn thương mại, và các giấy tờ liên quan khác.
  • Thủ tục kiểm tra: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hàng hóa và hồ sơ liên quan trước khi cấp phép cho việc tạm nhập. Hàng hóa tạm nhập sẽ không phải chịu thuế nhập khẩu, nhưng doanh nghiệp cần thực hiện đầy đủ nghĩa vụ khai báo.
Thủ tục Tái Xuất
  • Khai báo tái xuất: Sau khi hoàn tất sửa chữa hoặc bảo hành, doanh nghiệp cần khai báo tái xuất hàng hóa với cơ quan hải quan. Thủ tục tái xuất cần tuân theo quy trình tương tự như đối với hàng hóa xuất khẩu, với đầy đủ hồ sơ chứng minh hàng hóa đã được sửa chữa/bảo hành và sẵn sàng cho xuất khẩu.
  • Chứng từ tái xuất: Hồ sơ bao gồm chứng từ chứng minh việc sửa chữa/bảo hành đã hoàn tất, phiếu xuất kho, hóa đơn, và các chứng từ liên quan khác.
  • Thủ tục kiểm tra và thông quan: Cơ quan hải quan sẽ kiểm tra hồ sơ và hàng hóa. Nếu mọi thủ tục được thực hiện đúng và đầy đủ, cơ quan hải quan sẽ cấp giấy thông quan để hàng hóa có thể tái xuất.
DNCX thực hiện xử lý phế thải theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường. DNCX có trách nhiệm ghi chép sổ sách chi tiết, xuất trình cho cơ quan hải quan khi kiểm tra.
Như vậy, công ty bạn không nêu rõ hàng hóa mua từ doanh nghiệp nội địa đã nộp đủ thuế (nếu có) hay chưa nên bạn có thể đối chiếu các quy định trên để xác định trường hợp của công ty có phải thực hiện thủ tục hải quan hay không.


Công ty Kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin hữu ích cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/co-bat-buoc-doanh-nghiep-che-xuat-khi-nhap-khau-hang-hoa-phai-thuc-hien-thu-tuc-hai-quan-mua-ban-kh-102444-9610.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ