Máy móc mượn nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất, trong thời gian mượn bị hỏng thì xử lý như thế nào?

2024/09/25

DNCX

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp.
Trong bài viết này công ty AGS sẽ chia sẻ về chủ đề Máy móc mượn nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất, trong thời gian mượn bị hỏng thì xử lý như thế nào?.
Cùng tìm hiểu kĩ hơn về chủ đề này qua bài viết dưới đây nhé.

I. Máy móc mượn nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất, trong thời gian mượn bị hỏng thì xử lý như thế nào?


Máy móc mượn nhập khẩu vào doanh nghiệp chế xuất, trong thời gian mượn bị hỏng thì xử lý như thế nào, thì căn cứ điểm a khoản 9 Điều 16 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:
Miễn thuế...
  1. Hàng hóa tạm nhập, tái xuất hoặc tạm xuất, tái nhập trong thời hạn nhất định, bao gồm:
    • Hàng hóa tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để tổ chức hoặc tham dự hội chợ, triển lãm, giới thiệu sản phẩm, sự kiện thể thao, văn hóa, nghệ thuật hoặc các sự kiện khác; máy móc, thiết bị tạm nhập, tái xuất để thử nghiệm, nghiên cứu phát triển sản phẩm; máy móc, thiết bị, dụng cụ nghề nghiệp tạm nhập, tái xuất, tạm xuất, tái nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài, trừ trường hợp máy móc, thiết bị, dụng cụ, phương tiện vận chuyển của các tổ chức, cá nhân được phép tạm nhập, tái xuất để thực hiện các dự án đầu tư, thi công xây dựng, lắp đặt công trình, phục vụ sản xuất...
Và căn cứ theo khoản 1 Điều 21 Thông tư 38/2015/TT-BTC, được sửa đổi bởi khoản 10 Điều 1 Thông tư 39/2018/TT-BTC như sau:
Khai thay đổi mục đích sử dụng, chuyển tiêu thụ nội địa
  1. Nguyên tắc thực hiện
    • Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu chuyển tiêu thụ nội địa hoặc thay đổi mục đích sử dụng thực hiện đúng quy định tại khoản 5 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại khoản 12 Điều 1 Nghị định số 59/2018/NĐ-CP;..
    • Hàng hóa thay đổi mục đích sử dụng hoặc chuyển tiêu thụ nội địa, người nộp thuế phải kê khai, nộp đủ tiền thuế, tiền phạt (nếu có) theo quy định....
Theo đó, trường hợp này còn phụ thuộc vào phương hướng xử lý của doanh nghiệp.
  • Nếu như máy móc tạm nhập để phục vụ công việc trong thời hạn nhất định hoặc phục vụ gia công cho thương nhân nước ngoài thì chỉ được miễn thuế khi doanh nghiệp thực hiện tái xuất máy móc. Ở đây, nếu như máy móc hư và vẫn tái xuất (có thể sửa hoặc không sửa) thì vẫn được miễn thuế.
  • Còn nếu máy móc hư, thực hiện xử lý tại Việt Nam, không tái xuất nữa thì phải thay đổi loại hình nhập khẩu và nộp thuế đầy đủ (nếu có).

II. Doanh nghiệp chế xuất có được thành lập chi nhánh không?

Doanh nghiệp chế xuất có được thành lập chi nhanh không, thì căn cứ theo khoản 7 Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định riêng áp dụng đối với khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất...
  1. Doanh nghiệp chế xuất được thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện hoạt động chế xuất. Chi nhánh của doanh nghiệp chế xuất được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất quy định tại Điều này nếu thực hiện hoạt động chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế và đáp ứng các điều kiện tại khoản 2 Điều này.
  2. Trong khu công nghiệp, khu kinh tế có doanh nghiệp chế xuất và được áp dụng cơ chế đối với doanh nghiệp chế xuất nếu đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này.
  3. Trong khu chế xuất có doanh nghiệp chuyên sản xuất và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp....
Theo đó, doanh nghiệp chế xuất được thành lập chi nhánh theo quy định của pháp luật về đầu tư, pháp luật về doanh nghiệp để thực hiện hoạt động chế xuất.

III. Không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất thì doanh nghiệp này có được thuê bên ngoài không?

Thì theo khoản 10 Điều Điều 26 Nghị định 35/2022/NĐ-CP thì:
  • Trong trường hợp không đủ mặt bằng để bố trí kho lưu giữ hàng hóa phục vụ hoạt động chế xuất của doanh nghiệp chế xuất trong khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế, doanh nghiệp chế xuất được thuê mặt bằng ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế để thực hiện lưu giữ hàng hóa phải được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Kho lưu giữ hàng hóa ngoài khu công nghiệp, khu kinh tế được đưa vào sử dụng kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền xác nhận đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của pháp luật về thuế, pháp luật về hải quan.

Sau 05 ngày làm việc kể từ ngày được cơ quan hải quan có thẩm quyền cho phép đưa vào sử dụng, doanh nghiệp chế xuất phải thông báo đến cơ quan đăng ký đầu tư việc bố trí kho ngoài khu chế xuất, khu công nghiệp, khu kinh tế để lưu giữ hàng hóa và thực hiện việc điều chỉnh dự án đầu tư (nếu có) theo quy định của pháp luật về đầu tư.

Công ty AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. 
Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội việc làm tại AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn:https://thuvienphapluat.vn/phap-luat/may-moc-muon-nhap-khau-vao-doanh-nghiep-che-xuat-trong-thoi-gian-muon-bi-hong-thi-xu-ly-nhu-the-nao-471322-139122.html

Tìm kiếm Blog này

AGS Accounting会社紹介(JP)

Translate

Lưu trữ Blog

QooQ