Thuế Tối Thiểu Toàn Cầu 2024: Ảnh Hưởng & Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp

global minimum tax

Công ty Kế toán AGS Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực tư vấn và cung cấp dịch vụ Kế toán, Kiểm toán, Thuế, Tư vấn quản lý, chuyển đổi và tái cơ cấu doanh nghiệp. Trong bài viết này, công ty Kế toán AGS sẽ chia sẻ về "Thuế tối thiểu toàn cầu 2024".

I. Thuế tối thiểu toàn cầu của OECD là gì? 

Thuế tối thiểu toàn cầu (hay thuế thu nhập doanh nghiệp tối thiểu toàn cầu) là loại thuế áp dụng đối với các doanh nghiệp đa quốc gia có doanh thu cao đầu tư vào những nước có mức thuế thu nhập doanh nghiệp thấp. 

Theo đó, mức thuế tối thiểu toàn cầu được quy định là 15%, áp dụng đối với các công ty đa quốc gia có tổng doanh thu hợp nhất toàn cầu từ 750 triệu EUR trong ít nhất hai năm của bốn năm liền kề gần nhất (trừ những trường hợp tại khoản 1 Điều 2 Nghị quyết 107/2023/QH15.

Thuế tối thiểu toàn cầu là Trụ cột 2 của Chương trình hành động chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận (Base erosion and profit shifting - BEPS) do Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) khởi xướng vào tháng 6/2013.

II. Đối tượng áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu của OECD?

Theo Điều 2 Nghị quyết 107/2023, đối tượng phải chịu thuế tối thiểu toàn cầu là bất kỳ công ty, tổ chức nào thuộc tập đoàn đa quốc gia và bất kỳ cơ sở thường trú nào của một công ty, tổ chức thuộc tập đoàn đa quốc gia:

Có doanh thu trong báo cáo tài chính hợp nhất của công ty mẹ tối cao ít nhất 02 năm trong 04 năm liền kề trước năm tài chính tương đương 750 triệu euro (EUR) trở lên, trừ các trường hợp sau:

  • Tổ chức của chính phủ;
  • Tổ chức quốc tế;
  • Tổ chức phi lợi nhuận;
  • Quỹ hưu trí;
  • Quỹ đầu tư là công ty mẹ tối cao;
  • Tổ chức đầu tư bất động sản là công ty mẹ tối cao;
  • Tổ chức có ít nhất 85% giá trị tài sản thuộc sở hữu trực tiếp hoặc gián tiếp thông qua các tổ chức nêu trên.

III. Bản chất và mục tiêu của Thuế tối thiểu toàn cầu

Chính sách thuế tối thiểu toàn cầu được thiết kế để đảm bảo các tập đoàn đa quốc gia trả một mức thuế tối thiểu đối với lợi nhuận phát sinh từ hoạt động toàn cầu của họ. Chính sách này được đưa ra nhằm ngăn chặn "cuộc đua xuống đáy" về thuế suất, khi nhiều quốc gia áp dụng mức thuế ưu đãi rất thấp để thu hút đầu tư từ các tập đoàn đa quốc gia.

1. Phạm vi áp dụng:

  • Mức doanh thu và lợi nhuận: Chính sách này áp dụng cho các tập đoàn có doanh thu trên 20 tỷ EUR/năm (khoảng 20,7 tỷ USD) và có tỷ suất lợi nhuận trước thuế trên tổng doanh thu từ 10% trở lên. Sau 7 năm, giới hạn doanh thu có thể giảm xuống 10 tỷ EUR/năm.
  • Mức thuế tối thiểu: Quy định mức thuế tối thiểu là 15% cho các tập đoàn có tổng doanh thu từ 750 triệu EUR (khoảng 800 triệu USD) trở lên trong 2 năm của 4 năm gần nhất. Ước tính chính sách này có thể tạo ra khoảng 150 tỷ USD thuế toàn cầu mỗi năm.
  • Các đối tượng không áp dụng: Chính sách không áp dụng cho quỹ hưu trí, quỹ đầu tư, tổ chức phi lợi nhuận, và các khoản thu nhập từ vận chuyển quốc tế.

2. Cơ chế thuế bổ sung:

  • Nếu một công ty con của tập đoàn hoạt động tại quốc gia có thuế suất thấp hơn 15%, công ty mẹ sẽ phải nộp thêm thuế bổ sung ở quốc gia đặt trụ sở. Mức thuế bổ sung này sẽ đảm bảo thuế suất hiệu dụng của toàn bộ tập đoàn không thấp hơn 15%.
  • Trong trường hợp đặc biệt, nếu công ty mẹ không nộp thuế bổ sung, nghĩa vụ này có thể chuyển sang cho một thành viên khác trong tập đoàn.

3. Mục tiêu

Mục tiêu cụ thể của chính sách thuế này là ngăn chặn các tập đoàn đa quốc gia chuyển lợi nhuận sang các nước có thuế suất thấp, từ đó góp phần xây dựng một hệ thống thuế công bằng và hiệu quả hơn. Nó khuyến khích sự phối hợp giữa các quốc gia, đảm bảo các công ty lớn không lợi dụng các mức thuế thấp ở một số quốc gia để né tránh trách nhiệm thuế.

IV. Sự cần thiết và tác động của áp dụng Thuế tối thiểu toàn cầu vào Việt Nam 

Việt Nam đã ký 83 hiệp định thương mại quốc tế và tham gia vào BEPS (Chống xói mòn cơ sở thuế và dịch chuyển lợi nhuận). Việc nội luật hóa các quy định thuế tối thiểu toàn cầu nhằm giữ quyền đánh thuế tại Việt Nam là cần thiết để tăng tính minh bạch, củng cố niềm tin của doanh nghiệp và đảm bảo lợi ích quốc gia.

Nếu không áp dụng, các nước khác sẽ thu thuế bổ sung đối với các công ty đa quốc gia đầu tư tại Việt Nam đang hưởng mức thuế dưới 15%. Chính sách này sẽ ảnh hưởng khoảng 122 tập đoàn nước ngoài tại Việt Nam, với khoản thuế khoảng 14.600 tỉ đồng/năm, tăng nguồn thu cho ngân sách và giúp Việt Nam duy trì một môi trường đầu tư công bằng.

Tuy nhiên, thuế tối thiểu toàn cầu có thể làm giảm sức hấp dẫn của các ưu đãi thuế cho đầu tư nước ngoài, gây ảnh hưởng đến các dự án lớn và chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia. Để duy trì sức hút đầu tư, Việt Nam cần điều chỉnh các ưu đãi phi thuế và xây dựng luật Thuế thu nhập doanh nghiệp mới, dự kiến áp dụng từ năm 2025.

Ngoài ra, cần có chính sách hỗ trợ đầu tư mới, thay thế cho các ưu đãi thuế đã mất tác dụng, đồng thời phải đảm bảo không vi phạm quy định của OECD và phù hợp với thực tiễn Việt Nam, nhằm bảo vệ ngân sách nhà nước và thu hút các nhà đầu tư chiến lược.

Công ty Kế toán AGS cảm ơn bạn đã dành thời gian để đọc bài viết này. Hy vọng bạn đã có được những thông tin bổ ích. Hãy tiếp tục theo dõi chúng tôi để cập nhật thêm nhiều thông tin cũng như cơ hội làm việc tại Công ty Kế toán AGS nhé.

Thông tin khác

Thông tin tuyển dụng và hướng dẫn

Nguồn: Tổng hợp

Next Post Previous Post